Đẩy mạnh Xúc tiến thương mại tại thị trường Ấn Độ và Nepal
Đây là Hội thảo trực tuyến thứ 3 liên tiếp trong vòng 1 tháng về thị trường Ấn Độ do Cục Xúc tiến Thương mại phối hợp với các bên liên quan tổ chức.
Tại Hội thảo, các diễn giả đã trình bày, phân tích nhiều vấn đề nổi bật trong quan hệ thương mại Việt Nam - Ấn Độ và Nepal, đồng thời chia sẻ cách thức tăng cường thâm nhập, phát triển thị trường Ấn Độ và Nepal cho các sản phẩm triển vọng của Việt Nam. Ông Lê Hoàng Tài, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại sẽ cho biết về tình hình hợp tác thương mại và xúc tiến thương mại giữa Việt Nam với Ấn Độ và Nepal. Ông Bùi Trung Thướng – Phụ trách Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ thông tin về thực trạng và triển vọng xuất khẩu hàng Việt Nam sang Ấn Độ và Nepal. Hòa thượng Thích Huyền Diệu chia sẻ kinh nghiệm về đầu tư, kinh doanh tại Ấn Độ và Nepal. Một số doanh nghiệp Việt Nam đang làm ăn tại Ấn Độ và Nepal trao đổi về những trải nghiệm kinh doanh với hai thị trường quan trọng tại Nam Á này.
Các Đại biểu tham gia hội nghị trực tuyến.
Ấn Độ là một nước có mật độ dân số đông với số dân gần 1,4 tỷ, người tiêu dùng, thị trường còn khá sơ khai, dễ tính, yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật chưa cao… nên Ấn Độ là đất nước có thị trường tiêu thụ tiềm năng rất lớn. Tuy nhiên, giá trị và số lượng hàng hóa của Việt Nam thâm nhập vào thị trường này còn rất khiêm tốn. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, 4 tháng đầu năm 2020, tổng kim ngạch thương mại Việt Nam - Ấn Độ đạt 2,847 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ đạt 1,569 tỷ USD, nhập khẩu đạt 1,248 tỷ USD. Như vậy 4 tháng đầu năm nay, Việt Nam xuất siêu sang Ấn Độ 321 triệu USD.
Hòa Thượng Thích Huyền Diệu.
Đối với thị trường Nepal, Việt Nam và Nepal đều là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và đã phát triển quan hệ kinh tế, thương mại tốt trong thời gian qua, tuy nhiên kim ngạch thương mại hai chiều còn nhỏ, mới đạt quanh ngưỡng 30 triệu USD/năm. Dù kim ngạch thương mại còn hạn chế nhưng những cơ sở, tư tưởng triết lý kinh doanh hợp tác hai bên có nhiều điểm tương đồng, nhiều lĩnh vực còn để ngỏ những dư địa hợp tác lớn.
Để tiếp cận thị trường Ấn Độ và Nepal, một trong những kênh quan trọng và nhanh chóng là thông qua cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam tại Ấn Độ và Nepal. Cộng đồng này chính là kênh phối hợp quan trọng với các doanh nghiệp trong nước để đưa hàng hóa Việt Nam thâm nhập nhanh và sâu vào Ấn Độ và Nepal.
Ông Bùi Trung Thướng – Phụ trách Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ và Nepal.
Theo ước tính của Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ, hiện có khoảng 500 người Việt Nam tại Ấn Độ và 40-50 người Việt Nam tại Nepal. Đây là đội ngũ có kinh nghiệm, nắm rõ thị trường nước sở tại, vì vậy họ sẽ chỉ rõ cho doanh nghiệp Việt Nam cách tiếp cận thị trường hợp lý, hiệu quả, giúp tiết giảm các chi phí tiếp cận thị trường. Các doanh nghiệp hướng đến hợp tác phát triển chuỗi giá trị (ví dụ hợp tác mở nhà máy sản xuất Hương tại Ấn Độ - Việt Nam xuất khẩu máy móc và nguyên vật liệu)
Theo ông Bùi Trung Thướng, Phụ trách Thương Vụ Việt Nam tại Ấn Độ và Nepal, đây là hai thị trường còn nhiều tiềm năng để các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất nhập khẩu và đầu tư. Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội phát triển tại hai thị trường Nam Á này hơn nữa, khi có sự đồng thuận và nỗ lực tham gia các hoạt động XTTM của các cơ quan, tổ chức XTTM và cộng đồng doanh nghiệp trong nước cũng như kiều bào tại Ấn Độ và Nepal.
Ông Lê Hoàng Tài, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại.
Tại Hội nghị, đánh giá về thị trường Ấn Độ, ông Lê Hoàng Tài, Phó Cục trưởng Cục xúc tiến thương mại nhấn mạnh: Quan hệ thương mại giữa hai nước có tính bổ trợ. Nhiều mặt hàng của Việt Nam có tiềm năng xuất khẩu như nông sản và thực phẩm chế biến, đặc biệt quả Thanh Long và cá Ba Sa rất được ưa chuộng tại Ấn Độ; các sản phẩm hạt điều, cà phê, hồ tiêu, cao su, các loại gia vị, quế hồi, thảo quả, đinh hương còn nhiều dung lượng để phát triển thị trường. Giữa hai nước cần đẩy mạnh hợp tác phát triển chuỗi giá trị trong các ngành hàng dệt may, da giày, hàng thủ công mỹ nghệ, thiết bị điện tử, máy móc thiết bị, hàng cơ khí… nhóm ngành hàng hai nước có thể bổ trợ, tăng cường giá trị gia tăng như sắt thép, kim loại thường, hóa chất, dược phẩm, nhựa và các sản phẩm từ nhựa…
Hòa Thượng Thích Huyền Diệu cho rằng, các doanh nghiệp cần chịu khó học hỏi, tìm hiểu kỹ văn hóa, tôn giáo của đất nước này. Để kinh doanh thành công, doanh nghiệp cần có tầm nhìn trúng, kinh doanh có đạo đức, giữ được chữ “tín” và chữ “tâm”.
Để đẩy mạnh xúc tiến thương mại hai thị trường trên, trong thời gian tới, Việt Nam và Ấn Độ cần tăng cường và phát triển chuỗi giá trị, tận dụng tốt những lợi thế về địa lý, khoa học công nghệ để cùng tạo ra những sản phẩm hàng hóa có giá trị cao. Để làm được điều đó, hai bên cần thiết lập cơ chế đối thoại giữa Chính phủ với Chính phủ, Chính phủ với doanh nghiệp và doanh nghiệp với doanh nghiệp, khuyến nghị hai nước cần sớm thành lập Hội đồng Kinh doanh Việt Nam - Ấn Độ nhằm tạo ra diễn đàn để tháo gỡ khó khăn, chia sẻ quan điểm, tầm nhìn chiến lược về hợp tác phát triển, tổ chức thêm nhiều các chương trình xúc tiến thương mại, đồng thời các doanh nghiệp hai nước cũng cần chủ động hơn trong việc thúc đẩy hợp tác. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần giữ mối quan hệ mật thiết với Thương vụ, Đại sứ quán Việt Nam tại các nước này để họ giúp tìm hiểu đối tác, thị trường cũng như giúp giải quyết khi có những tranh chấp về thương mại.
Tin và ảnh: Nguyễn Vân
Tin liên quan
Tin mới hơn
Phú Yên sắp diễn ra sự kiện Tuần lễ trưng bày sản phẩm tại Tuy Hòa
09:10 | 05/12/2024 Xúc tiến thương mại
Hội chợ làng nghề lần thứ 20 năm 2024
09:26 | 25/10/2024 Xúc tiến thương mại
TP Hồ Chí Minh và các tỉnh Vùng Duyên hải Trung bộ hợp tác xúc tiến đầu tư
14:25 | 11/10/2024 Xúc tiến thương mại
Hoạt động xúc tiến thương mại “chắp cánh” sản phẩm OCOP vươn xa
13:31 | 02/10/2024 Xúc tiến thương mại
Hơn 400 đại biểu kiều bào dự khai mạc " Hội nghị Diên hồng" của người Việt Nam ở nước ngoài.
10:59 | 23/08/2024 Xúc tiến thương mại
Thanh Hoá: Nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh qua hoạt động xúc tiến thương mại
09:52 | 02/07/2024 Xúc tiến thương mại
Tin khác
Hơn 150 sản phẩm OCOP, đặc sản Bình Dương được giới thiệu tại TP Hồ Chí Minh
09:05 | 31/05/2024 Xúc tiến thương mại
Thanh Hóa tổ chức "Phiên chợ thực phẩm an toàn" năm 2024
14:59 | 06/05/2024 Xúc tiến thương mại
Hoài ân (Bình Định): Tổ chức Ngày hội nông sản
08:00 | 30/04/2024 Xúc tiến thương mại
Khai mạc Tuần lễ Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024
22:42 | 16/04/2024 Xúc tiến thương mại
Ấn tượng “Ngày hội văn hóa, du lịch Sa Pa tại Hà Nội”
09:53 | 08/04/2024 Xúc tiến thương mại
Hà Nội: Hợp tác xã Đức Anh có 60 gian hàng tham gia “Chương trình xúc tiến thương mại, tuần văn hoá thiết kế sáng tạo quận Hoàng Mai năm 2023”
13:51 | 17/11/2023 Xúc tiến thương mại
Sắp diễn ra “Hội chợ xúc tiến thương mại nông nghiệp, sản phẩm OCOP Hà Nội 2023”
15:31 | 14/11/2023 Xúc tiến thương mại
Thái Bình: Đưa hội chợ sản phẩm OCOP vào lễ hội chùa Keo
08:50 | 17/10/2023 Xúc tiến thương mại
Hà Nội: Đưa sản phẩm OCOP, làng nghề, nông sản thực phẩm an toàn tới khách hàng thủ đô
20:17 | 28/09/2023 Xúc tiến thương mại
Tăng cường xúc tiến thương mại cho các sản phẩm làng nghề ở Thủ đô
10:48 | 14/09/2023 Xúc tiến thương mại
Hội chợ Quốc tế đồ gỗ và mỹ nghệ Việt Nam - ASEAN lần 1
11:04 | 28/08/2023 Xúc tiến thương mại
Chợ phiên OCOP Sơn La: Về miền nông sản
10:32 | 21/08/2023 Xúc tiến thương mại
Thương mại điện tử đưa sản phẩm làng nghề truyền thống Hà Nội vươn xa
10:00 | 31/07/2023 Xúc tiến thương mại
Chuyển đổi số nâng tầm sản phẩm OCOP Phú Thọ
17:44 | 22/07/2023 Xúc tiến thương mại
Khai thác tiềm năng kinh tế số trong xúc tiến quảng bá sản phẩm OCOP
08:54 | 23/05/2023 OCOP
Lễ hội mua sắm nông sản, quảng bá văn hóa gắn kết du lịch tại Sóc Sơn
22:00 Tin tức
Khai mạc chương trình Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM
15:59 Tin tức
Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 13 năm Ngày xuất bản số đầu tiên
15:10 Tin tức
Hoài Đức (Hà Nội): La Phù nâng cấp hạ tầng đáp ứng kịp thời phát triển kinh tế
22:25 Kinh tế
Nông nghiệp xanh gắn với bảo vệ môi trường ở Đồng bằng sông Cửu Long
09:54 Môi trường