Đồng Nai: Đổi mới dạy nghề cho lao động nông thôn
Ông Nguyễn Tấn Pháp cho hay, ông tham gia lớp đào tạo nghề chăn nuôi thú y vào năm 2011. Trước đó, ông đã có gần 10 năm chăn nuôi dê. Nhưng việc chăn nuôi chủ yếu áp dụng kinh nghiệm học hỏi từ những người đi trước, cộng thêm tích cóp từ kinh nghiệm thực tế của bản thân mà thành. Từ ngày hoàn thành khóa học, ông Phát nắm rõ những biến đổi trên vật nuôi khi thời tiết thay đổi bất thường.
Bà Đồng Thị Hương (dân tộc Hoa, ngụ ấp 10, xã Sông Ray, huyện Cẩm Mỹ) có thêm hiểu biết để chăm sóc đàn tằm của gia đình sau lớp đào tạo nghề.
“Trước đây, mỗi khi con dê chạy lui chạy tới không yên, rồi húc đầu vào thành chuồng liên tục tôi cũng chỉ biết cột dê lại không cho chạy nhảy làm ảnh hưởng đến những con khác trong chuồng. Nhưng qua kiến thức có được từ lớp học nghề, tôi đoán biết được nguyên nhân của hiện tượng này là do dê ăn lá bị ướt nên phổi ứ nước làm dê khó chịu, đau đớn. Vậy là tôi đến tiệm thuốc nhờ bác sĩ thú y tư vấn rồi mua thuốc về chích cho dê. Nhờ đó, loại bệnh này không còn ảnh hưởng đến số lượng đàn dê của gia đình” - ông Nguyễn Tấn Pháp nói.
Còn bà Đồng Thị Hương (dân tộc Hoa, ngụ ấp 10, xã Sông Ray, huyện Cẩm Mỹ) thì cho biết, gia đình bà đã trồng dâu nuôi tằm gần 10 năm qua. Nhiều năm liền bà mong được tiếp cận với các lớp học chuyên sâu để cải tiến việc chăm sóc tằm vì từ trước đến nay bà nuôi theo hình thức tích lũy kinh nghiệm là chính. Sau khóa học kỹ thuật trồng dâu nuôi tằm, bà được tư vấn nên trồng giống cây dâu mới cho lá to, thời gian thu hoạch lâu hơn lại dễ chăm sóc, ít sâu bệnh thay cho giống cây dâu trước đây lá nhỏ, cây thấp, thời gian thu hoạch ngắn và hay bị bệnh vàng lá.
Cũng có kiến thức từ lớp học nghề nông nghiệp là ông Đặng Văn Hoành (63 tuổi, ngụ xã Xuân Bắc, huyện Xuân Lộc). Năm 2017, ông Hoành theo học khóa đào tạo 3 tháng về kỹ thuật trồng bưởi. Từ đó, người nông dân này đã biết thêm nhiều kỹ thuật trồng, chăm sóc bưởi, như thành phần hoạt chất ghi trên bao bì khi mua thuốc bảo vệ thực vật, lựa chọn phân bón để sao cho phù hợp với chất đất, từng thời điểm sinh trưởng của cây, biết trang bị đồ bảo hộ khi phun thuốc trừ sâu để đảm bảo sức khỏe cho bản thân, phun khi nào để sản phẩm sẽ an toàn khi đến tay người sử dụng...
Ông Dương Huy Thông, chuyên viên phụ trách công tác dạy nghề của Phòng Lao động - thương binh và xã hội huyện Tân Phú cho biết, theo đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020, để được học nghề lần 2 thì người đã được hỗ trợ học nghề một lần phải là người bị mất việc làm do nguyên nhân khách quan (Nhà nước chuyển đổi quy hoạch trồng trọt, chăn nuôi, chuyển đổi nghề thủ công…). Sau đó, người này có đơn đăng ký học nghề lần 2 rồi được UBND xã, phường, thị trấn xác nhận. Cơ quan thường trực cấp huyện sẽ xem xét, trình trưởng ban chỉ đạo đề án cấp huyện, thị xã quyết định tiếp tục hỗ trợ nghề lần 2.
Theo ông Thông, có những nông dân trước đây học lớp chăn nuôi heo. Nay heo giảm giá, nhiều dịch bệnh nên họ muốn chuyển đổi ngành nghề khác nhưng không thể giải quyết cho bà con. Do đó mà nhiều năm qua chưa có trường hợp nào được giải quyết học nghề lần 2. Vì vậy, trong thời gian tới cần có những chính sách ưu đãi giúp người dân được học nghề lần 2, lần 3 theo đúng nhu cầu thực tế.
Theo ông Đào Công Từ, Trưởng phòng Lao động - thương binh và xã hội huyện Cẩm Mỹ, khóa đào tạo nghề phi nông nghiệp có thời gian học 3 tháng, người học được hỗ trợ 30 ngàn đồng/ngày. Trong khi đó, doanh nghiệp nhận lao động phổ thông vào đào tạo theo từng khâu chỉ từ 5-10 ngày là làm việc được. Trong thời gian đào tạo, người lao động cũng được trả lương theo thỏa thuận, sau khi hoàn tất đào tạo là làm việc ngay. Do đó, hiện nay việc đào tạo nghề phi nông nghiệp không hút được người dân theo học.
Việc quy định độ tuổi học nghề là lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, từ 15-55 tuổi đối với nữ và 15-60 tuổi đối với nam bị đánh giá là chưa phù hợp. Bởi, lao động nông thôn từ 55 tuổi trở lên vẫn tham gia sản xuất, đây cũng là lực lượng lao động chính ở các địa bàn nông thôn hiện nay.
Bài và ảnh Văn Truyên
Tin liên quan
Tin mới hơn

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 | 18/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt
15:42 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội
15:41 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc
13:19 | 12/06/2025 Tin tức

Cao Bằng gìn giữ và phát triển làng nghề truyền thống: Nét đẹp văn hóa gắn liền phát triển kinh tế
09:17 | 12/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Xây dựng Cụm công nghiệp làng nghề nhìn từ huyện Phú Xuyên
14:48 | 11/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Khám phá nghề chằm áo tơi Yên Lạc – Nét đẹp văn hóa truyền thống Hà Tĩnh
15:19 | 10/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa công nghệ số phát triển ngành ong Việt
15:19 | 10/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phát triển nghề nuôi ong ở Nghĩa Đồng
09:42 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Nghệ nhân Nhân dân Đinh Chương “di sản sống” giữa đại ngàn Vĩnh Sơn
09:42 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Nhóm yêu thích nghề làm men lá” giữ gìn và phát triển nghề truyền thống
09:41 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề bánh pía Vũng Thơm
09:39 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Cao Bằng: Nghề nhuộm vải chàm của người Nùng An
09:39 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Lê Mạnh Tuấn – Người giữ hồn đất, thổi hồn cho “đất nở hoa”
22:13 | 07/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Nguyễn Văn Lưu: Người đưa gốm sứ Chu Đậu trở về từ đáy biển
11:03 | 06/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thanh Hóa: Gắn kết chương trình OCOP với du lịch làng nghề – Hướng đi bền vững cho kinh tế nông thôn
09:06 | 04/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới 2024
19:09 Tin tức

Làng nghề - “mắt xích” cho công nghiệp văn hóa
10:50 Nghiên cứu trao đổi

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 Làng nghề, nghệ nhân

Thủ tướng Chính phủ công nhận Thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới
10:36 Nông thôn mới

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 Làng nghề, nghệ nhân