Gia Lai: Xây dựng trường bán trú cho học sinh 7 xã biên giới vì tương lai trẻ em vùng biên
Trong bối cảnh ấy, quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Phạm Anh Tuấn về việc khẩn trương xây dựng hệ thống trường bán trú cho học sinh 7 xã biên giới đã mang lại tia hy vọng mới, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của lãnh đạo tỉnh đối với tương lai con em vùng biên cương.
Gia Lai hiện có 7 xã biên giới tiếp giáp Campuchia, gồm: Ia Púch, Ia Mơ, Ia O, Ia Chía, Ia Pnôn, Ia Dom và Ia Nan. Những vùng đất xa xôi này là nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc thiểu số và người Kinh lao động tại các nông lâm trường. Dù có 10.323 học sinh đang theo học tại các trường trên địa bàn, nhưng phần lớn các em phải vượt quãng đường dài, đồi núi trắc trở để đến trường mỗi ngày.
![]() |
Quang cảnh buổi làm việc trực tuyến với 7 xã biên giới của tỉnh Gia Lai |
Hiện toàn khu vực chỉ có 7 trường mầm non, 6 trường tiểu học, 4 trường THCS, 3 trường liên cấp và 1 trường THPT, tất cả đều chưa có mô hình nội trú, bán trú. Điều kiện học tập còn nhiều thiếu thốn; bếp ăn, thiết bị phục vụ bán trú chưa đầy đủ; phòng ở cho giáo viên phần lớn là nhà tạm, xuống cấp nghiêm trọng. Đặc biệt, trong số 10.323 học sinh, có đến 7.134 em có nhu cầu học nội trú hoặc bán trú, một con số cho thấy nhu cầu đầu tư cơ sở vật chất trường lớp là hết sức cấp thiết.
Trước thực trạng đó, chiều 19/7, tại trụ sở UBND tỉnh Gia Lai, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Phạm Anh Tuấn chủ trì buổi làm việc trực tuyến với 7 xã biên giới để triển khai công tác đầu tư xây dựng trường bán trú. Tại cuộc họp, ông khẳng định: “Việc xây dựng hệ thống trường bán trú là yêu cầu bức thiết, không chỉ để giải quyết khó khăn hiện tại mà còn là trách nhiệm với tương lai con em các dân tộc vùng biên giới”.
Theo kế hoạch, Trung ương dự kiến bố trí khoảng 150 tỷ đồng cho mỗi xã để đầu tư đồng bộ về xây dựng trường học đạt chuẩn, nhà ở công vụ cho giáo viên, khu bán trú cho học sinh và trụ sở hành chính. Đây là nguồn lực to lớn giúp Gia Lai có thể thay đổi sự nghiệp giáo dục ở khu vực biên giới, tạo bước chuyển căn bản trong chất lượng dạy và học.
![]() |
Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Phạm Anh Tuấn phát biểu chỉ đạo |
Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Phạm Anh Tuấn yêu cầu các sở ngành liên quan phối hợp khẩn trương khảo sát, đánh giá hiện trạng trường lớp tại 7 xã, hoàn thành báo cáo quy hoạch cục bộ trước ngày 15/8/2025 để trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy xem xét; đồng thời nhấn mạnh, việc lựa chọn địa điểm xây dựng trường học phải dựa trên đặc điểm địa lý, ưu tiên khu vực trung tâm, thuận lợi đi lại, tránh các vùng sạt lở, lũ quét. Quy hoạch không chỉ dừng lại ở dãy phòng học mà phải có đầy đủ khu bán trú, nhà ăn, khu vui chơi cho học sinh và nhà công vụ giáo viên.
Đặc biệt, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai yêu cầu thiết kế trường học theo tiêu chuẩn quốc gia, đảm bảo tổ chức học 2 buổi/ngày và học sinh được ăn trưa miễn phí tại trường. “Đây là mô hình tối ưu, phù hợp với thực tế vùng biên, góp phần giúp học sinh ổn định học tập và gia đình yên tâm lao động sản xuất”, ông Phạm Anh Tuấn chia sẻ.
Với tinh thần hành động khẩn trương, tỉnh Gia Lai đặt mục tiêu đến năm học 2026–2027, toàn bộ học sinh tại 7 xã biên giới sẽ được học tập trong những ngôi trường mới khang trang, kiên cố, đầy đủ cơ sở vật chất. Đây không chỉ là lời hứa mà là cam kết được hiện thực hóa bằng tiến độ và hành động cụ thể.
Từ vùng “trắng” về nội trú, bán trú, đến năm 2026, Gia Lai kỳ vọng sẽ có hệ thống trường học đạt chuẩn, tạo bước ngoặt lớn cho sự nghiệp giáo dục tại 7 xã biên giới. Trên hành trình đó, sự vào cuộc quyết liệt của Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Phạm Anh Tuấn chính là điểm tựa để ước mơ đến trường của hàng ngàn học sinh vùng biên sớm thành hiện thực. Trên vùng đất gian khó, ánh sáng tri thức đang dần được thắp lên, không chỉ bằng ngân sách, mà bằng cả trái tim và khát vọng vì thế hệ tương lai nơi phên giậu Tổ quốc.
Tin liên quan

Phú Yên phấn đấu đào tạo lao động nông thôn đạt tỷ lệ 80%
10:51 | 14/04/2025 Đào tạo nghề

Quảng Ngãi: Nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP
15:59 | 04/07/2024 OCOP
Tin mới hơn

Gia Lai: Xây dựng trường bán trú cho học sinh 7 xã biên giới vì tương lai trẻ em vùng biên
09:05 | 21/07/2025 Văn hóa - Xã hội
Tin khác

Chả cá Lã Vọng - đặc sản đất Hà thành
08:47 | 18/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Khai mạc Triển lãm ảnh nghệ thuật Mưa đỏ: Tri ân từ khuôn hình
19:13 | 17/07/2025 Văn hóa - Xã hội

"Việt Nam Bách Nghệ" tái hiện các làng nghề thủ công truyền thống Việt
13:45 | 17/07/2025 Văn hóa - Xã hội

9 Di sản Thế giới ở Việt Nam được UNESCO vinh danh
15:01 | 15/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Định vị thương hiệu du lịch sen Hà Nội
10:44 | 10/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Gia Lai quyết liệt vận hành hiệu quả chính quyền hai cấp "gần dân, sát dân, vì dân"
09:44 | 10/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Kinh tế Việt Nam - Thăng trầm và đột phá: Góc nhìn xuyên suốt một hành trình đổi mới
09:44 | 10/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Ninh Bình: Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lễ hội truyền thống
13:57 | 09/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Giáo dục văn hóa truyền thống cho học sinh người dân tộc thiểu số
13:57 | 09/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Chủ tịch Hà Thị Tính được vinh danh “Doanh nghiệp Văn hóa UNESCO năm 2025”
09:11 | 09/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Hướng dẫn thí sinh xác nhận nhập học vào lớp 10 năm học 2025 - 2026
08:44 | 08/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Vào hạ
09:17 | 07/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam
11:14 | 05/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam
11:14 | 05/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị
11:13 | 05/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Đưa công nghệ số về làng nghề: Kết nối đa tiện ích qua nền tảng VIVINA
10:39 Tin tức

Rực rỡ sắc màu thổ cẩm truyền thống của phụ nữ Thái ở Nghệ An
09:40 Làng nghề, nghệ nhân

Khắc khoải làng nghề đúc đồng
09:29 Kinh tế

Sôi nổi Ngày hoạt động cao điểm ‘Tình nguyện chung tay xây dựng nông thôn mới’
09:26 Nông thôn mới

Ứng phó bão số 3: Bảo vệ tính mạng người dân là ưu tiên hàng đầu
09:21 Môi trường