Gìn giữ nét đẹp Tết cổ truyền Việt Nam
Người ta vẫn thường nuối tiếc mà nói rằng Tết nay không vui bằng Tết xưa, ngày xưa khi cuộc sống khó khăn, thiếu thốn Tết lại càng trở thành niềm khao khát của nhiều người. Tết xưa được tái hiện với khung cảnh gia đình đoàn tụ cùng nhau dọn dẹp nhà cửa, những người mẹ, người chị tất bật đi chợ để chọn mua nếp, đỗ, thịt lợn về tự tay gói bánh chưng cúng gia tiên, vui nhất vẫn là khoảnh khắc cùng chờ đợi nồi bánh chín bên bếp lửa hồng. Các loại bánh mứt đãi khách trong ngày Tết đa phần cũng được tự tay những người trong gia đình làm nên, ngày Tết trẻ con háo hức vì được mua quần áo mới, được nhận tiền lì xì và ăn những món ăn ngon. Người người ra chợ chọn mua cành mai cành đào cúng tổ tiên. Bây giờ thì có lẽ ngày nào cũng là Tết khi không cần phải đợi đến Tết mới được ăn bánh chưng, bánh tét hay thưởng thức những món ngon mà ngày Tết mới có, ta dễ dàng tìm mua đầy đủ những bánh kẹo, mứt Tết ở các chợ, siêu thị. Thậm chí chỉ cần ngồi tại nhà với một cái điện thoại là có thể mua được phong phú từ hạt dưa, bánh mứt, giò chả,… cho đến thậm chí là những chậu cúc, cành mai. Cuộc sống ngày càng đầy đủ người ta có thể mua sắm quần áo ở bất cứ thời điểm nào trong năm mà không cần phải chờ tới Tết. Nhu cầu cần là có vô tình làm cái Tết Việt thêm nhạt dần, rõ ràng chỉ khi tụ họp gia đình cùng làm nên những món ăn, cùng dọn dẹp nhà cửa, trò chuyện sẻ chia mới cảm nhận được cái vui, cái nhộn nhịp của không khí trước Tết, theo tôi bỏ lỡ khoảng thời gian này chẳng khác gì bỏ lỡ Tết.
Xưa kia người lớn thường mừng tuổi cho trẻ con bằng những món quà hay sách hay những phong bào lì xì với số tiền nhỏ thì bây giờ mỗi khi tới Tết khoảng tiền lì xì lại là một vấn đề đau đầu với nhiều người lớn. Văn hoá lì xì Tết bị biến tướng người ta lợi dụng nó để biếu xén quà cáp còn trẻ con khi nhận được tiền lì xì thay vì trân trọng, biết ơn lại vội vàng kiểm tra bên trong có bao nhiêu tiền, điều này vô tình làm hư trẻ con. Thiết nghĩ người lớn cần răn dạy lại con trẻ hiểu đúng về ý nghĩa tiền lì xì không nằm ở số tiền mừng mà quan trọng là ở thiện chí, ý nghĩa tốt đẹp của hành động.
Tết là Tết xum họp, Tết đoàn viên bởi những người con Việt dù đang ở đâu mỗi lần nhìn thấy cánh đào nhuộm sắc hồng trong lòng không khỏi nôn nao muốn về xum họp bên gia đình, cùng ăn bữa cơm tất niên và du xuân ngày Tết. Nhưng hiện tại một số người lại chọn cho mình những chuyến du lịch xa và dài ngày vào dịp Tết thay vì quây quần bên gia đình vì họ cho rằng sau một năm làm việc mệt mỏi họ muốn có một chuyến du lịch xa để trút bỏ những mệt mỏi nhưng lại quên đi rằng Tết là dịp gia đình đoàn tụ, Tết sẽ không trọn vẹn nếu mỗi người một nơi, ông bà vắng bóng con cháu.
Đi chùa đầu năm, đốt vàng mã là những hành động đẹp hướng tới cầu mong an lành, suôn sẽ, tu tâm dưỡng đức và hướng về cội nguồn, bày tỏ sự hiếu thảo với tổ tiên ông bà cũng bị hiểu sai, biến tướng khi rất nhiều người lợi dụng nó để cầu mong tài lộc, làm ăn giàu có.
Ngày nay con người càng ít thời gian giành cho nhau vì vậy Tết là một cơ hội cho mọi người gắng kết cùng hướng về nguồn cội, là dịp cha mẹ, ông bà dạy cho thế hệ sau những phong tục tốt đẹp ngày Tết, phải làm sao để gìn giữ và phát huy. Xã hội càng hiện đại thì giá trị truyền thống lại càng nên được lưu giữ, hiểu đúng ý nghĩa ngày Tết để người người nhà nhà đón Tết với tâm thế vui vẻ, thoải mái nhất có thể bởi mỗi năm Tết chỉ ghé một lần.
Bài và ảnh Cẩm Hà
Tin liên quan
Tin mới hơn

Chả cá Lã Vọng - đặc sản đất Hà thành
08:47 | 18/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Khai mạc Triển lãm ảnh nghệ thuật Mưa đỏ: Tri ân từ khuôn hình
19:13 | 17/07/2025 Văn hóa - Xã hội

"Việt Nam Bách Nghệ" tái hiện các làng nghề thủ công truyền thống Việt
13:45 | 17/07/2025 Văn hóa - Xã hội

9 Di sản Thế giới ở Việt Nam được UNESCO vinh danh
15:01 | 15/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Định vị thương hiệu du lịch sen Hà Nội
10:44 | 10/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Gia Lai quyết liệt vận hành hiệu quả chính quyền hai cấp "gần dân, sát dân, vì dân"
09:44 | 10/07/2025 Văn hóa - Xã hội
Tin khác

Kinh tế Việt Nam - Thăng trầm và đột phá: Góc nhìn xuyên suốt một hành trình đổi mới
09:44 | 10/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Ninh Bình: Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lễ hội truyền thống
13:57 | 09/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Giáo dục văn hóa truyền thống cho học sinh người dân tộc thiểu số
13:57 | 09/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Chủ tịch Hà Thị Tính được vinh danh “Doanh nghiệp Văn hóa UNESCO năm 2025”
09:11 | 09/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Hướng dẫn thí sinh xác nhận nhập học vào lớp 10 năm học 2025 - 2026
08:44 | 08/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Vào hạ
09:17 | 07/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam
11:14 | 05/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam
11:14 | 05/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị
11:13 | 05/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Khi vũ điệu Chăm làm 'sống' lại không gian tháp cổ
14:07 | 02/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai mới, dấu mốc khởi đầu hành trình mới với một niềm tin lớn
11:01 | 02/07/2025 Văn hóa - Xã hội

“Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” - Lịch sử gần gũi từ những câu chuyện dân gian
09:18 | 01/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Nhà báo, nhạc sĩ, nhà thơ Đinh Văn Bình: “Không có giới hạn nào giữa báo chí, thơ ca và âm nhạc”
09:54 | 28/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Hơn 8.000 tình nguyện viên Thủ đô tiếp sức kỳ thi tốt nghiệp THPT
10:19 | 26/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Nhiệm kỳ 2021–2026, HĐND tỉnh Bình Định hoàn thành xuất sắc sứ mệnh vì dân
09:14 | 26/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Khai mạc Hội nghị Trung ương 12
15:11 Tin tức

Hà Nội: Hàng loạt biệt thự, nhà cao tầng xây trái phép trên đất cụm công nghiệp làng nghề
14:52 Bạn đọc và tòa soạn

Các làng nghề nước mắm ở Hà Tĩnh hút khách du lịch
08:48 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ làng nghề truyền thống thời 4.0
08:48 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025
08:48 Tin tức