Những cung điện cổ xưa đẹp nhất Indonesia
Nằm trong một khu rừng banyan tươi tốt xinh đẹp ở thành phố Yogyakarta, cung điện này được xây dựng lần đầu tiên vào những năm 1700 cho gia đình hoàng gia Yogyakarta. Kể từ đó, cung điện đã bị tàn phá rồi được xây dựng lại nhiều lần. Khu phức hợp này vẫn đóng vai trò là một tòa nhà thuộc chính quyền địa phương và khách du lịch có thể ghé thăm một số phần của cung điện cổ, bao gồm cả bảo tàng chứa đầy các cổ vật.
Cung điện Hoàng gia Ubud (Puri Saren Agung)
Cung điện tinh xảo với kiến trúc đặc trưng của Bali là trung tâm Vương quốc Ubud cổ xưa của Indonesia. Ubud hiện vẫn là trung tâm nghệ thuật và văn hóa của Bali, nơi thường xuyên tổ chức các buổi biểu diễn văn hóa khác nhau, từ âm nhạc truyền thống đến nhạc kịch và khiêu vũ. Dòng dõi hoàng tộc cổ xưa của Ubud vẫn sống trong cung điện này, nhưng chỉ một số phần của tòa nhà được mở cửa cho khách du lịch, nơi họ có thể quan sát nội thất cùng những trang trí ấn tượng truyền thống với nghệ thuật chạm khắc đá theo phong cách của người Bali.
Lâu đài nước Taman Sari
Trong những năm 1700, lâu đài nước này đóng vai trò là một pháo đài và địa điểm giải trí cho gia đình hoàng gia thuộc Vương quốc Hồi giáo Yogyakarta. Cung điện tuyệt đẹp với những hồ bơi lớn lộng lẫy cùng các dãy phòng để thiền, học tập và nghỉ ngơi. Khu phức hợp khổng lồ bao gồm 4 khu vực như khu phức hợp tắm biểu tượng, hồ nhân tạo, khu vực giải trí và vườn. Giờ đây, cung điện được bảo tồn như một điểm thu hút khách du lịch và du khách có thể khám phá các phần của cung điện tinh tế cả bên ngoài và bên trong.
Cung điện Maimun
Địa danh lịch sử này ở Medan, Bắc Sumatra, được thành lập vào năm 1888. Được thiết kế bởi một kiến trúc sư châu Âu, cung điện này được ấp ủ với kiểu nội thất chiết trung, với các yếu tố của di sản văn hóa Malay, kiến trúc Trung Đông, đồ trang trí Hà Lan, cũng như ảnh hưởng từ kiến trúc Tây Ban Nha và Ý. Cung điện cổ này hiện đang phục vụ như một bảo tàng, trưng bày nhiều hiện vật lịch sử, hình ảnh và vũ khí khác nhau.
Cung điện Keraton Kasepuhan Cirebon
Là cung điện lâu đời nhất nằm ở thành phố Cirebon, quần thể cung điện này được duy trì rất tốt. Nó được xây dựng vào năm 1447 với sự pha trộn kiến trúc từ Sundan, Java, Hà Lan, Hồi giáo và Trung Quốc. Mặc dù Cirebon hiện thuộc về sự quản lý của chính quyền Cộng hòa Indonesia, nhưng hậu duệ của Quốc vương vẫn sống trong cung điện. Mặc dù vậy, khách du lịch được chào đón để khám phá các phần của cung điện, bao gồm phòng bảo tàng trưng bày những vật gia truyền và xe ngựa của hoàng gia.
Cung điện Siak Sri Indrapura
Nằm ở tỉnh Riau ở Sumatra, cung điện này thuộc Vương quốc Siak Sri Indrapura trị vì từ năm 1723 cho đến khi Indonesia độc lập vào năm 1945. Cung điện được thiết kế bởi một kiến trúc sư người Đức sau khi Quốc vương thực hiện hành trình qua châu Âu, vì vậy kiến trúc mang nhiều nét đặc trưng châu Âu kết hợp với kiến trúc truyền thống Malay. Ngày nay, cung điện là một địa điểm thu hút khách du lịch nổi tiếng nơi khách du lịch có thể quan sát nhiều vũ khí, đồ dùng và nhạc cụ được sử dụng bởi hoàng gia.
Cung điện Candi Ratu Boko
Hầu hết các di tích từ các vương quốc Phật giáo Ấn Độ giáo ở Indonesia đang bị hủy hoại, bởi chúng được xây dựng từ đầu thế kỷ thứ 4. Candi Ratu Boko nằm trong số những tàn tích còn sót lại đang được các nhà khoa học nghiên cứu. Các nhà khảo cổ học kết luận rằng địa điểm này là một cung điện cho Vương quốc Hindu Mataram vào thế kỷ thứ 8. Tòa nhà tinh xảo nằm trên đỉnh một ngọn đồi, được tô điểm bằng những bức chạm khắc đá về các vị thần và nhân vật Hindu. Kiến trúc được làm bằng đá và đa số du khách đã ghé thăm đều cho rằng địa điểm lịch sử này có một cảm giác thần thoại rất quyến rũ.
Theo Hàn Ly/Báo GT
Tin liên quan
Tin mới hơn

Tây Ninh phát triển du lịch xanh, du lịch trải nghiệm
15:18 | 12/05/2025 Du lịch làng nghề

Thành phố biển Quy Nhơn rực rỡ sắc vàng hoa lim xẹt
09:39 | 09/05/2025 Du lịch làng nghề

Quảng bá du lịch, làng nghề, ẩm thực Việt Nam tại Italia, Pháp, Thụy Sỹ
10:05 | 06/05/2025 Du lịch làng nghề

Dịp lễ 30/4 - 1/5 năm 2025, Bình Định đạt doanh thu 350 tỷ đồng
11:49 | 05/05/2025 Du lịch làng nghề

Chuyến tàu trải nghiệm “Hành trình văn hóa – Về miền đất võ”
21:00 | 04/05/2025 Du lịch làng nghề

Hà Giang: Du lịch cộng đồng gắn với làng nghề truyền thống ở Hà Giang
10:09 | 29/04/2025 Du lịch làng nghề
Tin khác

Phát triển du lịch kết nối làng nghề
14:32 | 24/04/2025 Du lịch làng nghề

Bình Định: Quy Nhơn thiên đường du lịch biển
08:52 | 22/04/2025 Du lịch làng nghề

Bình Định triển khai Đề án phát triển du lịch cộng đồng
08:50 | 22/04/2025 Du lịch làng nghề

Bình Định: Gành đá Lộ Diêu mang vẻ đẹp kỳ vĩ với khối đá hình thù lạ mắt
21:16 | 08/04/2025 Du lịch làng nghề

Về Ninh Thuận ghé thăm làng gốm cổ nhất Đông Nam Á
14:55 | 03/04/2025 Du lịch làng nghề

Thác Dải Yếm - Sản phẩm du lịch OCOP 4 sao
14:54 | 03/04/2025 Du lịch làng nghề

Bình Định tổ chức Lễ hội Văn hóa Ẩm thực lần thứ II, năm 2025
16:02 | 01/04/2025 Du lịch làng nghề

Bình Định - Đà Nẵng - Khánh Hòa kết nối sản phẩm du lịch đường sắt
15:16 | 01/04/2025 Du lịch làng nghề

Về Phú Túc ngắm hoa rì nở
15:14 | 01/04/2025 Du lịch làng nghề

Bình Định chào đón gần 800 du khách trên chuyến tàu miễn phí
08:27 | 31/03/2025 Du lịch làng nghề

Phú Yên: “Biển rừng hòa một” và thông điệp “Đi Phú Yên đi”
10:19 | 20/03/2025 Du lịch làng nghề

Bình Định: Du khách nô nức lên suối Tà Má thưởng ngoạn hương sắc hoa Trang
14:31 | 10/03/2025 Du lịch làng nghề

Sơn Trà (Đà Nẵng): An Hải Nam nhanh chóng ổn định, thống nhất cao sau sáp nhập
10:41 | 07/03/2025 Kinh tế

Làng chài Nhơn Hải vào mùa rêu xanh
11:38 | 01/03/2025 Du lịch làng nghề

Bình Định: Vượt đèo Truông Gia Vấn thưởng ngoạn vẻ đẹp hồ Hội Khánh
09:19 | 24/02/2025 Du lịch làng nghề

Người “gieo mầm” làng nón Đồng Văn
10:05 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Nhà giáo dục vĩ đại
10:05 Văn hóa - Xã hội

Các loại gia vị tốt cho người mắc viêm phổi
09:57 Sức khỏe làm đẹp

Ứng Hòa "sáng, xanh" nhờ các phong trào thiết thực
09:56 Nông thôn mới

Thủ tướng chỉ đạo bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản
09:54 Khuyến nông