Đậu phụ làng Chài xã Võng La
Cô Thái chia sẻ: những bí quyết gia truyền thì chỉ có những người trong nghề chúng tôi mới nắm bắt được, các quy trình sản xuất bây giờ đòi hỏi sự khéo léo và khá cầu kỳ, từ công đoạn ngâm đậu, xay đậu, sau đó lọc thật kỹ, nên miếng đậu rất chắc chắn, béo, bùi, không có bã và bảo quản được lâu hơn so với các loại đậu phụ thông thường, nên đậu phụ Võng La được người dân khắp vùng tin dùng.
Cô cho biết, muốn làm được ra miếng đậu phụ ngon và tinh tế thì đầu tiên là phải chọn được những hạt đậu tương đều nhau, vỏ vàng và mỏng, bóng nhẵn, sau đó phơi lại hạt đậu khô giòn, sau đó ngâm với nước giếng khơi đến độ vừa phải, ngâm tới khi hạt đậu đạt tới 55-65% là tốt nhất, sau đó đãi sạch vỏ rồi đem xay. Cô nói quan trọng nhất là công đoạn này, phải cân bằng lượng nước cho vào trong khi xay là phải vừa đủ, để tạo ra được sữa đậu. Tiếp theo là công đoạn lọc lấy bã, nước tinh còn lại đem đun sôi, rồi múc ra nồi ốm, chế thêm nước chưa tự nhiên rồi khuấy thật đều.
Cô Phan Thị Thái người làm nghề đậu phụ xã làng Chài.
Quá trình chế nước chua quan trong nhất vì nó quyết định chất lượng bìa đậu, nhưng cũng phải phụ thuộc vào thời tiết nóng hay lạnh để pha nước chua, nếu nóng thì pha thêm nước lã theo tỷ lệ 3:2, còn nếu ai làm nhiều năm rồi người ta có thể nhìn màu nước chua là có thể biết đậu thế nào, nếu nước quá trong thì đậu sẽ bị hao và cứng đậu, nước lờ lờ hến thì nhão, sữa đậu sánh lại tạo ra óc đậu hoa đậu, cuối cùng là cho vào khuôn đúc thành những bìa đậu chắc và ngon, thường là ra được bìa đậu có màu vàng nhạt là ngon.
“Bây giờ đậu phụ chúng tôi làm đa dạng lắm về sản phẩm cũng như mẫu mã lắm, có đậu nướng, đậu trắng, đậu cháy, đậu nghệ... tất cả đều được chúng tôi làm thủ công hoặc xay bằng máy, vắt bằng máy. (Cô Thái vừa cười và nói)
Cổng làng Chài, xã Võng La.
Cô Thái trăn trở: nghề đậu phụ này vất vả, cũng phải thức khuy dậy sớm lắm vì sáng sớm ra là đã phải có đậu bán rồi, tuy nhiên người dân Võng La chúng tôi luôn tự hào với sản phẩm đậu phụ của làng mình, đậu phụ là món ăn đơn giản nhưng đã trở thành nguồn thu nhập chính, ổn định kinh tế cho cô nói riêng và làng nghề cô nói chung. Cho đến nay ở làng nghề đậu Võng La người dân sản xuất đậu phụ cũng được 80%, chung bình mỗi hộ tiêu thụ 1 đến 2 tạ đậu/ngày; hộ nào làm nhiều thì cũng phải đạt gấp 2 gấp 3 lần, cho thu nhập cũng khá cao so với một số ngành nghề khác. Cuộc sống nâng cao hơn, bã đậu người dân còn tận dụng dùng trong chăn nuôi.
Để giúp người dân phát triển nghề bền vững, hiệu quả, UBND xã Võng La đã quy hoạch khu sản xuất riêng cho làng nghề; đồng thời, tiến tới xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nhằm tăng giá trị món ăn tuy dân dã, thân thuộc nhưng không kém phần hấp dẫn. Với những điều kiện thuận lợi như vậy, chắc chắn, tới đây, vị ngọt bùi, đậm đà của đậu phụ làng Chài, xã Võng La sẽ còn được nhiều người biết tới.
Bài và ảnh: Đỗ Uyên
Tin liên quan
Tin mới hơn

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 | 18/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt
15:42 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội
15:41 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc
13:19 | 12/06/2025 Tin tức
Tin khác

Cao Bằng gìn giữ và phát triển làng nghề truyền thống: Nét đẹp văn hóa gắn liền phát triển kinh tế
09:17 | 12/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Xây dựng Cụm công nghiệp làng nghề nhìn từ huyện Phú Xuyên
14:48 | 11/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Khám phá nghề chằm áo tơi Yên Lạc – Nét đẹp văn hóa truyền thống Hà Tĩnh
15:19 | 10/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa công nghệ số phát triển ngành ong Việt
15:19 | 10/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phát triển nghề nuôi ong ở Nghĩa Đồng
09:42 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Nghệ nhân Nhân dân Đinh Chương “di sản sống” giữa đại ngàn Vĩnh Sơn
09:42 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Nhóm yêu thích nghề làm men lá” giữ gìn và phát triển nghề truyền thống
09:41 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề bánh pía Vũng Thơm
09:39 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Cao Bằng: Nghề nhuộm vải chàm của người Nùng An
09:39 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Lê Mạnh Tuấn – Người giữ hồn đất, thổi hồn cho “đất nở hoa”
22:13 | 07/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Nguyễn Văn Lưu: Người đưa gốm sứ Chu Đậu trở về từ đáy biển
11:03 | 06/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thanh Hóa: Gắn kết chương trình OCOP với du lịch làng nghề – Hướng đi bền vững cho kinh tế nông thôn
09:06 | 04/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đánh thức làng nghề truyền thống bằng du lịch và sản phẩm OCOP
10:50 | 03/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa gốm Quảng Đức
10:09 | 02/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đóng thuyền gỗ truyền thống của người Tày Hà Giang
09:52 | 30/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đại hội Đại biểu Hội Kỷ lục gia Việt Nam nhiệm kỳ III (2025–2030): Đoàn kết - Sáng tạo - Thống nhất hành động
18:46 Tin tức

Hà Nội: Huyện Thường Tín đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
16:15 Nông thôn mới

Bình Định ngày đầu vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền 2 cấp thuận lợi
16:15 Văn hóa - Xã hội

Hà Nội quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ
16:15 Tin tức

Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam
16:13 Tin tức