Giáo dục di sản - Cầu nối hiện tại và quá khứ
![]() |
Học sinh Trường Tiểu học Vinschool Metropolis tìm hiểu về ngói mũi hài truyền thống và linh vật trang trí trên nóc tòa Bái đường tại Khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám. |
Gieo “mầm” yêu di sản
Trường Tiểu học Bế Văn Đàn (phường Nam Đồng, quận Đống Đa) vừa tổ chức cho các học sinh lớp 4 tham gia “Lớp học xưa” - một trong nhiều chủ đề giáo dục di sản tại Di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Tại đây, các em được tìm hiểu về không gian học tập của học trò thời xưa, với chõng tre, phản gỗ, bút lông, mực tàu… từ đó hào hứng chỉ ra những điểm giống và khác nhau giữa hai không gian học tập hiện tại và quá khứ. “Lớp học xưa” càng sôi nổi hơn khi các bạn nhỏ được trải nghiệm làm sĩ tử, học cách mài mực, viết bút lông trên giấy dó, hay thử làm tranh dân gian, tranh in chữ, hoa văn trên mộc bản bia tiến sĩ.
Những sản phẩm mang dấu ấn cá nhân này sẽ theo các bạn nhỏ về nhà như một món quà lưu niệm, nhắc nhở về những điều thú vị có được từ lớp học đặc biệt này. Em Phạm Duy Nam, học sinh lớp 4B chia sẻ: “Con rất thích buổi học hôm nay, nhất là lúc tập mài mực và in chữ trên bia tiến sĩ. Con ước sẽ được tham gia lớp học nhiều hơn nữa để biết được thêm nhiều điều bổ ích hơn”.
Được biết, những lớp học như trên đã và đang tổ chức thường xuyên tại Khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, thu hút hàng nghìn lượt học sinh tham gia trải nghiệm mỗi năm, nhất là trong dịp nghỉ hè. Theo ông Lê Xuân Kiêu, Giám đốc Trung tâm Hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám, hiện trung tâm đang duy trì hơn 30 chủ đề về giáo dục di sản. Các chủ đề được xây dựng theo phương pháp mới, với nội dung sáng tạo, hấp dẫn, phù hợp cho từng lứa tuổi, như: Khám phá bia tiến sĩ, thi hương thi hội thi đình, vinh quy bái tổ, kiến trúc nghệ thuật Khuê Văn Các…
“Để hoạt động giáo dục di sản chuyên nghiệp hơn, trung tâm cũng tổ chức không gian “Trải nghiệm cùng di sản”, trang bị đầy đủ các điều kiện, như: Bàn, ghế, máy chiếu, máy tính… Nhờ vậy, các hoạt động khuyến học tại đây ngày càng đi vào nền nếp, giúp các em học sinh nhận thức được những giá trị tốt đẹp từ truyền thống văn hóa, lịch sử, từ đó hình thành nên thái độ đúng đắn, lòng yêu mến di sản văn hóa dân tộc”, ông Lê Xuân Kiêu nói.
Thêm yêu truyền thống văn hóa đất nước
Văn Miếu - Quốc Tử Giám không phải là điểm đến duy nhất tổ chức tốt các hoạt động giáo dục di sản. Thời gian qua, những tính năng hữu ích từ phương pháp giáo dục đặc biệt này đang được nhiều bảo tàng, di tích chú trọng khai thác, nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục di sản, đặc biệt là vào dịp nghỉ hè - thời điểm việc học tập tại trường đã được giảm tải.
Có thể kể đến Di tích Nhà tù Hỏa Lò với chương trình “Em học làm thuyết minh” khơi dậy đam mê học và tìm hiểu lịch sử, khích lệ sự tự tin, khả năng thuyết trình trước đám đông của trẻ nhỏ. Bảo tàng Hà Nội tổ chức các workshop làm tranh sơn mài, làm đồ thủ công ghép từ vải vụn… với các nội dung gần gũi với văn hóa truyền thống, lịch sử Hà Nội và đất nước. Khu di sản Hoàng thành Thăng Long tạo sân chơi thực hành, trải nghiệm và tìm hiểu lịch sử qua các chương trình “Em làm nhà khảo cổ”, “Em tìm hiểu di sản”…
Đặc biệt, nhiều điểm đến còn nỗ lực tìm tòi cách thức sáng tạo, linh hoạt để đưa di tích đến gần hơn với công chúng, như: Bảo tàng dân tộc học tổ chức các trưng bày lưu động tại nhiều trường học; Di tích Nhà tù Hỏa Lò thực hiện chương trình “Đưa Di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò đến gần hơn với công chúng” tại không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận… Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội Nguyễn Thanh Quang cho biết: “Để ngày càng thu hút khách tham quan, trung tâm đã ký hợp tác với ngành văn hóa Thủ đô đẩy mạnh hoạt động giáo dục di sản. Nhờ vậy, lượng học sinh tham gia giáo dục di sản tại đây tăng lên 19 nghìn lượt/mỗi năm, trong khi trước đó chỉ chưa đến 4 nghìn lượt...”.
Bên cạnh những nỗ lực sáng tạo về nội dung, cách thức tổ chức, theo Tiến sĩ Trần Đức Nguyên (Đại học Văn hóa Hà Nội), các bảo tàng, di tích cần tăng cường, chủ động phối hợp, liên kết với cơ sở giáo dục để đưa chương trình giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa Thăng Long - Hà Nội vào nội dung học tập cũng như đưa học sinh đến các di tích, bảo tàng trải nghiệm thực tế. Thông qua các chương trình tham quan mang tính “về nguồn” như: Kết nạp đoàn, đội, các cuộc thi tìm hiểu về di tích lịch sử, từ đó giúp các thế hệ học sinh thêm hiểu, thêm yêu truyền thống văn hóa đất nước.
Tin liên quan
Tin mới hơn

Định vị thương hiệu du lịch sen Hà Nội
10:44 | 10/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Gia Lai quyết liệt vận hành hiệu quả chính quyền hai cấp "gần dân, sát dân, vì dân"
09:44 | 10/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Kinh tế Việt Nam - Thăng trầm và đột phá: Góc nhìn xuyên suốt một hành trình đổi mới
09:44 | 10/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Ninh Bình: Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lễ hội truyền thống
13:57 | 09/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Giáo dục văn hóa truyền thống cho học sinh người dân tộc thiểu số
13:57 | 09/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Chủ tịch Hà Thị Tính được vinh danh “Doanh nghiệp Văn hóa UNESCO năm 2025”
09:11 | 09/07/2025 Văn hóa - Xã hội
Tin khác

Hướng dẫn thí sinh xác nhận nhập học vào lớp 10 năm học 2025 - 2026
08:44 | 08/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Vào hạ
09:17 | 07/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam
11:14 | 05/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam
11:14 | 05/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị
11:13 | 05/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Khi vũ điệu Chăm làm 'sống' lại không gian tháp cổ
14:07 | 02/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai mới, dấu mốc khởi đầu hành trình mới với một niềm tin lớn
11:01 | 02/07/2025 Văn hóa - Xã hội

“Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” - Lịch sử gần gũi từ những câu chuyện dân gian
09:18 | 01/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Nhà báo, nhạc sĩ, nhà thơ Đinh Văn Bình: “Không có giới hạn nào giữa báo chí, thơ ca và âm nhạc”
09:54 | 28/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Hơn 8.000 tình nguyện viên Thủ đô tiếp sức kỳ thi tốt nghiệp THPT
10:19 | 26/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Nhiệm kỳ 2021–2026, HĐND tỉnh Bình Định hoàn thành xuất sắc sứ mệnh vì dân
09:14 | 26/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Kỳ họp cuối của HĐND tỉnh Bình Định, khép lại một giai đoạn, mở ra thời cơ mới
09:15 | 25/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025: Chủ động thích ứng với những điểm mới
10:03 | 23/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định ngày đầu vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền 2 cấp thuận lợi
16:15 | 21/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Trường THCS Nguyễn Trường Tộ liên tục đạt thành tích xuất sắc
10:07 | 18/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Định vị thương hiệu du lịch sen Hà Nội
10:44 Văn hóa - Xã hội

Sản xuất, tiêu thụ sản phẩm động vật theo chuỗi liên kết: Nâng hiệu quả kiểm soát chất lượng thực phẩm
10:42 Kinh tế

Hà Nội chính thức cho phép khai thác đất bãi sông phục vụ nông nghiệp, du lịch
10:39 Du lịch làng nghề

Hà Nội lắp đặt, huy động 284 màn hình LED phục vụ lễ kỷ niệm Quốc khánh 2-9
10:36 Tin tức

Du lịch Gia Lai có lợi thế rừng vàng biển bạc, hệ sinh thái du lịch đa dạng
09:45 Du lịch làng nghề