Đọc Hồi ký "Như tôi đã sống" của Anh hùng Lao động, Đại tá Nguyễn Đăng Giáp

TBV - Cuốn hồi ký “Như tôi đã sống” (NTĐS) in lần thứ 2 của Nguyễn Đăng Giáp. Khác với những cuốn hồi ký của một số nghệ sĩ và các doanh nhân thành đạt, họ thường đánh bóng thần tượng nhằm đề cao thanh thế và thanh bạch hóa cuộc đời. Thì cuốn hồi ký NTĐS đã phản ánh cuộc sống đa chiều bằng bút pháp trần thuật. Nhiều chi tiết thông qua những cảnh ngộ “chưa ai nói tới”, của thời đã qua được tác giả bóc tách làm người đọc chợt ngộ ra và suy ngẫm.
Như bao thanh niên thời kháng chiến, tác giả cũng đến trường trong đói khổ và đồng hành cùng bom đạn. Với anh, gia đình và quê hương là một phần máu thịt không thể tách rời cuộc đời. Từ quê lột xác mà đi nên anh kể về quê hương bằng nhiều thuật ngữ gắn liền với những phong tục tập quán của người dân xứ Nghệ. Ai ngờ ở Cửa Lò ngoài phố biển gắn liền với những phong tục ngư dân, với bao loài hải sản làm mê lòng khách thập phương, ở đây còn có “món cá trích ăn với khoai lang”. Nếu không có dòng ký ức này chắc người xứ Nghệ chỉ nhắc về sự thiếu thốn buổi hàn vi bằng những thuật ngữ “con cá gộ, mo cơm đùm cà”. Anh trai tôi cũng là lính Trường Sơn, đã đọc cuốn sách này. Một hôm gặp tôi anh kể: Ngày xưa trước khi tao lên đường, mẹ cũng cho ăn khoai cá trích (tức là bồi dưỡng khoai với cà có đuôi) mấy ngày. Sau này cô Hợp, người ở quê có gửi thư cho anh và bôi bác rằng “Cá trích ăn với khoai lang. Anh đi để lại một sàng vỏ khoai”.

Về phần gia đình: Bố anh là cụ Nguyễn Đình Cẩn, một cán bộ cần mẫn vì dân, giúp người lắm khi quên mất mình. Tuy là một con người thụ động nhưng tính tình của ông bộc trực, khẳng khái. Đời ai nhân danh một Trưởng phòng nông nghiệp huyện mà khi có đại diện của Bộ Nông nghiệp về họp ông đã phang vào giữa hội nghị, (lúc đó có Bí thư tỉnh ủy Nghệ An làm chủ trì) rằng: “… dân dưới quê còn rất khó khăn. Tôi không đồng tình với kiểu báo cáo gian dối. Vống lên những điều phi thực tế” thế là câu nói của ông đã kịp thời dập tắt tràng vỗ tay của những kẻ quen thói nịnh thần ton hót. Thiết nghĩ giữa cơ chế hôm nay, những câu phản biện như vậy cần lắm chứ, nhưng chắc đốt đuốc đi tìm giữa ban ngày cũng không gặp. Còn mẹ anh, là người đàn bà xuất thân trong gia đình danh gia vọng tộc, bà đoan trang hiền thục và có cảm thụ văn chương sâu sắc. Bà là cô dâu vinh dự của các cụ đồ trong họ. Ngoài nuôi con bà còn là người cáng đáng mọi công việc để chồng yên tâm quán xuyến công tác xã hội. Chuyện rằng, có hôm bố anh đi họp với mấy người nhưng không báo được cơm đã kéo “một chùm” khách huyện đến nhà, làm mẹ anh gác chân lên cổ chạy đi mua thức ăn về tiếp đãi. Mẹ anh có thể nhịn ăn hoặc chịu đói còn tiếp khách bao giờ cũng đàng hoàng, phong lưu. Thật đúng như câu thơ của Mai Hồng Niên đã viết:

“Mẹ hiền từ như hạt lúa củ khoai.Cha khẳng khái ân tình, cứ nóng ran như lửa”.

Có thể nói tính cách, danh phận, của Giáp là tổng hợp hài hòa từ hai nhân cách lớn của bố và mẹ.

Mùa hè năm 1971, khi hoa phượng trải thảm đỏ sân trường, gác bút mực xanh anh bước vào đời lính. Tôi đã đọc rất nhiều cuốn hồi ký viết về đời lính nhìn chung chất văn học trong ấy rất khô khan. Có người nói, lính thì làm gì có ướt át. Nhưng không phải hoàn toàn như vậy. Cuốn nhật ký “Mãi mãi tuổi 20” của Nguyễn Đình Thạc, một người lính viết cuốn sách này trên đường vào trận nhưng với ngòi bút tài hoa của anh đã làm bao người thổn thức và nức nở. Tôi không so sánh và thẩm định cuốn hồi ký NTĐS với Mãi mãi tuổi 20. Nhưng tôi thấy cuốn hồi ký NTĐS có chất triết lý sâu xa và nhân quả gắn với những ưu tư và sự khủng khiếp của chiến tranh. Đời tác giả có cái gì đó bất chấp nguy hiểm, có lúc anh xem tính mạng như trò chơi con trẻ. Có lần bị sốt rét ác tính lên cơn co giật, mông lõm xuống như quả ổi chìm nhưng anh vẫn vui vẻ và hài hước đùa người y tá “Có bị teo không đấy”. Người y tá trả lời “cắm kim vào mà chân chú không cử động là teo luôn đấy”. Thế nhưng khi khỏi bệnh là anh lại xung phong ngồi lên xe làm lái chính. Tháng 8/1974, khi đang chuyển hàng trên tuyến đường đông Trường Sơn, đến đỉnh đèo 141 thì trời mưa dầm, đường trơn, cả phanh tay và phanh chân đều bất lực. Đang cơn hoảng loạn thì lại xuất hiện một ô tô nằm chỏng vó lên trời áng ngự trước mặt. Kể ra lúc này nếu thiếu bình tĩnh và kinh nghiệm thì chắc cả xe và người đều tỏm vào miệng tử thần.


Anh hùng Lao động, Đại tá Nguyễn Đăng Giáp


Nhưng một khi đã ngồi lên lưng hổ thì phải phi, thế là anh cầm chắc tay lái xoay như múa, đầu xe ở bên này, đít xe chuyển hướng bên kia như ảo thuật. Cuối cùng chiếc xe của anh và người lái phụ “mặt xanh như đít nhái” cũng thoát nạn. Đặt trường hợp nếu cả người và xe hôm ấy vĩnh viễn không trở lại đơn vị thì sự việc này có bị lãng quên? Về sau tác giả đã tâm sự với bạn bè “nếu không có hồng phúc, tổ tiên … không có những linh hồn của lính phù trợ thì tôi khó lòng qua cửa tử. Nếu không vì nhiệm vụ cao cả, không có lòng tự trọng, liêm sỉ thì dù dát vàng thì sau chuyến này tôi cũng xin chuyển sang một công việc gì đó”. Nhưng rồi “mọi chuyện tan nhanh như bóng xà phòng, tất cả lùi lại sau vết bánh xe lăn”. Cũng trong dịp này có một chuyện suýt làm anh kỷ luật. Đó là chuyến anh đi cùng Trung đội trưởng T. Anh này không ưa gì cái tính “làm được nói được” của anh. Thế rồi sau mấy đêm đường trường một mình bên tay lái (do lái phụ đã thoái thác). Quá buồn ngủ anh đã “phản đòn” quyết định không đi nữa mà tạt xe vào lề rừng nằm. Trung trưởng thấy thế quát tháo giọng. Cuối cùng hơn ai hết anh biết “tự cứu mình trước khi trời cứu” thế là Giáp nhảy xuống đất chơi tay bo với trung trưởng. Đọc đến đây tôi mới ngỡ ra rằng: Té ra ở bất cứ hoàn cảnh nào thì con người vẫn có sự đố kỵ và ganh ghét lẫn nhau. Và không phải lời của chỉ huy bao giờ cũng đúng. Quyết định của anh mãi đến hôm nay còn là bài học lớn có giá trị cho những cánh lái xe đường dài. Thực tế có biết bao ô tô đã lao vào quán, vào nhà dân đâm đổ giải phân cách và rào chắn, tất cả cũng do một số ít nghiện ma túy còn lại số đông vì áp lực và buồn ngủ.

Về cuối cuộc chiến thì mạch văn của Giáp càng sôi nổi nhưng không kém phần nhân văn. Tôi thực sự bị cuốn hút bởi hình ảnh người lính vận tải chạy trên cung đường thuộc vùng đất Tây nguyên. Có thời điểm lương thực bị cạn kiệt bộ đội phải nhổ sắn của dân ở ven đường để ăn. Vì sắn trồng lâu nên rất khó nhổ, thế là Giáp đã sinh ra sáng kiến “thọc đòn bẫy” rồi nâng cả ụ với vài chục kg sắn lên. Điều đáng nói ở đây là ai nhổ một bụi sắn thì người đó phải tự giác giặm lại một cái hom để trả sự hồi sinh cho đất. Cái hom sắn bé nhỏ bằng cái cọn khăng nhưng mạng nặng tình người mà chỉ có anh bộ đội cụ Hồ mới có việc làm nhân văn cao cả như vậy. Rõ ràng chúng ta thắng Mĩ đâu chỉ có lòng quả cảm mưu trí của quân đội, sự ủng hộ của loài người tiến bộ trên thế giới, mà điều quan trọng là lòng dân. Có những mẫu chuyện anh kể ra làm tôi vụt nhớ đến vài chi tiết trong tiểu thuyết “Nỗi buồn chiến tranh” của nhà văn Bảo Ninh. Phải khẳng định chỉ có con người khảng khái như Nguyễn Đăng Giáp mới đưa ra chi tiết sau đây trong cuốn hồi ký này. Đó là trong dịp từ Ban Mê, ghé qua Đức Lập tình cờ anh gặp một số bà con giáo dân ở Nghi Lộc “xiêu cư bạt quán” vào đây. Có cụ già gặp Giáp đã lạnh lùng “khi rời quê bầy tui để lại đất đai nhiều lắm rồi. Mần răng các chú còn vô đây…” thế là mặc dầu tức ứ máu nhưng anh vẫn bình tĩnh hạ cố lý giải để họ hiểu. Thế rồi nhờ có những người lính đủ lý trí và bản lĩnh như Giáp, nhiều gia đình đã nhanh chóng xóa bỏ mặc cảm. Phần đông họ rất kính phục và phấn khởi, rồi xem bộ đội như anh em ruột thịt trong gia đình. Nhiều nhà còn làm cơm tiếp đãi. Đọc đến đây tôi lại nghĩ về bố anh cũng là tạng người “bạch ngôn”. Nhưng anh còn uyên bác hơn vì mang theo cả đức tính ông nội - Một nhà nho, tinh thông thư pháp, thẩm thấu cả nụ cười và tiếng khóc nhân gian.

Khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, nhiều người lính đã thả mình để xả stress trong niềm vui khải hoàn của đất nước thì nước bạn Lào vẫn tồn tại những toán phỉ chuyên cướp bóc và phá hoại tình đoàn kết giữa hai nước. Là anh lính Trường Sơn đã thử lửa ở chiến trường, anh lại đi đầu trong đoàn quân tình nguyện của bộ đội Việt Nam. Ở đất bạn xa xôi, lại không được hợp đồng giữa các lực lượng như ở bên mình nên sang đây, đi trên đường luôn cảm thấy đơn phương độc mã, lạnh lưng hở sườn. Mà suy cho cùng thì cái chết ai không sợ. Nhưng ai cũng làm thằng khôn thì lấy ai làm dại.

Nhưng từ những kinh nghiệm đúc rút của người lính. Thế là ngoài nhiệm vụ chiến đấu của người lính, anh lại vào sâu các bản làng thuyết phục được nhiều người dân bản địa. Trăm nghe không bằng một thấy rồi hình ảnh người lính cụ Hồ nơi mảnh đất Chăm Pa lại tỏa sáng hơn bao giờ hết. Về sau có những người như mế Hiền, bác Tứ, mặc dầu biết Giáp đã về Việt Nam mấy năm nhưng khi nghe tin anh bị bệnh nằm ở bệnh viện 559 (Đông Hà) họ đã cho anh vay cả cây vàng để điều trị bệnh mà không kèm theo một nghi thức gì. Rõ ràng có được diễm phúc ấy đâu phải ngẫu nhiên, bởi kể cả anh em ruột thịt còn chi li đo đắn huống hồ người dưng.

Tiếp tục thêm 10 năm chiến đấu ở Lào, lúc này anh đã gấp ghé tuổi tứ tuần. Ở độ tuổi ấy thì người ngoài cuộc đang là thời kỳ “độ chín”. Còn với người lính hầu như họ đều thấm mệt. Nhưng đối với Giáp, anh vẫn giữ trên mình bộ quân phục bạc màu tiếp tục vào học trường Luật, vì anh nghĩ “xã hội càng phát triển văn minh thì pháp luật phải nghiêm minh”. Tháng 4/1996, sau khi tốt nghiệp ra trường, kết hợp với một số kiến thức ở người lính kỹ thuật mà cơ bản là sự năng nổ của một con người anh được bổ nhiệm làm phó Giám đốc XN 37 - Binh đoàn 11.

Đến đây để khơi nguồn cho dòng chảy của một con người như Nguyễn Đăng Giáp, tôi xin trích hai câu ngạn ngữ. Câu thứ nhất của một nhà khoa học Israel “Tư cách và sự nghiệp một con người thể hiện ở vân tay của họ”, và câu thứ hai của một cố nhân người Trung Quốc “Nhân vô hoạnh tài bất phú. Mã vô dạ thảo bất phì” ý rằng người không có tài không làm được giàu. Ngựa không có cỏ ban đêm không béo được. Với Nguyễn Đăng Giáp ngay đầu cuốn hồi ký mặc dầu anh không khoe khoang nhưng tự toát lên bản thân là một con người tài hoa thiên bẩm. Ở những năm đầu thập kỷ 70, trong khi nhiều người còn dùng đèn đom đóm, hoặc chí ít đèn dầu không được vặn cao bấc, thì ở độ tuổi 15, 16 Giáp đây chơi cả máy phát điện 100W để cho thuê ở các hội nghị. Chính vì sự nhạy bén trong tính năng công nghệ mà khi khởi công công trình đập Môn Sơn (miền tây Nghệ An). Sau khi xem xét hiện trạng địa chất công trình anh đã có những phát minh sáng kiến vượt tầm các kỹ sư thiết kế. Khi công trình hoàn thành đưa vào hoạt động đã được các chuyên gia ngành xây dựng ngạc nhiên nể phục. Đập Môn Sơn sử dụng đến nay đã hơn 17 năm nhưng công trình chưa hề phải khắc phục một thông số kỹ thuật nào. Với phương châm “Lấy chất lượng công trình àm yếu tố quyết định sự sống còn của xí nghiệp” và “tiến độ là lời hứa”. Sau đó nhiều công trình được triển khai đều đạt chất lượng cao và kịp tiến độ. Giữa lúc xí nghiệp 37 đang gầy dựng được thương hiệu thì anh nhận được lệnh của Binh đoàn điều về làm Giám đốc xí nghiệp XDCT 36. Với anh đây là một thách thức lớn trong đời bởi xí nghiệp đang thời kỳ lụn bại, bết bát. Nhiều cán bộ, nhân viên có năng lực đã liệu đường “cao chạy xa bay”. Thực ra Giáp gật đầu lúc này tức là anh đã nhận về mình vai trò một “đô đốc” tiếp cận một “con tàu” đang rạn vỡ giữa “đại dương” mênh mông mà sứ mệnh của mỗi một con người lênh đênh trên ấy. Rất cần một đôi bàn tay vững vàng của người cầm lái.

Ấy thế nhưng sau 9 năm làm Giám đốc CT36, khi thấy công ty được vực dậy nhanh chóng, trở thành một trong 13 đơn vị ăn nên làm ra của Bộ quốc phòng, nhiều người trong đơn vị vui mừng, cảm kích và cảm ơn Nguyễn Đăng Giáp vì cuộc sống của họ được ổn định thì anh lại phải đối mặt với cái thói săm soi, ghen ăn tức ở của người đời. Vì là một con người luôn mang trong mình “bản tính nan di” nên có lần anh đã choảng vào mặt một thiếu tướng “theo tôi anh nên nghỉ được rồi vì anh về đây 20 năm chẳng làm được việc gì”. Hoặc có lúc anh đã bạng ngay một câu với một thành viên trong đơn vị “anh chỉ có tài thọc gậy bánh xe” khi anh này xói xỉa “coi chừng lấy sào sậy chống bè lim có ngày ngã ngựa”. Nhưng tất cả những dèm pha, Giáp đã bỏ ngoài tai và đạp bằng lên dư luận. Cuối cùng nhờ sự đoàn kết nỗ lực phấn đấu vươn lên của cả tập thể trong đó có vai trò con chim đầu đàn, CT36 đã tạo ra một thương hiệu mạnh hội tụ đủ các yếu tố để vươn xa hơn nữa. Nhiều lắm những khu chung cư cao tầng ở giữa Hà Nội sau này đã đến gặp trực tiếp XN 36 để mời thầu. Có thành tựu ấy ngoài năng lực và tài phỏng đoán thiên cơ, Giáp còn có một “sân sau” hậu thuận rất vững vàng đó là người vợ. Đã có thời kỳ xí nghiệp làm ăn khủng hoảng, anh phải về nhà bàn vợ cắm sổ đỏ bán đất để lấy tiền cứu nguy lúc suy sụp bế tắc. Cuối cùng thì người vợ đã nước mắt ràn rụa bởi chị còn lo cho các con trong khi chồng đang chơi vơi giữa “canh bạc” mịt mù của thương trường biết có gỡ được hay không? Thế nhưng vì niềm tin vào sự nghiệp của anh, chị đã vững tâm nghiêng một bờ vai gánh vác nhiệm vụ cùng chồng vượt qua giữa thương trường nghiệt ngã. Cũng là đồng tiền, nhưng đồng tiền lúc ấy mới là đồng tiền có động lực nhất và có giá trị lớn lao nhất.

Một lần, Đài truyền hình Việt Nam đã mời anh tham gia chuyên mục “Người đương thời” nhưng anh đã đề nghị người được tham gia là CCB Hoàng Ngọc Bích – người cùng chiến tuyến năm xưa. Anh vui vẻ nói với phóng viên “các bạn đừng làm tôi phải xấu hổ”. Có thể nói chẳng ai bộc trực như anh và cũng chẳng có ai khiêm tốn đến mức như vậy.

Có một mảng về nghệ thuật trong cuốn hồi ký này buộc tôi nán lại mấy dòng để bàn về nó. Cuốn sách được tác giả sử dụng nhiều giai thoại ấn tượng. Các giai thoại ấy thoáng qua tưởng như phi xác định về không gian, thời gian, thậm chí nhìn bề ngoài ngôn ngữ còn là một trò tiêu khiển nhưng thực chất tính chuyên sâu lại đang lột tả cả một thế giới đầy những vấn đề nhức nhối của đời sống hiện đại - bởi giai thoại ấy được anh đặt rất phù hợp hoàn cảnh, đúng thời điểm, làm những độc giả khó tính cũng phải thỏa mãn và thẩm thấu với nhịp văn thanh tiết. Văn của anh có chút gàn gàn của ông đồ Nghệ, chưa phải là người cầm bút chuyên nghiệp nhưng những câu văn không ôm đồm, khúc chiết lại không hề lặp từ mà vẫn tròn vành đủ ngữ. Không sính ngôn mà uyên bác trừu tượng. Hãy đọc nguyên văn một đoạn khi anh nói về CT36 sau 3 năm đi vào hoạt động “… tôi có cảm giác 36 đang bị bó buộc bởi tấm áo quá chật “tấm áo xí nghiệp” XDCT 36 không còn phù hợp với cơ chế của “tuổi dậy thì”, mỗi ngày lại vặn mình răng rắc. Cần phải cởi bỏ bộ trang phục này”. Không phải ngẫu nhiên mà khi đọc cuốn hồi ký này, Giáo sư Vũ Khiêu đã tặng anh câu đối:

“Tôn trọng hiền tài trên đất Việt
Vươn cao nguyên khí dưới trời Nam”

Gấp cuốn hồi ký, tôi lại nhớ nhà thơ Gia Đạo có viết: “Lưỡng cú tam niên đắc/Nhất ngân song lệ lưu” nghĩa là “3 năm viết được hai câu. Ngẫm lên nước mặt rầu rầu như mưa”. Chắc rằng Nguyễn Đăng Giáp ấp ủ cuốn hồi ký này đã lâu chớ đâu phải 3 năm. Vấn đề ở đây không phải mấy năm mà cái cốt lõi để độc giả nể phục là anh cầm bút khi trên đôi vai còn gánh nặng của một doanh nghiệp, bát cơm manh áo của nhiều người vẫn còn hi vọng ở anh. Cao cả hơn là cuốn tự truyện rất nên đọc để chiêm nghiệm và suy ngẫm cho ta bước vào đời vững tin hơn.

Bài và ảnh Trần Hậu Thịnh

Tin liên quan

Tin mới hơn

Bình Định chung sức xây dựng cộng đồng nhân ái

Bình Định chung sức xây dựng cộng đồng nhân ái

Tháng Nhân đạo năm 2025, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Bình Định tổ chức chương trình Chợ Nhân ái 0 đồng, phục cho 200 bà con là hộ nhèo, cận nghèo, khó khăn, với gần 30 mặt hàng như gạo, mì tôm, các loại nhu yếu phẩm, nhằm hỗ trợ, giúp đỡ bà con phần nào khó khăn trong cuộc sống.
Bình Định: Huyện Tuy Phước hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát

Bình Định: Huyện Tuy Phước hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát

LNV - Huyện Tuy Phước có thể xem là địa phương đầu tiên của tỉnh Bình Định hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát sớm hơn kế hoạch 1 tháng, đúng dịp chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).
Sôi động đêm đại nhạc hội Dạ Khúc Tháng Tư 2025: Viễn Nguyên

Sôi động đêm đại nhạc hội Dạ Khúc Tháng Tư 2025: Viễn Nguyên

LNV - Tối 24/4, đêm Đại nhạc hội Dạ Khúc Tháng Tư 2025 với chủ đề “Viễn Nguyên” chính thức diễn ra tại Hội trường lớn Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Đêm đại nhạc hội thu hút sự quan tâm của đông đảo sinh viên.
Đoàn kiều bào dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào

Đoàn kiều bào dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào

LNV - Đoàn kiều bào gồm 50 đại biểu từ hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ, do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Phạm Thị Kim Hoa dẫn đầu, đã có một số hoạt động tại Tuyên Quang.
Phát pháo cuối cùng trong ngày lịch sử 30.4

Phát pháo cuối cùng trong ngày lịch sử 30.4

LNV - Cựu chiến binh Đinh Vượng - thiếu tá, nguyên Trợ lý tuyên huấn của Lữ đoàn pháo Bông Lau anh hùng kể lại cho chúng tôi nghe về trận pháo kích cuối cùng vào sân bay Tân Sơn Nhất trong ngày toàn thắng 30/4/1975.
Bản hùng ca Ngày đại thắng mùa xuân

Bản hùng ca Ngày đại thắng mùa xuân

LNV - Tạp chí Làng nghề Việt Nam xin trân trọng gửi đến quý độc giả bài thơ "Bản hùng ca Ngày đại thắng mùa xuân" của tác giả Tiên Sa

Tin khác

Dũng sỹ trên đồi “thịt băm”

Dũng sỹ trên đồi “thịt băm”

LNV - Đại tá Đào Quang Đới, chạm ngưỡng 75, nhưng tác phong nhanh nhẹn, gương mặt tươi tắn, toát lên nét thanh tú của thời trai trẻ. Qua trò chuyện mới biết, gần 40 năm phục vụ quân đội, trong đó có 24 năm ông là lính Sư đoàn 324, từng tham gia chiến đấu trên đồi A Bia - trận đánh thay đổi cục diện chiến trường, làm rung chuyển Lầu Năm Góc. Đào Quang Đới 3 lần được tặng danh hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ, 1 lần Chiến sỹ Quyết thắng, cùng nhiều Huân, Huy chương các loại...
Người giữ hồn Tây Nguyên

Người giữ hồn Tây Nguyên

LNV - “Người giữ hồn Tây Nguyên” là biệt danh nhiều người đặt cho ông Nguyễn Văn Hải, một nhà sưu tập cổ vật văn hoá vùng cao nguyên Nam Trung Bộ. Cuộc đời người đàn ông này gắn liền với những hành trình khám phá, đam mê tìm kiếm và lưu giữ nhiều bộ sưu tập mang đậm giá trị lịch sử vùng đất Tây Nguyên huyền bí.
Cơm nắm lá cọ ở làng cổ Phù Ninh

Cơm nắm lá cọ ở làng cổ Phù Ninh

LNV - Cây cọ đã trở thành một phần quan trọng trong văn hóa ẩm thực Phú Thọ. Món cơm nắm lá cọ cũng là một đặc sản nổi tiếng tại vùng đất này.
Thơ người Làng nghề

Thơ người Làng nghề

LNV - Tạp chí Làng nghề Việt Nam xin trân trọng gửi đến quý độc giả mốt số bài thơ nhân dịp ky niệm 50 năm giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước.
Bánh bột lọc - Biểu tượng ẩm thực của Cố đô

Bánh bột lọc - Biểu tượng ẩm thực của Cố đô

LNV - Ẩm thực Huế luôn thu hút du khách bởi những món ăn giản dị nhưng mang đến hương vị độc đáo. Trong số những đặc sản đó, bánh bột lọc Huế đứng đầu danh sách không chỉ bởi vẻ ngoại hình tinh tế mà còn bởi phần nhân tinh tế xuyên qua lớp bột mỏng. Để rồi sau mỗi chuyến thăm Huế, người người lại háo hức muốn tìm kiếm và mua bánh lọc Huế về làm quà như một nét đặc trưng không thể thiếu trong hành trình khám phá ẩm thực tại Cố đô.
Bình Định: Huyện Vân Canh thực hiện đồng bộ, hiệu quả chính sách xóa nhà tạm, nhà dột nát

Bình Định: Huyện Vân Canh thực hiện đồng bộ, hiệu quả chính sách xóa nhà tạm, nhà dột nát

Toàn huyện Vân Canh có 419 hộ gia đình xây dựng sửa chữa nhà ở. Đến nay, 100% hộ gia đình khởi công xây dựng, 230 nhà đã xây dựng hoàn thành. Mục tiêu đến cuối tháng 5/2025 sẽ hoàn thành việc xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn huyện.
Hương vị đặc biệt - Hủ tiếu Mỹ Tho

Hương vị đặc biệt - Hủ tiếu Mỹ Tho

LNV - Hủ tiếu được xem là món ăn quen thuộc với người dân vùng Nam Bộ vì tỉnh nào cũng có, nhưng để trở thành đặc sản Tiền Giang vang danh khắp nơi thì hủ tiếu Mỹ Tho sở hữu riêng cho mình một hương vị đặc biệt. Sự đặc biệt ấy không chỉ ở từng sợi hủ tiếu mà hương vi của nồi nước lèo cũng là một ẩn số tại sao lại thơm và ngọt đến thế.
Phát huy bản chất tốt đẹp Bộ đội Cụ Hồ trong xây dựng cuộc sống

Phát huy bản chất tốt đẹp Bộ đội Cụ Hồ trong xây dựng cuộc sống

LNV - Ở vị trí nào, ông Lý Văn Quang- cựu chiến binh, thương binh hạng 3/4 ở xã Dân Quyền (huyện Tam Nông, Phú Thọ) cũng làm việc hết mình với tinh thần " Vì nhân dân phục vụ ", hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Ông luôn tự hào vì gia đình mình đã có công lao, hy sinh xương máu cùng với quân dân cả nước đem lại chiến thắng 30/04, giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước.
Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh tại thành phố Hồ Chí Minh

Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh tại thành phố Hồ Chí Minh

LNV - Trước kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam (30/4/1975 – 30/4/2025), “Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh” TP. Hồ Chí Minh đã thu hút lượng lớn du khách cả trong lẫn ngoài nước đến tham quan, tìm hiểu về lịch sử.
Hồi ức của Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu về ngày giải phóng miền Nam 30/4/1975

Hồi ức của Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu về ngày giải phóng miền Nam 30/4/1975

LNV - Nhân kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), chúng tôi có dịp ghé thăm văn phòng làm việc của Thượng tướng, Viện sĩ, Tiến sĩ Nguyễn Huy Hiệu, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Cũng tại đây, chúng tôi được lắng nghe hồi ức của Thượng tướng về những ngày chiến đấu hào hùng.
Sống lại ký ức nơi “Đất thép thành đồng”

Sống lại ký ức nơi “Đất thép thành đồng”

LNV - Kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), bộ phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” (đạo diễn Bùi Thạc Chuyên) ra đời như một lát cắt lịch sử nhắc về năm tháng chiến đấu hào hùng của quân dân vùng đất Củ Chi. Xây đắp từ những khung cảnh ngột ngạt dưới lòng đất, bộ phim đã cho thấy nhiều nỗi đau chưa được lắng nghe, có cả những cái tôi đau đớn chưa được vỗ về trên nền chiến tranh đầy khốc liệt.
Tình thơ người lính trong tâm hồn dũng sĩ diệt xe cơ giới Lê Sỹ Thái

Tình thơ người lính trong tâm hồn dũng sĩ diệt xe cơ giới Lê Sỹ Thái

LNV - Trong không khí lắng đọng giữa những ngày tháng Tư lịch sử, một buổi ra mắt thơ đặc biệt của Đại tá, thương binh Lê Sỹ Thái - người được Nhà nước phong danh hiệu “Dũng sĩ diệt xe cơ giới” năm 19 tuổi làm tôi nể, phục. Tập thơ “Lục bát tôi say” được tổ chức ra mắt và giới thiệu, tọa đàm tại Hội trường UBND phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội trong buổi sáng ngày 19/4/2025 trước sự chứng kiến của đông đảo bạn bè, đồng đội, người thân và người yêu thơ.
Bảo tồn văn hoá truyền thống qua tác phẩm truyện tranh về làng nghề

Bảo tồn văn hoá truyền thống qua tác phẩm truyện tranh về làng nghề

LNV - Chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2025, Nhà xuất bản Kim Đồng tổ chức giao lưu ra mắt bộ sách "Vang danh nghề cổ, khám phá những làng nghề thủ công truyền thống của Việt Nam".
Phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn nghề truyền thống ở bản Sưng

Phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn nghề truyền thống ở bản Sưng

LNV - Cho đến hiện tại, bản Sưng, xã Cao Sơn (Đà Bắc) là bản người dân tộc Dao duy nhất trên địa bàn tỉnh phát triển mô hình du lịch cộng đồng (DLCĐ). Bên cạnh vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, bản sắc văn hóa là điểm nhấn tạo sức hút cho điểm đến.
Lễ hội Tràng An - Hành trình về miền di sản linh thiêng

Lễ hội Tràng An - Hành trình về miền di sản linh thiêng

LNV - Không chỉ là sự kiện độc đáo, giúp ngành du lịch tỉnh Ninh Bình phát triển theo hướng bền vững, gắn kết giữa bảo tồn và khai thác di sản một cách có trách nhiệm, Lễ hội Tràng An còn góp phần quan trọng trong việc quảng bá hình ảnh, giá trị nổi bật toàn cầu về địa chất, địa mạo, thẩm mỹ, văn hóa của Di sản thế giới Quần thể danh thắng Tràng An - Di sản hỗn hợp duy nhất tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á tới đông đảo du khách trong nước, quốc tế.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Bí thư Tỉnh ủy Bình Định tiếp xã giao Đoàn công tác quận Yongsan

Bí thư Tỉnh ủy Bình Định tiếp xã giao Đoàn công tác quận Yongsan

Ngày 1/5, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Hồ Quốc Dũng tiếp xã giao Đoàn công tác quận Yongsan (TP Seoul, Hàn Quốc) do bà Park Heeyoung, Quận trưởng quận Yongsan làm Trưởng đoàn.
Từ Nhật Bản trở về, anh nông dân trẻ "thay áo mới" cho thanh long quê nhà

Từ Nhật Bản trở về, anh nông dân trẻ "thay áo mới" cho thanh long quê nhà

LNV - Mang theo những kiến thức và kinh nghiệm sau thời gian làm việc tại Nhật Bản, anh Phan Phúc Thiện (xã Bình Quới, Châu Thành, Long An) đã mạnh dạn đầu tư mô hình trồng thanh long trong nhà lưới kết hợp công nghệ tưới tự động, góp phần nâng cao giá trị nông sản và thúc đẩy sản xuất nông nghiệp sạch tại địa phương.
Phát huy vai trò chủ thể của người dân: Động lực bền vững trong xây dựng nông thôn mới ở Quảng Trị

Phát huy vai trò chủ thể của người dân: Động lực bền vững trong xây dựng nông thôn mới ở Quảng Trị

LNV - Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) ở Quảng Trị đã chứng minh một chân lý rõ ràng: khi người dân thực sự trở thành chủ thể, mọi thay đổi đều trở nên bền vững. Từ những vùng đất khó, diện mạo nông thôn khởi sắc từng ngày nhờ sự chung tay, đồng lòng và tinh thần chủ động của chính những người nông dân.
Bình Định chung sức xây dựng cộng đồng nhân ái

Bình Định chung sức xây dựng cộng đồng nhân ái

Tháng Nhân đạo năm 2025, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Bình Định tổ chức chương trình Chợ Nhân ái 0 đồng, phục cho 200 bà con là hộ nhèo, cận nghèo, khó khăn, với gần 30 mặt hàng như gạo, mì tôm, các loại nhu yếu phẩm, nhằm hỗ trợ, giúp đỡ bà con phần nào khó khăn
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

LNV - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), sáng 29/4, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn.
Giao diện di động