Hà Nội: 29°C Hà Nội
Đà Nẵng: 32°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 32°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 33°C Thừa Thiên Huế

Ghi đậm dấu ấn Việt Nam trên bản đồ thế giới

LNV - Năm 2020 khép lại với những thành công lớn của Việt Nam, nước Chủ tịch ASEAN 2020 và nước Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, được cộng đồng quốc tế trân trọng ghi nhận. Việt Nam đã đảm nhiệm xuất sắc vai trò nước chủ nhà, thúc đẩy tinh thần đoàn kết, nhằm xây dựng một Cộng đồng ASEAN vững mạnh, giúp định vị chỗ đứng phù hợp cho ASEAN trong thế giới nhiều biến động.


Liên hoan ẩm thực quốc tế trong khuôn khổ Năm Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam.

Năng động, sáng tạo cùng ASEAN “vượt bão”

Theo hãng tin Sputnik (Nga), năm 2020 là một năm đặc biệt đối với Việt Nam khi lần đầu tiên trong lịch sử ngoại giao nước nhà, Việt Nam vừa đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN, vừa là Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ). Năm 2020 cũng là năm đầy thách thức đối với Việt Nam vì đại dịch Covid-19 chưa từng có tiền lệ, bùng phát và tàn phá như một cơn bão lớn để lại hậu quả nghiêm trọng trên toàn thế giới. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đe dọa toàn cầu thì không một chủ đề nào có thể phù hợp hơn với ASEAN như chủ đề Việt Nam lựa chọn cho năm 2020 là “Gắn kết và chủ động thích ứng”. Trải qua một năm đầy biến động, dưới sự dẫn dắt của Việt Nam, ASEAN đã đoàn kết, gắn bó chặt chẽ hơn để chủ động ứng phó Covid-19.

Tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 37 và các hội nghị cấp cao liên quan, chuỗi hoạt động quan trọng nhất của Năm Chủ tịch ASEAN 2020, hơn 80 văn kiện đã được thông qua - khối lượng sự kiện và văn kiện lớn nhất từ trước đến nay trong lịch sử các kỳ hoạt động của ASEAN. Đây là hội nghị ghi đậm dấu ấn nước chủ nhà Việt Nam năng động, sáng tạo với nhiều sáng kiến về hợp tác ứng phó Covid-19 và các nguy cơ dịch bệnh được công bố và đưa vào triển khai như: Quỹ ASEAN ứng phó Covid-19 với 12 triệu USD đóng góp của các nước, Kho dự phòng vật tư y tế khẩn cấp đầu tiên của khu vực (trong đó Việt Nam đóng góp 5 triệu USD), thành lập Trung tâm khu vực ứng phó với các trường hợp y tế khẩn cấp và dịch bệnh mới nổi, Khung chiến lược ASEAN về ứng phó các tình huống y tế công cộng khẩn cấp...

Nhằm thực hiện nhiệm vụ kép vừa chống dịch, vừa thúc đẩy phục hồi, dưới sự dẫn dắt của nước chủ nhà Việt Nam, các nhà lãnh đạo ASEAN đã thông qua Khung phục hồi tổng thể của ASEAN, Tuyên bố ASEAN về Khung thỏa thuận hành lang đi lại ASEAN cùng Kế hoạch triển khai đồng bộ trên cả ba trụ cột cộng đồng nhằm hỗ trợ người dân và doanh nghiệp sớm khắc phục hậu quả dịch bệnh, khôi phục chuỗi cung ứng và dịch vụ bị gián đoạn, ổn định đời sống kinh tế - xã hội ở các quốc gia.

Một thành tựu nổi bật của Năm chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam là việc ASEAN và các đối tác chính thức ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) sau tám năm đàm phán cam go, gửi tới toàn thế giới thông điệp tích cực về ủng hộ thương mại đa phương của 15 quốc gia thành viên. Phát biểu tại lễ ký, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá, Hiệp định RCEP sẽ tạo ra khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới, mở ra một giai đoạn hợp tác kinh tế thương mại mới đầy hứa hẹn, giúp hỗ trợ quá trình phục hồi kinh tế sau dịch, góp phần đẩy mạnh tiến trình xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN 2025.

Với cương vị nước chủ nhà ASEAN 2020, Việt Nam đã thúc đẩy tinh thần đoàn kết trong khối, giữ vững vai trò trung tâm của ASEAN, thể hiện nhất quán lập trường nguyên tắc và cam kết mạnh mẽ xây dựng Biển Đông trở thành vùng biển hòa bình và ổn định, nơi khác biệt và tranh chấp phải được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế. Các nước ASEAN nhất trí cần nỗ lực tạo dựng môi trường thuận lợi cho đối thoại, hợp tác và xây dựng lòng tin, bảo đảm đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu lực, hiệu quả, phù hợp luật pháp quốc tế và Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).

Khép lại nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN 2020 thật ấn tượng với thành công của Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 37 và các hội nghị cấp cao liên quan, Việt Nam được các nước thành viên hiệp hội và các đối tác đánh giá cao sự năng động, sáng tạo với các sáng kiến và vai trò kết nối của nước chủ nhà. Bộ trưởng Ngoại giao Lào X.Côm-ma-xít nhận định Việt Nam trong năm Chủ tịch ASEAN 2020 đã vượt qua khó khăn của dịch Covid-19, hoàn thành tất cả các mục tiêu, kế hoạch đã đề ra trong năm, góp phần bảo vệ hòa bình, ổn định và sự phát triển của ASEAN, giúp ASEAN đoàn kết và tiếp tục giữ được vai trò trung tâm của khối. Truyền thông nước ngoài cũng đánh giá Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trên cương vị Chủ tịch ASEAN trong năm 2020, với sự chuẩn bị chu đáo, lựa chọn mục tiêu và ưu tiên, để lại nhiều dấu ấn quan trọng. Việt Nam trân trọng sự đoàn kết, ủng hộ, hỗ trợ quý báu từ các quốc gia thành viên, các đối tác và bạn bè của ASEAN để Cộng đồng ASEAN vững vàng vượt qua thách thức, giữ vững đà liên kết, củng cố vai trò trung tâm, xây dựng khu vực Đông - Nam Á hòa bình, hữu nghị, hợp tác và ổn định.

Nối những nhịp cầu hòa bình, đoàn kết

Không chỉ đảm nhiệm rất thành công vai trò Chủ tịch ASEAN 2020, Việt Nam đã đóng góp tích cực và hiệu quả trên cương vị Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ, bao gồm những sáng kiến thiết thực đối với hòa bình và an ninh tại châu Phi, Trung Đông, Nam Á... Trong nhiệm kỳ Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ (2020 - 2021), Việt Nam đã công bố bảy ưu tiên chính, trong đó có ngăn ngừa xung đột, ngoại giao phòng ngừa, giải quyết hòa bình các tranh chấp. Việt Nam đã chủ động đề xuất và được Đại hội đồng LHQ thông qua bằng đồng thuận Nghị quyết thành lập Ngày quốc tế phòng chống dịch bệnh 27-12 hằng năm.

Việt Nam cũng để lại dấu ấn quan trọng với việc tổ chức hai sự kiện là: Thảo luận mở của HĐBA với chủ đề “Thúc đẩy tuân thủ Hiến chương LHQ trong duy trì hòa bình và an ninh quốc tế” do Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh chủ trì, thông qua Tuyên bố Chủ tịch riêng đầu tiên của HĐBA về tuân thủ Hiến chương LHQ và Phiên họp về hợp tác giữa LHQ và ASEAN lần đầu tiên tại HĐBA. Với vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 năm nay, Việt Nam thay mặt ASEAN chủ trì soạn thảo nội dung và thương lượng Nghị quyết về hợp tác ASEAN - LHQ với kỷ lục 110 nước đồng bảo trợ. Vai trò cầu nối giữa ASEAN và LHQ của Việt Nam được cộng đồng quốc tế trân trọng ghi nhận. Bộ trưởng Ngoại giao Mô-dăm-bích đánh giá Việt Nam đã đảm nhiệm rất thành công vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 cũng như đóng góp một cách tích cực và hiệu quả trên cương vị Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ, thúc đẩy những sáng kiến thiết thực đối với hòa bình và an ninh tại châu Phi.

Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại LHQ cho biết Việt Nam đã rất nỗ lực để thực hiện một cách tối ưu lợi ích của đất nước tại diễn đàn toàn cầu; bảo vệ được lợi ích an ninh, sự phát triển của đất nước, nâng cao được vị thế và uy tín của Việt Nam và theo Đại sứ, đây cũng là nhận định chung của 193 nước thành viên LHQ. Cùng với các nước khác trong nhóm E10 (các nước Ủy viên không thường trực HĐBA), Việt Nam luôn cố gắng làm cầu nối giúp cho nhóm P5 (các nước Ủy viên thường trực HĐBA) vốn chia rẽ từ lâu, có thể hiểu nhau hơn và giảm thiểu những bế tắc, đình trệ tại HĐBA do sự bất đồng giữa những nước này. Trong năm 2021, Việt Nam sẽ tiếp tục đẩy mạnh giải quyết nhiều vấn đề của E10 và ASEAN, nâng cao vai trò, hình ảnh của ASEAN trong HĐBA.

Thành công của ASEAN trong năm Việt Nam làm Chủ tịch đã khiến cho cộng đồng quốc tế thấy rõ hơn vị trí, vai trò và khả năng đóng góp của ASEAN đối với các vấn đề quốc tế. Do đó, các nước trên thế giới càng mong muốn có sự hợp tác với ASEAN như là một câu chuyện thành công trong hợp tác giữa LHQ với các tổ chức khu vực, đồng thời cũng mong muốn ASEAN đóng vai trò lớn hơn nữa, thúc đẩy chủ nghĩa đa phương để xử lý những vấn đề phức tạp hiện nay. Hãng tin Sputnik nhận định, trong việc đóng hai vai quan trọng trong năm 2020, vai trò Chủ tịch ASEAN của Việt Nam luôn gắn kết chặt chẽ với vai trò Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ. Trên cả hai cương vị này, lập trường của Việt Nam luôn giữ thái độ nhất quán, kiên định về nguyên tắc, nhưng hết sức mềm dẻo, linh hoạt về biện pháp và ứng xử. Điều này góp phần nâng cao uy tín và vị thế của Việt Nam, tạo tiền đề để Việt Nam hoàn thành tốt trọng trách Ủy viên không thường trực HĐBA trong thời gian còn lại của nhiệm kỳ, đồng thời khẳng định Việt Nam là một thành viên tích cực, chủ động của LHQ, là đối tác tin cậy và có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.

Theo Đông Dương

Tin liên quan

Tin mới hơn

Định vị thương hiệu du lịch sen Hà Nội

Định vị thương hiệu du lịch sen Hà Nội

LNV - Sở hữu nhiều đầm sen lớn, ẩn chứa bao giá trị văn hóa, lịch sử của mảnh đất ngàn năm văn hiến, Hà Nội đang nỗ lực xây dựng nhiều sản phẩm trải nghiệm sen độc đáo, thu hút sự quan tâm của đông đảo khách tham quan trong và ngoài nước. Cách làm này góp phần định vị thương hiệu du lịch sen trong lòng địa danh Hà Nội.
Gia Lai quyết liệt vận hành hiệu quả chính quyền hai cấp "gần dân, sát dân, vì dân"

Gia Lai quyết liệt vận hành hiệu quả chính quyền hai cấp "gần dân, sát dân, vì dân"

LNV - Trong những ngày đầu triển khai mô hình chính quyền hai cấp sau sáp nhập, lãnh đạo tỉnh Gia Lai trực tiếp đến từng xã, phường để kiểm tra thực tế, lắng nghe tâm tư, tháo gỡ vướng mắc và truyền đi thông điệp chính quyền phải gần dân hơn, cán bộ phải vì dân nhiều hơn.
Kinh tế Việt Nam - Thăng trầm và đột phá: Góc nhìn xuyên suốt một hành trình đổi mới

Kinh tế Việt Nam - Thăng trầm và đột phá: Góc nhìn xuyên suốt một hành trình đổi mới

LNV - Mỗi chặng đường phát triển của đất nước đều để lại dấu ấn kinh tế rất riêng - khi là thành tựu, lúc lại là những bài học sâu sắc. “Kinh tế Việt Nam - Thăng trầm và đột phá”, cuốn sách được chắp bút bởi hai tác giả Phạm Minh Chính và Vương Quân Hoàng, do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản và phát hành, là một nỗ lực ghi lại hành trình ấy bằng thái độ khoa học nghiêm túc, cái nhìn đa chiều và tinh thần trách nhiệm cao độ.
Ninh Bình: Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lễ hội truyền thống

Ninh Bình: Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lễ hội truyền thống

LNV - Tỉnh Ninh Bình hiện sở hữu hơn 5.000 di tích lịch sử, văn hóa và khoảng 750 lễ hội truyền thống được duy trì và tổ chức hàng năm. Những lễ hội không chỉ mang ý nghĩa tâm linh, lịch sử mà còn trở thành sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh hấp dẫn, đóng góp ngày càng lớn vào phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Giáo dục văn hóa truyền thống cho học sinh người dân tộc thiểu số

Giáo dục văn hóa truyền thống cho học sinh người dân tộc thiểu số

LNV - Nhằm giáo dục ý thức cho học trò về văn hóa truyền thống cho học sinh người dân tộc thiểu số, ngành GD Lạng Sơn tổ chức nhiều hoạt động thực tế.
Chủ tịch Hà Thị Tính được vinh danh “Doanh nghiệp Văn hóa UNESCO năm 2025”

Chủ tịch Hà Thị Tính được vinh danh “Doanh nghiệp Văn hóa UNESCO năm 2025”

LNV - Lan tỏa tư tưởng Hồ Chí Minh giúp doanh nghiệp gìn giữ giá trị cốt lõi, tạo nên văn hóa ứng xử chuyên nghiệp và trách nhiệm xã hội trong thời hội nhập. Vừa qua, tại Hà Nội, Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam đã tổ chức chương trình “Diễn đàn đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp thời kỳ hội nhập hướng đến phát triển bền vững” năm 2025.

Tin khác

Hướng dẫn thí sinh xác nhận nhập học vào lớp 10 năm học 2025 - 2026

Hướng dẫn thí sinh xác nhận nhập học vào lớp 10 năm học 2025 - 2026

LNV - Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Hà Nội đã công bố điểm thi và điểm chuẩn trúng tuyển vào lớp 10 năm học 2025 - 2026 đối với 119 trường THPT công lập không chuyên và 4 trường chuyên. Sau khi nhận phiếu báo kết quả thi, thí sinh trúng tuyển cần thực hiện thủ
Vào hạ

Vào hạ

LNV - Trong vòng luân chuyển của thời gian, những khoảng khắc giao mùa luôn ngưng đọng trong tâm hồn mỗi người những xúc cảm mãnh liệt nhất. Những cung bậc tâm hồn ấy dường như được cộng hưởng bởi sự đổi thay của thiên nhiên và cảnh vật vô cùng mẫn cảm.
Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam

Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam

LNV - Trong tiến trình lịch sử dân tộc, các tôn giáo không chỉ đóng vai trò tín ngưỡng mà còn là những trụ cột tinh thần, tham gia vào việc ổn định xã hội, điều tiết đời sống văn hóa và phản ánh tâm thế con người trước các biến động lịch sử. Cuốn sách “Quán Đạo giáo với một số vấn đề lịch sử và tôn giáo ở Việt Nam” của TS. Nguyễn Thế Hùng do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành là một công trình chuyên khảo có giá trị, làm nổi bật vai trò của Đạo giáo, đặc biệt là hệ thống các quán Đạo giáo trong giai đoạn đầy biến động của xã hội Việt Nam thế kỷ XVI - XVII.
Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam

Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam

LNV - Trong hệ thống thiết chế tôn giáo, tín ngưỡng của người Việt, những công trình như đình, chùa, đền, miếu đã được nghiên cứu sâu rộng và trở thành biểu tượng quen thuộc trong tâm thức cộng đồng. Tuy nhiên, các quán Đạo giáo, nơi thờ phụng các vị thần của Đạo giáo lại là mảng màu còn thiếu trong bức tranh toàn cảnh ấy. Cuốn sách “Quán Đạo giáo với một số vấn đề lịch sử và tôn giáo ở Việt Nam” của TS. Nguyễn Thế Hùng, do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành năm 2025, là một công trình chuyên khảo có giá trị, góp phần lấp đầy khoảng trống học thuật và nhận thức xã hội về loại hình di tích tôn giáo đặc biệt này.
Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị

Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị

LNV - Khi các thiết chế tôn giáo quen thuộc như đình, chùa, đền, miếu đã khẳng định vị thế vững chắc trong nhận thức cộng đồng và chính sách bảo tồn di sản, thì quán Đạo giáo là một loại hình di tích gắn liền với sự du nhập và bản địa hóa của Đạo giáo ở Việt Nam, lại đang dần rơi vào quên lãng. Không chỉ thiếu các công trình nghiên cứu chuyên sâu, nhiều quán Đạo giáo còn bị hiểu sai, bị đồng nhất với kiến trúc chùa hay đền, dẫn đến việc tu bổ, trùng tu sai lệch, thậm chí là mất dấu. Trong bối cảnh đó, công trình chuyên khảo “Quán Đạo giáo với một số vấn đề lịch sử và tôn giáo ở Việt Nam” của TS. Nguyễn Thế Hùng được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành như một tiếng chuông đánh thức, nhấn mạnh giá trị lịch sử - tôn giáo - nghệ thuật đặc sắc của các quán Đạo giáo, đồng thời kêu gọi sự quan tâm đúng mức của cộng đồng và các nhà quản lý văn hóa.
Khi vũ điệu Chăm làm

Khi vũ điệu Chăm làm 'sống' lại không gian tháp cổ

LNV - Trong không gian thiêng của tháp cổ, mỗi điệu múa Chăm là một thực hành văn hóa sống động, minh chứng cho sự thành công của công tác bảo tồn di sản.
Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai mới, dấu mốc khởi đầu hành trình mới với một niềm tin lớn

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai mới, dấu mốc khởi đầu hành trình mới với một niềm tin lớn

LNV - Ngày đầu tháng Bảy năm 2025, một ngày ghi vào lịch sử hành chính của đất nước, ngày mà chính quyền tỉnh Gia Lai mới chính thức bước vào hoạt động, mở ra hành trình mới mang khát vọng phát triển thịnh vượng và bền vững.
“Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” - Lịch sử gần gũi từ những câu chuyện dân gian

“Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” - Lịch sử gần gũi từ những câu chuyện dân gian

LNV - Trong hành trình mở cõi về phương Nam của dân tộc Việt Nam, tên tuổi các chúa Nguyễn luôn gắn liền với những quyết sách mang tính chiến lược, thể hiện tầm nhìn xa và và sự khôn khéo của các chúa Nguyễn trong cách thiết lập quan hệ bang giao với triều đình Chân Lạp. Cuốn sách “Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” của nhà giáo, nhà nghiên cứu sử học Nguyễn Hữu Hiếu, do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành tháng 6 năm 2025, là một công trình góp phần tái hiện sinh động một thời đoạn lịch sử thông qua lăng kính kể chuyện đặc sắc.
Nhà báo, nhạc sĩ, nhà thơ Đinh Văn Bình: “Không có giới hạn nào giữa báo chí, thơ ca và âm nhạc”

Nhà báo, nhạc sĩ, nhà thơ Đinh Văn Bình: “Không có giới hạn nào giữa báo chí, thơ ca và âm nhạc”

LNV - “Làm báo như viết một bản nhạc, như gieo một câu thơ” - đó là cách nhà báo, nhạc sĩ, nhà thơ Đinh Văn Bình quan niệm về nghề làm báo. Những vai trò tưởng chừng tách biệt ấy lại hòa quyện, nâng đỡ nhau, tạo nên một phong cách làm báo riêng với ý niệm chuyển hóa nhân văn, hướng tới những điều tốt đẹp.
Hơn 8.000 tình nguyện viên Thủ đô tiếp sức kỳ thi tốt nghiệp THPT

Hơn 8.000 tình nguyện viên Thủ đô tiếp sức kỳ thi tốt nghiệp THPT

LNV - Thành đoàn Hà Nội đã tuyển chọn và tập huấn cho hơn 8.000 tình nguyện viên, bảo đảm mỗi cổng trường có 25 - 30 tình nguyện viên làm nhiệm vụ phân luồng giao thông, hướng dẫn thí sinh, cung cấp nước uống và hỗ trợ tìm phòng thi…
Nhiệm kỳ 2021–2026, HĐND tỉnh Bình Định hoàn thành xuất sắc sứ mệnh vì dân

Nhiệm kỳ 2021–2026, HĐND tỉnh Bình Định hoàn thành xuất sắc sứ mệnh vì dân

LNV - Trước thời khắc lịch sử hợp nhất với Gia Lai, HĐND tỉnh Bình Định khóa XIII đã hoàn thành chặng đường nhiệm kỳ 2021–2026 với nhiều dấu ấn nổi bật, thể hiện vai trò là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân.
Kỳ họp cuối của HĐND tỉnh Bình Định, khép lại một giai đoạn, mở ra thời cơ mới

Kỳ họp cuối của HĐND tỉnh Bình Định, khép lại một giai đoạn, mở ra thời cơ mới

LNV - Ngày 24/6, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, HĐND tỉnh Bình Định khóa XIII, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức khai mạc Kỳ họp thứ 25 – kỳ họp thường lệ giữa năm, cũng là kỳ họp có ý nghĩa đặc biệt trong bối cảnh tỉnh Bình Định sắp hợp nhất với Gia Lai để hình thành đơn vị hành chính mới theo chủ trương của Trung ương.
Tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025: Chủ động thích ứng với những điểm mới

Tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025: Chủ động thích ứng với những điểm mới

LNV - Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 đánh dấu bước chuyển mình của ngành Giáo dục khi có lứa thí sinh đầu tiên thi tốt nghiệp theo chương trình mới.
Bình Định ngày đầu vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền 2 cấp thuận lợi

Bình Định ngày đầu vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền 2 cấp thuận lợi

LNV - Đúng 8h sáng ngày 20/6, tỉnh Bình Định đồng loạt triển khai vận hành thử nghiệm công tác giải quyết thủ tục hành chính theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp đối với 58 xã, phường. Đây là bước chuẩn bị quan trọng nhằm đảm bảo hệ thống vận hành ổn định, thông suốt trước khi chính thức triển khai từ ngày 1/7/2025.
Trường THCS Nguyễn Trường Tộ liên tục đạt thành tích xuất sắc

Trường THCS Nguyễn Trường Tộ liên tục đạt thành tích xuất sắc

LNV - Danh nhân Nguyễn Trường Tộ (1830 – 1871), người được coi là “nhà yêu nước sáng suốt nhất” và là một trong những “nhà cải cách lớn”, “ nhà thiết kế vĩ đại” của Việt Nam ở thế kỉ XIX . Ông đã từng dâng lên triều đình bản điều trần gồm 58 điều, mong muốn canh tân ở nhiều lĩnh vực từ nội trị đến ngoại giao. Đặc biệt, ông đã đề xuất “Tám điều cần làm gấp” với triều đình, trong đó điều thứ 5 ông tha thiết “Xin sửa đổi học thuật, chú trọng thực dụng”. Với trí tuệ sáng suốt, tầm nhìn vượt tầm thời đại, ông khẳng định: “Học là phải làm hơn điều sách đã dạy”. Dù hơn một thế kỉ đã qua nhưng quan điểm và đóng góp của ông vẫn vô cùng giá trị và thiết thực với việc đổi mới giáo dục hiện nay.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Truyền cảm hứng cộng đồng, XinTravel Hub giới thiệu tour du lịch cùng thần tượng

Truyền cảm hứng cộng đồng, XinTravel Hub giới thiệu tour du lịch cùng thần tượng

Mong muốn mang đến những trải nghiệm mới lạ, chất lượng, XinTravel Hub chính thức giới thiệu chương trình Du lịch sáng tạo (Creator Travel), chủ đề “Viết hành trình trong ta”.
Triển lãm Liên hoan du lịch, ẩm thực, làng nghề Vĩnh Phúc năm 2025

Triển lãm Liên hoan du lịch, ẩm thực, làng nghề Vĩnh Phúc năm 2025

LNV - Vừa qua, Triển lãm Liên hoan du lịch, ẩm thực, làng nghề Vĩnh Phúc năm 2025 đã mang lại nhiều trải nghiệm hấp dẫn cho du khách và cơ hội hợp tác thiết thực cho cộng đồng doanh nghiệp.
Tây Ninh thực hiện gần 70 đề án khuyến công

Tây Ninh thực hiện gần 70 đề án khuyến công

LNV - Công tác khuyến công ở Tây Ninh đã lan tỏa lợi ích, giúp các cơ sở, doanh nghiệp công nghiệp nông thôn cải thiện năng suất, tăng doanh thu và lợi nhuận.
Thanh Hoá: Khuyến công thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Thanh Hoá: Khuyến công thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

LNV - Hoạt động khuyến công tại Thanh Hóa đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển công nghiệp nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá. facebook
Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận

Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận

LNV - Trong làn sóng phát triển nông nghiệp gắn với văn hóa bản địa và thương mại hóa sản phẩm truyền thống, bánh tráng làng Tày Đam Rông đang dần khẳng định vị thế như một sản phẩm đặc trưng tiêu biểu của vùng cao phía Bắc tỉnh Lâm Đồng. Việc xác lập nhãn hiệu chứng nhận không chỉ bảo hộ sở hữu trí tuệ mà còn mở ra cơ hội phát triển bền vững.
Giao diện di động