Đắk Lắk: Bảo tồn và phát huy Di sản văn hoá cồng chiêng
Hai nghệ nhân được mời truyền dạy là Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Tây Nguyên, Nghệ sĩ Ưu tú Vũ Lân và Nghệ nhân Ưu tú Ama H’loan. Đây là 2 Nghệ nhân Ưu tú có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực truyền dạy đánh chiêng và chỉnh chiêng Ê Đê được mời truyền dạy cho các nghệ nhân. Lớp học có 15 nghệ nhân trên địa bàn 15 huyện, thị xã, thành phố tham gia lớp học.
![]() |
Phó Giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Thụy Phương Hiếu trao Giấy chứng nhận cho các học viên |
Phát biểu tại buổi khai mạc, bà Nguyễn Thụy Phương Hiếu, Phó Giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh Đắk Lắk nhấn mạnh: Hiện nay, nghệ nhân biết chỉnh chiêng trong các buôn làng ngày càng ít đi, việc mở lớp truyền dạy chỉnh chiêng là rất cần thiết. Lớp học là hoạt động nhằm bảo tồn và phát huy Di sản văn hóa cồng chiêng trong đời sống đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh, góp phần thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 10/2021/NQ-HĐND ngày 17/12/2021 về bảo tồn và phát huy văn hóa cồng chiêng tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2022 - 2025.
Đồng thời, Phó Giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh Đắk Lắk cũng đề nghị các nghệ nhân tham gia lớp truyền dạy chỉnh chiêng nghiêm túc tiếp thu các nội dung được truyền đạt để tiếp tục truyền dạy cho các nghệ nhân khác trong buôn làng.
Tham gia lớp học, các nghệ nhân sẽ được truyền dạy kỹ năng chỉnh sửa thanh âm từng cái chiêng phù hợp với âm điệu, tiết tấu của bộ chiêng. Sau khi hoàn thành nội dung tập huấn, các nghệ nhân có thể tiếp tục trao truyền kỹ năng chỉnh chiêng cho các học viên lớp kế cận.
![]() |
Nghệ sĩ Ưu tú Vũ Lân hướng dẫn kỹ năng chỉnh chiêng cho các nghệ nhân |
Nghệ sĩ Ưu tú Vũ Lân, Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Tây Nguyên, người trực tiếp đứng lớp chia sẻ: Đồng bào Tây Nguyên rất tôn trọng người chỉnh chiêng, những người lấy lại âm thanh cho chiêng. Từ đầu những năm 80 của thế kỷ XX, nhiều nhà nghiên cứu văn hóa dân gian bắt đầu nghiên cứu tìm hiểu văn hóa dân gian của các dân tộc Tây Nguyên.
Thời điểm đó, ở mỗi buôn làng, có thể bắt gặp vài ba nghệ nhân chỉnh chiêng. Nhưng người biết chỉnh chiêng trong các buôn làng ngày càng thưa vắng, vì những nghệ nhân chỉnh chiêng giỏi đã về với ông bà tổ tiên. Đến bây giờ, có những buôn không còn người chỉnh chiêng, thậm chí có những xã không còn người chỉnh chiêng, có những huyện chỉ còn 1 - 2 người biết chỉnh chiêng.
![]() |
Nghệ sĩ Ưu tú Vũ Lân chia sẻ thông tin, truyền dạy lý thuyết cho các nghệ nhân |
Sự thiếu vắng đội ngũ biết chỉnh chiêng ở các buôn làng là sự mất mát rất lớn, trong khi các buôn làng ngày càng có nhiều các nghi lễ được thực hiện, bà con vẫn đánh chiêng, nhưng có những bộ chiêng, chiếc chiêng không còn âm thanh chuẩn, thậm chí sai lạc một cách trầm trọng. Vì vậy, những lớp học chỉnh chiêng như thế này rất có ý nghĩa rất lớn trong việc giữ gìn giá trị cồng chiêng.
Sau 5 ngày tổ chức, ngày 19/5, tại Bảo tàng Đắk Lắk, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) tỉnh Đắk Lắk tổ chức Bế giảng lớp truyền dạy chỉnh chiêng Ê Đê năm 2023. 15 học viên là các nghệ nhân đến từ các huyện tham gia lớp học đã được trao Giấy chứng nhận hoàn thành khóa học.
Truyền dạy chỉnh chiêng là một phần quan trọng trong công tác bảo tồn văn hóa cồng chiêng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Các học viên tham gia lớp học sẽ là nguồn lực đáng quý để các nghệ nhân tiếp tục trao truyền cho các thế hệ tiếp theo tại địa phương.
Tin liên quan

Đắk Lắk - “Thủ phủ cà phê”
14:00 | 07/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Nhộn nhịp mùa thu hoạch cà phê ở Đắk Lắk
09:53 | 19/12/2024 Kinh tế

Đắk Lắk: Gốm đen cổ Yang Tao khắc khoải hồi sinh
19:59 | 21/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin mới hơn

Lễ hội Áo dài TP. Hồ Chí Minh 2025 – Vẻ đẹp truyền thống và hiện đại
08:29 | 24/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Nhạc sĩ trẻ đầy triển vọng Chu Văn Minh trên quê hương Ba Vì
09:37 | 21/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Linh thiêng nghi lễ rước nước Bạch Hạc
18:10 | 20/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

734 tác phẩm dự thi Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 42
10:23 | 20/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Phát triển du lịch từ lễ hội truyền thống
10:44 | 19/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Lễ hội truyền thống thôn Đinh Xuyên (Hà Nội): Hành trình trở về cội nguồn văn hóa
10:27 | 18/03/2025 Văn hóa - Xã hội
Tin khác

Thanh niên Bình Định chung sức xóa nhà tạm, nhà dột nát
08:28 | 18/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định sẽ bắn pháo hoa chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng
10:08 | 17/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Chuỗi hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội Hoa Ban 2025
09:01 | 14/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Lễ hội đền Hai Bà Trưng: Bảo tồn, gìn giữ nét đẹp văn hóa dân tộc
08:59 | 14/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Hoa tháng 3
08:59 | 14/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 với 15 hoạt động chính thức
08:59 | 14/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 42 tổ chức tại Bình Định
08:58 | 14/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Lễ hội làng Bát Tràng được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
11:42 | 13/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định: Lễ hội Cầu ngư vạn chài ở Nhơn Hải mang đậm bản sắc văn hóa đặc trưng của ngư dân miền biển
08:50 | 12/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Quảng Ngãi: Khởi nghĩa Ba Tơ - Giá trị lịch sử và bài học kinh nghiệm
08:49 | 12/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Quận Tây Hồ (Hà Nội): Phát động sáng tác ca khúc chào mừng 30 năm thành lập quận Tây Hồ
15:20 | 11/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Lễ hội Áo dài TP. HCM 2025 – Tôn vinh vẻ đẹp truyền thống và hiện đại
14:32 | 10/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Cá cơm và mắm nêm: Từ món ăn quen thuộc đến những kỷ niệm ngọt ngào
09:51 | 07/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Thư pháp “Chân quê” của một Chi hội trưởng Cựu chiến binh
15:45 | 06/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Hòa Bình: Ngoại giao văn hóa - cầu nối tạo động lực phát triển du lịch
14:48 | 05/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Thủ tướng Chính Phủ Phạm Minh Chính tham dự khánh thành công trình đập dâng Phú Phong
09:23 Tin tức

Đẩy mạnh ứng dụng dữ liệu dân cư vào chuyển đổi số quốc gia
09:22 Nông thôn mới

Trường mầm non Nga Yên Xây dựng trường học hạnh phúc - Lấy trẻ làm trung tâm
09:21 Tin tức

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bình Định triển khai các công việc với tinh thần “3 có và 2 không”
14:33 Tin tức

TRƯỜNG MẦM NON THỊ TRẤN 2 NGA SƠN TÍCH CỰC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM
14:32 Tin tức









