Đặc sản bánh khô mè - bảy lửa xứ Quảng

TBV - Những ai đã từng về thăm mảnh đất Quảng Nam - Đà Nẵng, hẳn không thể quên loại bánh khô mè truyền thống. Chiếc bánh có hình vuông hay chữ nhật, được bao phủ bởi lớp mè thơm phức, qua 7 lần nướng mới tạo nên vị thanh bùi và ngon ngọt… Vì thế, món bánh khô mè này còn được gọi bằng cái tên dân dã - bánh 7 lửa.
Độc đáo chiếc bánh khô mè truyền thống

Cái tên nghe có vẻ lạ lùng, nhưng bánh khô mè đã quá quen thuộc với người dân xứ Quảng Nam- Đà Nẵng và trở thành chiếc bánh truyền thống, độc đáo làm nên thương hiệu cho văn hóa ẩm thực của người dân nơi đây. Bánh được chế biến rất công phu, và đặc biệt trong suốt quá trình làm, bánh phải trải qua 7 lần lửa mới có vị ngon ngọt, bùi bùi đặc trưng. Ngày xưa, khách thưởng thức bánh khô mè có thể đoán được gia cảnh của chủ nhân. Người Quảng Nam dùng bánh bảy lửa trong những ngày tết để cúng tổ tiên và mời khách mỗi khi tới nhà chơi. Những gia đình khó khăn sẽ dùng bột sắn, nhà nào khá hơn thì dùng nếp hương. Chiếc bánh được “bảo bọc” bởi lớp mè thơm nhờ sự kết dính với đường non tinh chất, dẻo tựa mạch nha.

Các cụ già vẫn bảo bánh khô mè xếp theo hình bát giác, ngũ giác hay tứ giác thì sẽ cầu xin được sự giao hòa của trời đất. Vì ý nghĩa tượng trưng cho bát quái, ngũ hành, tự tượng mà bánh 7 lửa trở thành vật không thể thiếu cho những ngày giỗ kỵ hay lễ Tết của người dân xứ sở.


Bánh khô mè quảng - nét ẩm thực dân gian tinh tế mà sâu sắc
của vùng đất Quảng Nam - Đà Nẵng.


Tuy bánh 7 lửa này xuất hiện nhiều ở Quảng Nam nhưng có lẽ bánh khô mè sản xuất tại làng Cẩm Lệ là nổi tiếng thơm ngon hơn cả. Đã từ lâu tấm bánh quà quê bên dòng sông Cẩm Lệ đã trở thành hương vị khó quên đối với nhiều người dân ngang qua vùng đất này. Cách trung tâm thành phố Đà Nẵng chừng 7km, những người dân ở làng Cẩm Lệ vẫn giữ nếp nghề truyền thống dẫu qua bao thăng trầm.

Mỗi năm, cứ đến tuần tháng 11 âm lịch, những lò bánh khô mè bên bờ sông Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng lại vào mùa tất bật hơn ngày thường để kịp cho ra những mẻ bánh phục vụ Tết Nguyên Đán. Đây được xem là vụ sản xuất quan trọng nhất trong năm và cũng là tín hiệu đáng mừng cho các làng nghề.

Làm bánh công phu

Cái tên bánh 7 lửa được hình thành nhờ cách thức tạo ra nó, nhưng điều làm cho chiếc bánh trở nên nổi tiếng không chỉ vì cái tên lạ. Điều quan trọng chính là hương vị của nó còn đọng lại nơi vị giác của du khách sau khi thưởng thức. Từ những nguyên liệu đơn sơ mộc mạc như bột gạo, đường kính, gừng, mè… qua bàn tay của người thợ lại trở thành món bánh truyền thống tuyệt hảo.

Trước hết đem gạo nếp ngon, trắng, hạt đều vo và đãi thật sạch. Sau đó để ráo nước và cho vào chảo rang lên thật khô. Mè cũng rửa sạch và rang vàng để dậy lên mùi thơm đặc trưng. Gừng giã nhỏ và lấy nước cốt. Tiếp đến, đem gạo rang khô đi xay thành bột mịn trộn đều với nước đường và gừng sau đó cho hỗn hợp bột vào nồi hấp chín. Bột chín thì lấy ra và cho vào khuôn hình vuông, chữ nhật tùy thích và bắt đầu công đoạn nướng bánh.


Nét độc đáo, cái “hồn” của bánh khô mè chính là ở khâu nướng này. Bánh được nướng qua hai lần lửa. Lần thứ nhất, lửa than có độ nóng lớn, nướng khoảng 10 phút, phải trở bánh thường xuyên để khô đều hai mặt. Lần thứ hai, lửa than có độ nóng vừa, nướng khoảng 10 đến 15 phút, cho bánh có độ giòn xốp. Đây là khâu quan trọng, đòi hỏi người thợ phải canh đúng thời gian để trở bánh và chuyển bánh từ nhiệt độ lửa lớn sang nhiệt độ lửa vừa thì lát bánh khô mè mới khô đều, giòn xốp được. Nếu để quá thời gian bánh sẽ cháy và cứng không ngon.

Sau đó, lấy từng lát bánh nhúng vào chảo đường rồi nhanh tay lăn qua đĩa mè rang vàng được bày sẵn rồi cho lên bếp than và nướng lần cuối là chiếc bánh bảy lửa hoàn thành. Bánh để nguội khi ăn sẽ xốp, giòn, có vị ngọt của đường, vị bùi của mè, mùi thơm và vị tê của gừng. Bẻ đôi bánh ra sẽ thấy được những sợi tơ do đường tạo nên, chạm đầu lưỡi vào để cảm nhận vị ngọt thanh hấp dẫn của nó.

Ban đầu, bánh khô mè chỉ là sản phẩm của gia đình, về sau lan rộng và trở nên nổi tiếng, được nhiều người nghe danh và tìm đến thưởng thức. Theo lời của người dân trong vùng ngày thường, cơ sở chỉ làm khoảng 50 gói bỏ cho các siêu thị đặc sản và chợ. Nhưng vào vụ Tết, cơ sở phải làm lên đến 200 gói/ngày mới đáp được nhu cầu của khách hàng. Các công nhân cũng phải làm việc chăm chỉ, chạy đua với thời gian để kịp cho ra lò những mẻ bánh.

Ngày nay, nghề làm bánh khô mè truyền thống vẫn đang được con cháu và người dân Cẩm Lệ tiếp nối với những thương hiệu nổi tiếng. Từ một sản phẩm làng quê, bánh khô mè đã trở thành một sản phẩm đẹp góp phần làm đa dạng nét ẩm thực dân gian tinh tế mà sâu sắc của vùng đất Quảng Nam – Đà Nẵng và hơn thế những chiếc bánh nhỏ ấy còn giữ lửa cho một làng nghề mãi mãi lưu truyền.

Bài và ảnh Ánh Tuyết

Tin liên quan

Tin mới hơn

Hà Giang: Du lịch cộng đồng gắn với làng nghề truyền thống ở Hà Giang

Hà Giang: Du lịch cộng đồng gắn với làng nghề truyền thống ở Hà Giang

LNV - Hà Giang là vùng đất có nhiều làng nghề truyền thống mang dấu ấn văn hóa đậm bản sắc của đồng bào các dân tộc vùng biên cương của Tổ quốc. Trong đó phải kể đến một số sản phẩm của các làng nghề đã được du khách trong nước và quốc tế biết đến như: Bánh chưng gù, Bánh khảo, nghề mây đan, nghề thêu, nghề đúc bạc, nghề làm khèn, nghề làm giấy, nghề mộc, nghề đan quẩy tấu, vv. Việc phục hồi và lưu giữ những làng nghề truyền thống này đang có những chuyển biến tích cực ở Hà Giang.
Phát triển du lịch kết nối làng nghề

Phát triển du lịch kết nối làng nghề

LNV - Được sáp nhập từ 3 xã Phú Mậu, Phú Thanh và Phú Dương, phường Dương Nỗ hiện nay có 2 làng nghề truyền thống nổi tiếng là hoa giấy Thanh Tiên, tranh làng Sình và nghề bánh chưng Phú Dương với hàng chục hộ dân tham gia. Để thu hút du khách đến với làng nghề, thời gian qua thành phố Huế đã đầu tư hạ tầng giao thông, bao gồm 2 dự án xây dựng tuyến đường kiệt nối vào làng nghề hoa giấy Thanh Tiên, bến thuyền du lịch và khu trưng bày sản phẩm 2 làng nghề hoa giấy và in tranh.
Bình Định: Quy Nhơn thiên đường du lịch biển

Bình Định: Quy Nhơn thiên đường du lịch biển

LNV - TP Quy Nhơn đặt mục tiêu trong năm 2025 đón trên 7,2 triệu lượt khách, trong đó đón 1.800.000 lượt khách quốc tế, doanh thu du lịch đạt trên 13.000 tỷ đồng.
Bình Định triển khai Đề án phát triển du lịch cộng đồng

Bình Định triển khai Đề án phát triển du lịch cộng đồng

LNV - Bình Định định hướng phát triển du lịch cộng đồng bền vững; phát huy giá trị lợi thế tự nhiên, tài nguyên, thiên nhiên, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh; góp phần giữ gìn và bảo tồn bản sắc văn hóa, cảnh quan, không gian và bảo vệ môi trường sinh thái.
Bình Định: Gành đá Lộ Diêu mang vẻ đẹp kỳ vĩ với khối đá hình thù lạ mắt

Bình Định: Gành đá Lộ Diêu mang vẻ đẹp kỳ vĩ với khối đá hình thù lạ mắt

Gành đá Lộ Diêu ở thôn Lộ Diêu, xã Hoài Mỹ, thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định đang là điểm đến du lịch hấp dẫn cho những ai yêu thích khám phá vẻ đẹp kỳ vĩ, hoang sơ của biển xanh và các khối đá hình thù lạ mắt được điểm xuyết màu rêu xanh.
Về Ninh Thuận ghé thăm làng gốm cổ nhất Đông Nam Á

Về Ninh Thuận ghé thăm làng gốm cổ nhất Đông Nam Á

LNV - Nằm nép mình bên dòng sông Quao hiền hòa, làng gốm Bàu Trúc, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, (tỉnh Ninh Thuận) như một viên ngọc thô sơ, mộc mạc, lưu giữ những giá trị văn hóa Chăm pa độc đáo. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, người dân nơi đây vẫn miệt mài giữ lửa nghề, tạo ra những sản phẩm gốm mang đậm dấu ấn thời gian, khiến bao du khách say mê.

Tin khác

Thác Dải Yếm - Sản phẩm du lịch OCOP 4 sao

Thác Dải Yếm - Sản phẩm du lịch OCOP 4 sao

OVN - Thác Dải Yếm, phường Mường Sang, thị xã Mộc Châu (tỉnh Sơn La), tiếng Thái gọi là “Sai Peng” nghĩa là “sợi yêu”. Còn suối nơi dòng thác chảy xuống được gọi là suối Hò Hẹn. Thác nước đổ trắng xóa, tạo nên khung cảnh vừa hùng vĩ, vừa nên thơ, bình yên, thư thái. Với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp gắn với câu chuyện tình yêu lãng mạn của đôi nam nữ.
Bình Định tổ chức Lễ hội Văn hóa Ẩm thực lần thứ II, năm 2025

Bình Định tổ chức Lễ hội Văn hóa Ẩm thực lần thứ II, năm 2025

LNV - Nhằm tôn vinh, bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị tinh hoa văn hóa ẩm thực Bình Định, UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Kế hoạch số 55 về tổ chức Lễ hội Văn hóa Ẩm thực Bình Định lần thứ II, năm 2025.
Bình Định - Đà Nẵng - Khánh Hòa kết nối sản phẩm du lịch đường sắt

Bình Định - Đà Nẵng - Khánh Hòa kết nối sản phẩm du lịch đường sắt

LNV - Nằm trong chuỗi các sự kiện hưởng ứng Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định, ngày 31/3, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Định tổ chức Hội thảo “Liên kết phát triển sản phẩm du lịch Bình Định và kết nối sản phẩm du lịch đường sắt Đà Nẵng, Khánh Hòa”.
Về Phú Túc ngắm hoa rì nở

Về Phú Túc ngắm hoa rì nở

LNV - Mỗi khi tháng Ba, tháng Tư gõ cửa, đất trời như bừng tỉnh sau giấc ngủ đông dài. Những tia nắng đầu xuân nhẹ nhàng vuốt ve cảnh vật, làm ấm lại những mảng rừng xanh, gọi muôn loài hoa khoe sắc. Khi ấy, về với những con suối khu vực làng Toom Sara, ngôi làng truyền thống của người Cơ Tu thuộc thôn Phú Túc, xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng. Du khách sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng một loài hoa đặc trưng – hoa rì, biểu tượng đẹp nhất của vùng đất này.
Bình Định chào đón gần 800 du khách trên chuyến tàu miễn phí

Bình Định chào đón gần 800 du khách trên chuyến tàu miễn phí

LNV - Đây là hành khách đi trên những chuyến tàu “0 đồng” trong tour du lịch “Hành trình sử thi” và “Tinh hoa đất võ”, nằm trong chuỗi sự kiện chào mừng kỷ niệm 50 Ngày giải phóng tỉnh Bình Định (31/3/1975 – 31/3/2025).
Phú Yên: “Biển rừng hòa một” và thông điệp “Đi Phú Yên đi”

Phú Yên: “Biển rừng hòa một” và thông điệp “Đi Phú Yên đi”

LNV - Năm 2025, tỉnh Phú Yên phát triển sản phẩm du lịch mới khám phá các đảo ven bờ, sản phẩm “biển rừng hòa một”, sản phẩm ẩm thực gắn với cá ngừ đại dương và kích cầu, thu hút khách du lịch với thông điệp “Đi Phú Yên đi”.
Bình Định: Du khách nô nức lên suối Tà Má thưởng ngoạn hương sắc hoa Trang

Bình Định: Du khách nô nức lên suối Tà Má thưởng ngoạn hương sắc hoa Trang

LNV - Mặc dù 10 ngày nữa mới đến Ngày hội thưởng ngoạn hoa Trang suối Tà Má, nhưng đã có hàng trăm du khách khắp mọi miền nô nức lên suối Tà Má ở thôn Hà Ri, xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định để thưởng ngoạn hương sắc hoa Trang.
Sơn Trà (Đà Nẵng): An Hải Nam nhanh chóng ổn định, thống nhất cao sau sáp nhập

Sơn Trà (Đà Nẵng): An Hải Nam nhanh chóng ổn định, thống nhất cao sau sáp nhập

LNV - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành nghị quyết số 1251/NQ-UBTVQH15 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã của thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2023 – 2025. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ 1/1/2025. Theo đó, đối với quận Sơn trà, Nghị quyết nêu rõ: Thành lập phường An Hải Nam trên cơ sở lập toàn bộ diện tích tự nhiên là 1,53km2, quy mô dân số là 13.122 người của phường An Hải Tây. Và toàn bộ diện tích tự nhiên là 0,82km2, quy mô dân số là 21.372 người của phường An Hải Đông.
Làng chài Nhơn Hải vào mùa rêu xanh

Làng chài Nhơn Hải vào mùa rêu xanh

LNV - Bãi đá ven biển xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn, (Bình Định) khoác lên mình lớp rêu xanh mướt, tạo nên khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp như tranh vẽ.
Bình Định: Vượt đèo Truông Gia Vấn thưởng ngoạn vẻ đẹp hồ Hội Khánh

Bình Định: Vượt đèo Truông Gia Vấn thưởng ngoạn vẻ đẹp hồ Hội Khánh

LNV - Huyện Phù Mỹ quy hoạch phát triển các loại hình du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, khám phá ngắn ngày ở các khu vực quanh hồ Hội Khánh và kết hợp du lịch di tích: Di tích lịch sử nơi yên nghỉ nhà yêu nước Bùi Điền, chùa Thiên Sanh, núi Hòn Chè - Bệnh xá Nữ ở xã Mỹ Hòa trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn.
Phú Thọ: Phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch

Phú Thọ: Phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch

LNV - Trong những năm gần đây, ngoài việc phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc vùng Đất Tổ, tỉnh Phú Thọ đã đẩy mạnh khai thác, quảng bá gắn với phát triển du lịch phát triển các sản phẩm, đặc sản địa phương nhằm tăng sức hấp dẫn, thu hút du khách thập phương đến tham quan vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi trên địa bàn tỉnh.
Chùa Bối Khê xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt

Chùa Bối Khê xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt

LNV - Sáng ngày 7/02/2025 (tức ngày 10 tháng Giêng năm Ất Tỵ), Huyện ủy - HĐND - UBND - UBMTTQ Việt Nam huyện Thanh Oai (Hà Nội) long trọng tổ chức Lễ đón nhận Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt đối với chùa Bối Khê.
Bình Định: Sắc hồng khoe thắm nơi cổng trời Vĩnh Sơn

Bình Định: Sắc hồng khoe thắm nơi cổng trời Vĩnh Sơn

LNV - Để đánh thức tiềm năng, khai thác du lịch bản địa của đồng bào Ba Na Kriêm, huyện miền núi Vĩnh Thạnh lần đầu tổ chức ngày hội hoa đào với chủ đề “Sắc xuân hoa đào kết nối văn hóa” diễn ra trong 2 ngày 8 – 9/2/2025 (tức ngày 11 - 12 tháng Giêng năm Ất Tỵ) tại làng K3, xã Vĩnh Sơn.
Vĩnh Thạnh thu hút du khách dịp đầu xuân với sự kiện Ngày hội hoa anh đào

Vĩnh Thạnh thu hút du khách dịp đầu xuân với sự kiện Ngày hội hoa anh đào

LNV - Trong 2 ngày 8 và 9/2/2024 (nhằm ngày 11 - 12 tháng Giêng năm Ất Tỵ 2025), lần đầu tiên tại xã Vĩnh Sơn, huyện miền núi Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định sẽ diễn ra ngày hội hoa đào với chủ đề “Sắc xuân Hoa Đào - Kết nối văn hóa”.
Quảng bá di sản làng nghề Hà Nội

Quảng bá di sản làng nghề Hà Nội

LNV - Du lịch làng nghề đang trở thành xu hướng mới. Nắm bắt cơ hội, ngành du lịch Thủ đô triển khai tuyến du lịch “Khám phá di sản Nam Thăng Long – Hà Nội”. Đến nay đã thúc đẩy quảng bá hoạt động du lịch gắn với di sản làng nghề.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Phụ nữ Tây Hồ chung tay bảo tồn nghề truyền thống: Hành trình từ những búp sen

Phụ nữ Tây Hồ chung tay bảo tồn nghề truyền thống: Hành trình từ những búp sen

LNV - Với mong muốn bảo tồn nghề truyền thống và xây dựng mô hình kinh tế tập thể do phụ nữ làm chủ, Hợp tác xã Chè Sen Quảng An Hương Thủy đã ra đời. Đây không chỉ là bước đi nhằm gìn giữ giá trị văn hóa, mà còn mở ra cơ hội đưa sản phẩm chè sen Quảng An
Bình Định: Dân làng Canh Tiến phấn khởi đón điện lưới quốc gia

Bình Định: Dân làng Canh Tiến phấn khởi đón điện lưới quốc gia

LNV - Chỉ sau hơn 4 tháng thi công trong điều kiện địa hình đồi núi phức tạp và thời tiết khắc nghiệt, dự án cấp điện cho làng Canh Tiến, xã Canh Liên, huyện Vân Canh từ lưới điện quốc gia đã hoàn thành, đem lại niềm vui phấn khởi cho 188 hộ dân đồng bào
Làng nghề làm cờ Tổ quốc tất bật trước dịp kỉ niệm ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước

Làng nghề làm cờ Tổ quốc tất bật trước dịp kỉ niệm ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước

LNV - Cận kề dịp lễ 30/4, nhu cầu về cờ Tổ quốc tăng mạnh khiến các cơ sở sản xuất tại làng nghề Từ Vân (huyện Thường Tín - Hà Nội) phải hoạt động hết công suất.
Hà Giang: Du lịch cộng đồng gắn với làng nghề truyền thống ở Hà Giang

Hà Giang: Du lịch cộng đồng gắn với làng nghề truyền thống ở Hà Giang

LNV - Hà Giang là vùng đất có nhiều làng nghề truyền thống mang dấu ấn văn hóa đậm bản sắc của đồng bào các dân tộc vùng biên cương của Tổ quốc. Trong đó phải kể đến một số sản phẩm của các làng nghề đã được du khách trong nước và quốc tế biết đến như: Bá
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp 30/4

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp 30/4

LNV - Lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ nhân kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước.
Giao diện di động