Đặc sắc lễ hội Nghinh Ông
Lễ hội tín ngưỡng này còn có nhiều tên gọi khác như: lễ cầu ngư, lễ rước cốt Ông, lễ tế cá Ông, lễ cúng Ông,...được bà con miền biển tổ chức để cầu mong một năm sóng yên biển lặng, ra khơi an toàn và thu được nhiều tôm cá. Lễ hội Nghinh Ông bắt nguồn từ một câu chuyện dân gian được người xưa kể lại. Năm 1925, ngư dân vô tình phát hiện xác một con cá voi trôi dạt vào bờ. Trong truyền thuyết cổ xưa, loài cá này là linh vật thiêng liêng, cứu tinh cho các tàu, thuyền trên biển. Khi có sóng to gió lớn, thuyền bè, ngư dân gặp nạn, cá voi sẽ hộ tống họ vào vùng an toàn. Nhờ đó mà ngư dân rất kính trọng và biết ơn thần hộ mệnh này, đặt tên là “cá Ông”, hay cư dân miền biển Sông Đốc thường gọi là Nam Hải Đại Tướng Quân. Chính vì vậy, mỗi khi xác cá Ông gặp nạn, trôi dạt vào bờ sẽ được mang đi an táng, thờ cúng trang nghiêm. Vạn lăng Nam Hải Đại Tướng Quân là cái tên dùng để chỉ các miếu thờ xương, cốt của linh vật này.
Lễ hội Nghinh Ông lộng lẫy, náo nhiệt.
Tháng 3/2013, trung tâm UNESCO Nghiên cứu và bảo tồn Cổ vật Việt Nam đã trao bằng bảo trợ cho các lăng thờ Nam Hải Đại Tướng Quân. Đặc biệt cá Ông được vua Gia Long đời thứ tư sắc phong là Đại Càn Nam Hải Thượng Đẳng thần.
Thị trấn miền biển Sông Đốc (huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau) xem lễ hội Nghinh Ông như một tập tục lâu đời, và tổ chức vô cùng long trọng để tôn vinh vị Nam Hải Đại Tướng Quân này. Lễ hội Nghinh Ông được chia làm hai phần: phần lễ và phần hội.
Ngư dân Sông Đốc nghinh Ông trên biển
Ở phần lễ bao gồm nhiều nghi thức vô cùng trang trọng, in đậm dấu ấn văn hóa dân gian cổ xưa. Đầu tiên, trước giờ ra biển nghinh Ông, tại chánh điện lăng Ông tập trung các cung phi, cung nữ, học trò lễ,...mặc áo dài khăn đóng. Đám rước còn có hàng chục quân lính trong trang phục binh sỹ thời vua Gia Long, tay giương cao các ngọn cờ ghi dòng chữ “Nam Hải Đại Tướng Quân”. Họ đang theo hầu một vị tướng quân đứng tư thế oai phong, lẫm liệt, song hành cùng hàng ngàn người chuẩn bị rước kiệu. Ban chủ trì lễ tiến hành các nghi thức bao gồm: đọc văn tế, lễ bái của các học trò lễ, thỉnh lư hương (long đình) lên kiệu.
Vào đúng giờ Ngọ ngày 15 tháng 2 âm lịch, đám rước Ông đi đầu là đội múa lân, tiếp đến là đội kèn, trống, theo sau đó là đoàn người trong chánh điện rước kiệu diễu hành quanh thị trấn Sông Đốc. Hai bên đường người xem tấp nập, tiếng cổ vũ, reo hò tạo nên bầu không khí lễ hội tưng bừng, náo nhiệt. Sau khi đến cảng, long đình được đặt trên đoàn tàu thủy lực (3 đến 4 tàu kết lại với nhau), và hàng trăm thuyền đánh cá của ngư dân cùng tiến ra biển theo hướng Hòn Chuối nhưng không giới hạn thời gian hay khoảng cách từ đất liền ra biển. Đến khi tới lằn ranh nước trong thì người chánh bái làm thủ tục khấn vái, đọc lời cầu nguyện, thắp hương và xin “keo”, khi xin được “keo” thì đoàn tàu đem theo những lọ nước biển trong xanh về lăng thờ cúng và xem như hoàn thành nghi lễ.
Theo tín ngưỡng dân gian được lưu truyền qua nhiều thế hệ của ngư dân Sông Đốc, thời khắc linh thiêng nhất là lúc rước “Nam Hải Đại Tướng Quân” về lăng. Vì vậy để thể hiện lòng thành kính của mình, vào thời điểm này mọi nhà thường lập bàn thờ, thắp hương, đem trái cây, gà vịt, heo quay… ra trước cửa nhà cúng lễ.
Các nghi thức của lễ Nghinh Ông Sông Đốc được lưu giữ nguyên vẹn qua nhiều năm, nhưng phần hội lại được biến tấu ngày càng phong phú, đa dạng hơn. Cụ thể có các trò chơi dân gian được đông đảo người dân tham gia như kéo co, nhảy dây, nhảy bao bố, bịt mắt đập nồi,...Bên cạnh đó, các hoạt động hội thao bao gồm: đánh bóng chuyền, bóng đá,... được diễn ra vô cùng náo nhiệt.
Lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc là một hoạt động tín ngưỡng ẩn chứa niềm tin, sự kỳ vọng của ngư dân vùng đất mũi Cà Mau vào một linh vật biển cả. Suốt gần trăm năm, nét đẹp văn hóa này vẫn được gìn giữ và lưu truyền qua nhiều thế hệ, góp phần làm giàu bản sắc văn hóa dân tộc.
Bài và ảnh: Kim Khánh
Tin liên quan
Tin mới hơn

Định vị thương hiệu du lịch sen Hà Nội
10:44 | 10/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Gia Lai quyết liệt vận hành hiệu quả chính quyền hai cấp "gần dân, sát dân, vì dân"
09:44 | 10/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Kinh tế Việt Nam - Thăng trầm và đột phá: Góc nhìn xuyên suốt một hành trình đổi mới
09:44 | 10/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Ninh Bình: Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lễ hội truyền thống
13:57 | 09/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Giáo dục văn hóa truyền thống cho học sinh người dân tộc thiểu số
13:57 | 09/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Chủ tịch Hà Thị Tính được vinh danh “Doanh nghiệp Văn hóa UNESCO năm 2025”
09:11 | 09/07/2025 Văn hóa - Xã hội
Tin khác

Hướng dẫn thí sinh xác nhận nhập học vào lớp 10 năm học 2025 - 2026
08:44 | 08/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Vào hạ
09:17 | 07/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam
11:14 | 05/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam
11:14 | 05/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị
11:13 | 05/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Khi vũ điệu Chăm làm 'sống' lại không gian tháp cổ
14:07 | 02/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai mới, dấu mốc khởi đầu hành trình mới với một niềm tin lớn
11:01 | 02/07/2025 Văn hóa - Xã hội

“Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” - Lịch sử gần gũi từ những câu chuyện dân gian
09:18 | 01/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Nhà báo, nhạc sĩ, nhà thơ Đinh Văn Bình: “Không có giới hạn nào giữa báo chí, thơ ca và âm nhạc”
09:54 | 28/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Hơn 8.000 tình nguyện viên Thủ đô tiếp sức kỳ thi tốt nghiệp THPT
10:19 | 26/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Nhiệm kỳ 2021–2026, HĐND tỉnh Bình Định hoàn thành xuất sắc sứ mệnh vì dân
09:14 | 26/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Kỳ họp cuối của HĐND tỉnh Bình Định, khép lại một giai đoạn, mở ra thời cơ mới
09:15 | 25/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025: Chủ động thích ứng với những điểm mới
10:03 | 23/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định ngày đầu vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền 2 cấp thuận lợi
16:15 | 21/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Trường THCS Nguyễn Trường Tộ liên tục đạt thành tích xuất sắc
10:07 | 18/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Gia Lai: Từ đại ngàn hùng vĩ đến thiên đường biển xanh
20:20 Du lịch làng nghề

Gia Lai: Hợp tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực năng lượng tái tạo
20:20 Đào tạo nghề

“Mạch nghề” - Lan tỏa hình ảnh làng nghề trong thời đại số
20:17 Tin tức

Thuận An triển khai hiệu quả nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp
10:32 Khuyến nông

6 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản ước tăng trên 14%
10:30 Kinh tế