Đường Lâm - phát triển du lịch gắn với bảo tồn làng cổ
Những năm gần đây, nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển du lịch gắn với bảo tồn làng cổ, nhiều gia đình đã chung tay cùng chính quyền địa phương phát triển du lịch cộng đồng một cách bài bản, chuyên nghiệp.
Du khách tìm hiểu nghề truyền thống ở làng cổ Đường Lâm.
Khởi sắc các mô hình
Đường Lâm là điểm đến thu hút du khách bởi vẻ đẹp duyên dáng của một ngôi làng cổ đại diện cho văn hóa xứ Đoài với bao lớp trầm tích văn hóa xếp chồng lên nhau. Đến Đường Lâm, du khách không chỉ thăm hệ thống di tích lịch sử - văn hóa nổi tiếng mà còn được hòa mình vào cuộc sống nông thôn điển hình của Bắc Bộ với những ngôi nhà cổ hàng trăm năm tuổi, được gặt lúa, bện rơm hay làm kẹo, chè lam... đầy thú vị.
Là một trong những người trẻ trong làng tham gia phát triển du lịch cộng đồng, anh Cao Huy Đức - Phó Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp, dịch vụ và du lịch Đường Lâm cho biết: “Hiện nay, đến với làng cổ Đường Lâm, du khách có thể chọn gói tour 2 ngày 1 đêm được bổ sung nhiều hoạt động trải nghiệm mới như: Trải nghiệm làm đồ lưu niệm từ rơm, tham gia các hoạt động sản xuất nông nghiệp cùng người dân, đi xe điện hoặc đạp xe quanh làng tìm hiểu cuộc sống của người dân, check-in tại vườn hoa đầu làng với nhiều loài hoa theo mùa”.
Cũng theo anh Cao Huy Đức, kể từ khi Hợp tác xã Nông nghiệp, dịch vụ và du lịch Đường Lâm kết hợp với các hộ dân trong làng đưa vào hoạt động mô hình du lịch homestay từ cuối năm 2019 đến nay, cả 3 ngôi nhà cổ với sức chứa khoảng 30 người luôn kín phòng vào các ngày cuối tuần. Mô hình này đã tạo việc làm cho 20 người dân với mức thu nhập 5 - 6 triệu đồng/tháng/người. Bà Kiều Thị Thực, người dân thôn Mông Phụ (xã Đường Lâm) cho biết: “Tôi làm việc cho Hợp tác xã từ cuối năm 2019 với công việc chính là trồng hoa. Công việc này cho tôi thu nhập ổn định, giúp gia đình tôi cải thiện cuộc sống”.
Ông Nguyễn Văn Vững, chủ homestay Vững Tâm chia sẻ, gia đình vẫn giữ gìn nguyên vẹn ngôi nhà hơn 100 năm tuổi của cha ông để lại nhằm mang đến cho du khách một không gian văn hóa cổ điển hình của xứ Đoài. “Chúng tôi giữ gìn những “báu vật” này để du khách có thể “chạm” vào quá khứ, trở về với văn hóa truyền thống của ông cha. Không chỉ hòa mình vào không gian làng cổ, du khách còn được thưởng thức những món ăn dân dã do người dân Đường Lâm tự nuôi trồng, sản xuất và chế biến”.
Ngoài việc kinh doanh dịch vụ homestay, nhiều hộ dân ở Đường Lâm đã biết kết hợp gìn giữ, phát triển nghề truyền thống, mang lại hiệu quả kinh tế, như gia đình ông Hà Nguyên Huyến và ông Nguyễn Hữu Thể với nghề làm tương, gia đình ông Nguyễn Văn Hùng có nghề làm chè lam; gia đình ông Cao Văn Hiền với cơ sở sản xuất bánh kẹo truyền thống Hiền Bao, mỗi tháng sản xuất trung bình 1,5 tấn kẹo...
Tìm hướng phát triển bền vững
Kể từ khi được công nhận là Di tích Lịch sử văn hóa quốc gia (năm 2006) và Điểm du lịch cấp thành phố (năm 2019), Ban Quản lý di tích Làng cổ Đường Lâm đã có những bước đi bài bản trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản gắn với phát triển du lịch.
Ông Nguyễn Đăng Thạo, Trưởng ban Quản lý di tích Làng cổ Đường Lâm chia sẻ: “Bên cạnh việc duy trì hoạt động trang website giới thiệu làng cổ, chúng tôi xây dựng các tour tuyến tham quan tại làng cổ gắn với các di tích trên địa bàn thị xã và vùng phụ cận; triển khai mô hình dịch vụ, du lịch homestay tới các gia đình có nhà cổ. Đường Lâm hiện có trên 100 hộ dân tại 5 thôn làm dịch vụ du lịch và tham gia tạo sản phẩm phục vụ du khách”.
Nhận xét về sự thay đổi của làng cổ Đường Lâm, bà Nguyễn Thị Thủy, Giám đốc Công ty cổ phần Du lịch và dịch vụ Timetravel Việt Nam cho rằng: “Người dân Đường Lâm đã ý thức được những tác động tích cực của du lịch đến cuộc sống, vì thế, cách làm du lịch của họ đã chuyên nghiệp hơn trước. Tuy nhiên, Đường Lâm cần giữ gìn cảnh quan làng cổ tốt hơn, không để những công trình xây mới phá vỡ không gian truyền thống. Nếu không, Đường Lâm sẽ tự đánh mất sức hấp dẫn của mình”.
Để du lịch Đường Lâm phát triển bền vững, Phó Giám đốc phụ trách Sở Du lịch Hà Nội Trần Trung Hiếu cho biết: “Sở sẽ đồng hành cùng địa phương trong công tác bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch, hỗ trợ tuyên truyền, quảng bá giá trị của làng cổ Đường Lâm và kết nối cộng đồng địa phương với doanh nghiệp lữ hành để tạo ra các sản phẩm mới”, ông Trần Trung Hiếu cho biết.
Theo Mỹ An
Tin liên quan
Tin mới hơn
Ra mắt Làng Nghệ thuật Việt Nam
11:04 | 11/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Tôn vinh tiếng việt trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài
19:20 | 08/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi ngành giáo dục nhân dịp khai giảng
09:35 | 05/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Cây Thị nghìn tuổi thôn Ngoại Độ
07:09 | 01/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Lễ hội thành Tuyên: Điểm hẹn của du khách gần xa
07:07 | 01/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Cùng " Cô gái bằng lăng" về với tuổi học trò của Đinh Văn Bình
07:07 | 01/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Tin khác
Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông: Thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng
07:07 | 01/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Kỷ lục gia Bùi Văn Ngợi Người thích thể thao mạo hiểm
07:06 | 01/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Ước mơ Đại học không bị giới hạn học phí tại Trường Đại học Trưng Vương
08:57 | 31/08/2024 Văn hóa - Xã hội
Bắc Kạn xây dựng làng nghề nông lâm nghiệp
11:01 | 29/08/2024 Tin tức
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội Trung Thu năm 2024 tại Ninh Bình
10:16 | 27/08/2024 Văn hóa - Xã hội
Kiều bào tham gia nhiều trải nghiệm ấn tượng
14:08 | 26/08/2024 Văn hóa - Xã hội
Quảng bá Bình Định qua “Du lịch, Điện ảnh và Thể thao - Tự hào bản sắc Việt”
12:12 | 23/08/2024 Văn hóa - Xã hội
Nhiều hoạt động đặc sắc tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam dịp nghỉ lễ 2/9
11:02 | 23/08/2024 Văn hóa - Xã hội
Miền trầm tích nghìn năm
10:39 | 21/08/2024 Văn hóa - Xã hội
Quảng Ngãi Hội thảo khoa học văn hóa, văn nghệ dân gian các dân tộc miền núi
10:06 | 19/08/2024 Văn hóa - Xã hội
Rằm Tháng 7- Lễ Vu lan báo hiếu
08:45 | 19/08/2024 Văn hóa - Xã hội
Độc đáo Lễ hội Ớt A Riêu ở Cổng Trời Đông Giang
19:42 | 15/08/2024 Văn hóa - Xã hội
Gìn giữ nghề thuốc đông y gia truyền
14:08 | 15/08/2024 Văn hóa - Xã hội
Phát huy vai trò “cầu nối” giữa Đảng, chính quyền với Nhân dân
15:11 | 13/08/2024 Văn hóa - Xã hội
Bình Định: Khôi phục Lễ hội Đổ giàn An Thái
10:39 | 12/08/2024 Văn hóa - Xã hội
Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Phát triển bền vững làng nghề gốm gắn với du lịch
17:27 Nghiên cứu trao đổi
Tơ lụa Tân Châu mang đậm dấu ấn văn hoá truyền thống
17:27 Làng nghề, nghệ nhân
Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Cao Bằng
17:27 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề thêu thổ cẩm và in hoa văn bằng sáp ong của người Dao Tiền
17:26 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề làm bút lông ở phố cổ Hà Nội
17:26 Làng nghề, nghệ nhân