Duyên lành ở quốc gia hạnh phúc Bhutan
Mặn duyên với Kila Goenpa
Trong lịch trình khám phá miền đất hạnh phúc, đất nước rồng sấm Bhutan của chúng tôi không có tu viện Kila Goenpa nhưng do mối duyên lành kết nối, chúng tôi đã biết tới một miền đất của rừng già nguyên sinh, của núi cao và mây trời bát ngát - nơi tu hành biệt lập của 60 ni cô, có những người chưa một lần xuống núi kể từ khi xuất gia. Hành trình đến với Kila Goenpa thực mà như mơ.
Đó là khi Hà, một phụ nữ Việt làm dâu Bhutan và Sonam Wangchen (chồng Hà) đang chuẩn bị lên núi cúng dường 60 áo khoác cho ni sư ở tu viện thì cũng đúng thời điểm chúng tôi có mặt tại Bhutan. Theo lời kể của Hà thì em là cô dâu Việt duy nhất sống ở thủ đô Thimphu - Bhutan. Hà và anh chồng người Bhutan của cô vốn cùng là dân làm du lịch, nghề nghiệp đưa đẩy họ đến với nhau.
Vì ít được nói tiếng mẹ đẻ, ít được gặp người Việt nên Hà thèm nói tiếng Việt. Cả buổi tối tiếp chúng tôi, Hà hồ hởi kể về Bhutan, về cuộc sống an nhiên, hạnh phúc của người dân nơi đây, về những cánh rừng, ngọn núi mà cô mê mẩn. Và rồi câu chuyện dẫn đến cuộc sống của tăng ni trong những tu viện trên núi cao cùng các chuyến từ thiện hằng năm mỗi dịp sang đông của vợ chồng cô.
Lịch trình khám phá Bhutan của chúng tôi đã ngay lập tức thay đổi. Những điểm tham quan tại Paro được thay bằng chuyến đi thiện nguyện cùng vợ chồng Hà tại tu viện Kila Goenpa trên ngọn núi cao 4.100 mét, nơi có 60 nữ tu sống ẩn dật trong mây mù và năm nào cũng nội bất xuất, ngoại bất nhập trong suốt 6 tháng trời do tuyết phủ dày đặc.
Đích đến của chúng tôi là đỉnh Kung Karpo La cao 4.100 mét, nơi có tu viện cổ kính ốp mình trên đỉnh núi, tọa lạc giữa mây mù Kila Gompa - nơi các nữ tu được gọi với cái tên Amin, sống cả đời ở đây để tu luyện. Đã có hẳn một con đường ô tô có thể đi lên gần tới đỉnh núi nhưng rủi thay khi xe chúng tôi còn cách vài cây số thì buộc phải dừng lại leo bộ do đường đang sửa.
Không chuẩn bị tinh thần leo núi nên ban đầu ai đó cũng có đôi chút e ngại. Nhưng rồi, chúng tôi phải cám ơn sự cách trở này khi được hòa mình vào thiên nhiên hoang dã, được chạm tay vào những thân cây cổ thụ rêu phong, ngắm hoa rừng, nhặt những cành địa y… mà chỉ những khu rừng già kiểu này mới có.
Kila Goenpa là một trong những tu viện cổ nhất của Bhutan được xây từ những ngày đầu của thế kỷ thứ 9, dành riêng cho các nữ sư ngồi thiền. Sau khi bị tàn phá bởi hỏa hoạn, tu viện được xây dựng lại vào năm 1986 bởi sư nữ Dratshang (người đứng đầu dòng các Nữ tu của Phật giáo Bhutan).
Kila Goenpa theo truyền thuyết có rất nhiều vị thánh đã đến đây để tìm sự bình yên và góc riêng để thiền. Tu viện chính thờ vị thánh Chenrezig và vị thánh Guru Rinpoche. Bao quanh đó có rất nhiều hang động nằm sâu trong vách đá là nơi tu luyện của các ni sư già.
Ở tu viện có 60 tu nữ tuổi đời từ 20 tới 80 tuổi, họ rời bỏ cuộc sống vật chất và rời gia đình đến sống luôn ở tu viện. Cuộc sống ở đây thật bình yên, ngày bắt đầu bằng lễ cầu nguyện và đêm kết thúc cũng bằng lễ cầu nguyện. Những tu nữ thức dậy vào lúc 3 giờ sáng và bắt đầu học kinh Phật, sau đó đi đến các khu đền để cầu nguyện.
Bữa sáng của các tu nữ là ăn cơm với rau và uống trà sữa. Rồi họ tiếp tục ngồi cầu nguyện cho đến 9 giờ tối, sau đó mới ăn nhẹ. Họ được chính phủ chu cấp cho toàn bộ chi phí ăn, học tập tại tu viện. Những nữ tu lớn tuổi sẽ chăm sóc cho những nữ tu mới vào tu viện, thậm chí có những bé gái mới chỉ 9-10 tuổi. Công việc học kinh Phật kéo dài 5 đến 6 năm sau đó sẽ là thời gian ngồi thiền từ 4 tháng đến 3 năm.
Ăn chay trường, ăn ớt xào bơ, ăn lá núi, tắm nước suối, ngủ tại “mật thất” được xây kiểu luồn mình trong mái đá, giữa hang sâu. Thật sự, trước đó tôi không thể hình dung lại có một cuộc sống kỳ lạ, khổ hạnh trên núi cao, trong mây mù của những “bóng hồng” như vậy. Mọi thứ của cuộc sống văn minh trở nên quá xa lạ, mùa băng giá thì tuyệt đường tiếp tế. Họ đã nghĩ gì?
Một nữ tu trẻ khi được hỏi tại sao lại chọn cuộc sống nương nhờ Phật nơi tu viện này đã trả lời: “Cuộc sống thật là bình yên và thanh bình khi nghĩ về con người và thế giới quanh ta khi ở đây, thanh bình ngay trong chính tâm của chúng ta”.
Còn một nữ tu già khác chia sẻ: “Nếu được trở lại thời trẻ, tôi vẫn chọn kiếp tu hành nhưng sẽ bắt đầu tu hành sớm hơn. Tôi chưa bao giờ mơ thấy cuộc sống nào yên bình hơn cuộc sống mà chúng tôi có nơi đây”.
Sau khi ăn chay và dự khóa lễ cùng các ni sư, chúng tôi đã trao tận tay từng người chiếc áo khoác, chụp ảnh kỉ niệm và nhanh chóng hạ sơn bởi đường đi khá vất vả. Anh bạn tôi định check in điểm đến đáng nhớ này để làm kỉ niệm nhưng không thể. Thì ra, Kila Goenpa chưa được đánh dấu trên bản đồ Google Map.Các thành viên trong đoàn quyết định đưa “điểm đến” đáng thổn thức trên sườn Himalaya nóc nhà thế giới này lên Google Map. Hai mươi tám bức ảnh của chúng tôi và các tư liệu được đưa lên và Google đã xác nhận, đăng tải.
Đường lên Tiger Nest - thót tim trên lưng ngựa
Theo truyền thuyết, Thượng sư Liên Hoa Sinh - một người Bà La Môn thuộc Hoàng gia, người đã truyền Phật giáo Mật tông khắp vùng núi Himalaya vào những năm 700 - đã đến ngôi đền Paro Taktsang (Tiger’s Nest) vào thế kỷ thứ 8 bằng cách bay trên lưng một con hổ cái từ Tây Tạng. Ông được xem như một vị Phật thứ hai và một vị thần bảo hộ của Bhutan. Cái tên Taktsang theo nghĩa đen có nghĩa là hang hổ. Thượng sư Liên Hoa Sinh thiền định trong 13 tu viện nhỏ hay những hang hổ, trong đó Paro Taktsang là nổi tiếng nhất.
Quần thể Tiger’s Nest trông hùng vĩ, bề thế dựng cheo leo trên vách núi đá thẳng đứng ở độ cao hơn 3.000 mét so với mực nước biển và được ví “như là hình ảnh con tắc kè đang bám vào vách núi”. Đây là một trong những điểm đến nổi tiếng nhất của thế giới mà dân du lịch truyền tai nhau, nên đến một lần trong đời. Và, nếu đến đất nước hạnh phúc nhất thế giới mà chưa leo lên Tiger’s Nest thì coi như chưa đến Bhutan.
Chúng tôi đã dành cả một ngày để khám phá hang ổ của hổ. Đứng từ dưới chân núi ngước lên thấy những tu viện nhỏ xíu, cheo leo bên vách đá, cảm giác đầu tiên không khỏi… rùng mình. Thế rồi, chúng tôi được khuyến cáo, chặng đầu, đường còn rộng rãi và dễ đi nên chọn phương án cưỡi ngựa để giữ sức cho chặng đường hiểm trở phía trên, và nhanh chóng gật đầu.
Vậy nhưng, khi đã được cô gái nài ngựa trấn an - don’t worry ( đừng lo) thì chúng tôi ai nấy vẫn run khi toàn thân lắc lư, nhún nhẩy trong nhịp thở dồn dập của ngựa khi leo núi dốc đứng.
Cả đoàn ngựa nối đuôi nhau hì hụi thồ chúng tôi theo con đường mòn mà ngày nào chúng cũng phục vụ những du khách đến từ tứ xứ, có khi nhắm mắt chúng cũng biết chỗ nào phải tránh cái gốc cây, tảng đá, chỗ nào phải lấy đà vượt qua cái hố sâu, bởi nhỡ thụt chân xuống cũng khó mà nhấc lên được... Chúng cần mẫn, ngoan ngoãn nghe theo mệnh lệnh của người nài ngựa.
Nhiệt độ ở vùng núi Bhutan khi chớm đông buổi sáng chúng tôi lên đường chỉ 3- 4 độ C nhưng ngồi trên lưng ngựa thần kinh căng thẳng toát cả mồ hôi. Con đường mòn nhỏ chỉ vừa hai hàng ngựa đi ngược chiều tránh nhau, hai bên là vực sâu, sơ sẩy một chút có thể bị hất khỏi lưng ngựa xuống núi như chơi.
Trước khi lên đường, chúng tôi được người bản xứ khuyên nên đi sớm khi mà chưa có đoàn nào lên trước để tránh các đàn ngựa đi xuống, chúng dễ đối đầu nhau rồi lồng lên, nguy hiểm. Thế nhưng, cũng không tránh được cảnh này. Cứ thế, rầm rập bước chân ngựa đi lên, đi xuống, tránh nhau trên con đường nhỏ, cheo leo nhiều chỗ thẳng đứng.
Tôi đã nín thở, thót tim, thậm chí không dám cả nói to vì sợ ngựa giật mình mặc dù cô bé nài ngựa luôn đi sát bên cạnh luôn miệng an ủi, đừng lo, đừng lo. Thế rồi, 2/3 quãng đường lên Tiger’s Nest phải nhờ ngựa thồ cũng kết thúc.
Thở phào rời lưng ngựa, chúng tôi mỗi người một chiếc gậy - mua sẵn từ chân núi, bắt đầu hành trình leo bộ. Không còn cảm giác thót tim, nhưng càng lên cao, không khí càng loãng, thiếu ô xy cũng là một thử thách đáng kể với dân văn phòng, ít vận động. Chúng tôi luồn lách trong rừng già, gặp du khách đến từ nhiều quốc gia và những tín đồ Phật giáo từ khắp đất nước Bhutan và cả những nước lân cận như Ấn Độ, Nepal...
Họ không ngại đường xa đến lễ ở tu viện linh thiêng này vì tin lời cầu nguyện sẽ được ban phép và thành hiện thực. Cờ Lungta nhiều màu sắc mang theo các lời cầu nguyện cũng giăng khắp dọc đường lên tu viện. Những tháp nhỏ (Tupa) bằng đá chồng lên nhau cũng được các phật tử xếp rất nhiều bên lề đường để cầu cho những điều tốt lành…
Để bảo vệ các công trình nghệ thuật cũng như thể hiện lòng tôn kính, du khách hoàn toàn không được mang theo thiết bị ghi hình vào bên trong tu viện, chính vì thế Tiger’s Nest luôn là điểm đến bí ẩn, kêu gọi người ta phải leo lên tận nơi mà mục sở thị.
Ở đây có 4 đền chính, 8 hang động bao quanh. Một thế giới linh thiêng, kì bí, nơi tu hành ẩn dật của các vị chân tu chỉ có đèn dầu, tiếng cầu Kinh, những bức tranh Thangka, những bức bích hoạ trên các vách núi miêu tả chân dung ngài Liên Hoa Sinh, các vị Phật, Bồ Tát, những vị thần trong Phật giáo và trong văn hoá dân gian Bhutan…
Trong tiếng cầu kinh an lành và mùi hương trầm ngào ngạt, ấm cúng, ngắm vẻ đẹp đầy mê hoặc của thung lũng mây đang chờn vờn ngoài kia tôi thấy mình như đang lạc vào… cõi tiên.
Lãng Quân/CAND
Tin liên quan
Tin mới hơn
Quảng Ninh: Hơn 300 doanh nghiệp chung tay kích cầu du lịch mùa đông
09:38 | 21/11/2024 Tin tức
Vẻ đẹp độc đáo Lũy cổ Phương Mai
11:43 | 19/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Bình Định: Làm du lịch cộng đồng nơi cổng trời Vĩnh Sơn
11:14 | 12/11/2024 Du lịch làng nghề
Bình Định: Mô hình du lịch canh nông thu hút khách du lịch
09:54 | 06/11/2024 Du lịch làng nghề
Bình Định đề xuất đầu tư loại hình vận tải Taxi bay để phát triển du lịch
09:13 | 31/10/2024 Du lịch làng nghề
Bình Định: Vai trò người có uy tín đóng trong việc bảo tồn di sản văn hóa dân tộc
09:00 | 28/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Tin khác
Phát triển du lịch cộng đồng tại Làng nghề mai cảnh bật nhất miền Trung
09:25 | 25/10/2024 Du lịch làng nghề
Phát triển du lịch sinh thái với tiềm năng từ nghề sản xuất chè
09:35 | 24/10/2024 Du lịch làng nghề
Phú Yên: Làng nghề dệt chiếu cói Phú Tân làm du lịch
15:00 | 14/10/2024 Du lịch làng nghề
Làng bánh tráng Tân An - Tiềm năng phát triển du lịch trải nghiệm
11:14 | 14/10/2024 Du lịch làng nghề
Khảo sát du lịch đường sông và làng nghề gạch gốm đỏ Mang Thít
11:12 | 14/10/2024 Du lịch làng nghề
Bình Định: Đến cảng cá Đề Gi, người dân vẫn đảm bảo nguồn sinh kế
13:56 | 11/10/2024 Kinh tế
Bình Định: Định hướng phát triển du lịch làng nghề
13:24 | 02/10/2024 Du lịch làng nghề
Du lịch trải nghiệm nghề truyền thống
09:50 | 17/09/2024 Du lịch làng nghề
Hàng trăm ha Đào Nhật Tân bị lụi tàn sau Cơn bão số 3 (Yagi)
09:39 | 17/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hiệp hội du lịch tỉnh Hải Dương: Tổ chức Hội nghị Ban chấp hành lần thứ II mở rộng
10:42 | 12/09/2024 Du lịch làng nghề
Khách du lịch đến Bình Định ước đạt hơn 200 nghìn lượt khách
10:39 | 09/09/2024 Du lịch làng nghề
Đến Mù Cang Chải trải nghiệm mùa vàng Tây Bắc
10:00 | 06/09/2024 Du lịch làng nghề
Bình Định: “Du lịch, Điện ảnh và Thể thao – Tự hào bản sắc Việt”
10:00 | 03/09/2024 Du lịch làng nghề
Du lịch làng nghề - Hướng đi tiềm năng ở Quảng Trị
11:01 | 23/08/2024 Du lịch làng nghề
Phát triển du lịch từ lợi thế làng nghề, nông nghiệp và sản phẩm OCOP
09:51 | 22/08/2024 Du lịch làng nghề
Tuần Văn hoá, Du lịch, Thương mại Vạn Phúc 2024 có nhiều điểm mới
14:05 Tin tức
Nhiều hoạt động kỷ niệm 20 năm Khu phố cổ Hà Nội là Di tích lịch sử Quốc gia
15:30 Văn hiến Hà Thành
Phú Yên: Những người thầy gieo chữ nơi vùng cao Phú Mỡ
15:29 Đào tạo nghề
Bình Định: Người có uy tín, già làng tiên phong trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia
15:25 Văn hóa - Xã hội
Bình Định: Hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn là bảo vật quốc gia
09:39 Văn hóa - Xã hội