Đa dạng nghệ thuật biểu diễn dân gian 3 miền
Liên hoan nghệ thuật hát Then - Đàn Tính của các dân tộc Tày, Nùng, Thái toàn quốc lần thứ VI
Hát Then
Trở thành Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại năm 2019, hát Then của dân tộc Tày, Nùng, Thái (miền núi phía Bắc) được ví như điệu hát “thần tiên” gắn liền với đời sống tinh thần người dân. Thông qua cây đàn Tính, những câu hát đơn giản, mộc mạc xuất phát từ sinh hoạt hàng ngày thể hiện sự răn dạy con người, ca ngợi điều tốt đẹp, phê phán cái xấu, tôn vinh tình yêu,… và thế giới tâm linh tín ngưỡng, đồng thời gửi gắm ước nguyện được ban phúc lành. Nghệ thuật biểu diễn hát Then chủ yếu diễn ra trong các dịp lễ Tết quan trọng như: lễ mừng năm mới, lễ cầu mùa, lễ cầu yên,...
Ca Trù
Các nghệ nhân, ca nương đang biểu diễn ca Trù – loại hình âm nhạc kinh điển dân tộc
Ca Trù là loại hình biểu diễn dân gian tại các đình làng, đền thờ, nhà tổ,… phổ biến ở khu vực phía Bắc Việt Nam. Nhạc khí đặc trưng cho ca Trù gồm: đàn đáy, phách và trống,… Trong giai điệu du dương của nhạc cụ, các đào nương sẽ hát lên câu hát ngọt ngào, sử dụng nhiều thể văn chương như: phú, ngâm khúc, hát nói,… tạo nên một loại hình âm nhạc kinh điển dân tộc. Năm 2009, tổ chức UNESCO đã công nhận ca Trù là Di sản phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.
Hát Chèo
Hình thành và phát triển từ khoảng thế kỷ thứ X ở khu vực đồng bằng sông Hồng và vùng trung du miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, hát Chèo được xem là loại hình nghệ thuật sân khấu cổ truyền của Việt Nam. Theo đó, hát Chèo mang nhiều yếu tố dân tộc, quần chúng, đặc biệt là tính chất trữ tình lãng mạn qua những câu hát đa thanh, đa nghĩa. Nội dung chủ yếu lấy cảm hứng từ thần thoại, truyện dân gian nhằm phản ánh đầy đủ mọi góc độ về văn hóa, lịch sử và con người Việt Nam.
Hát chèo là loại loại hình nghệ thuật sân khấu mang đậm chất trữ tình
Tuồng (hát Bội)
Nghệ thuật Tuồng (hát Bội) ra đời từ thế kỷ thứ XII, là loại hình sân khấu phục vụ trong cung vua phủ chúa, phát triển mạnh mẽ ở Huế và Bình Định vào thời vua Tự Đức (1848 - 1883). Vì thuộc thể loại biểu diễn cho vua chúa, người giữ địa vị cao trong xã hội thưởng thức nên các nghệ nhân biểu diễn đòi hỏi phải có kiến thức uyên bác về sự tích cũng như nội dung và ý nghĩa vở tuồng. Trong tiếng trống chầu liên hồi, giọng hát và điệu múa uyển chuyển của người nghệ nhân đạt tới đỉnh cao nghệ thuật truyền thống.
Trích đoạn vở Tuồng “Mạnh Lương ra hàng”
Đờn ca tài tử Nam Bộ
Đờn ca Tài tử Nam Bộ là loại hình nghệ thuật sáng tạo nhạc lễ, nhã nhạc cung đình Huế và dân ca Nam Bộ
Trên cơ sở sáng tạo từ nhã nhạc cung đình Huế, nhạc lễ và dân ca Nam Bộ, khoảng cuối thế kỷ XIX Đờn ca tài tử Nam Bộ đã hình thành và phát triển khắp 21 tỉnh thành phía Nam. Nhạc cụ sử dụng trong Đờn ca tài tử đa dạng gồm: đàn kìm, đàn tranh, đàn cò, đàn bầu (đàn tứ tuyệt),... Sau thời gian lao động vất vả, mọi người cùng nhau quân quần đàn hát, giao lưu chia sẻ niềm vui từ đó dần trở thành nếp sống sinh hoạt đặc trưng gắn liền với văn hóa tinh thần người dân. Năm 2013, nghệ thuật biểu diễn Đờn ca tài tử Nam Bộ chính thức được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể.
Bài, ảnh: Cẩm Nhung
Tin liên quan
Tin mới hơn

Hà Nội đón 875.000 lượt khách trong kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5
12:03 | 05/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định hội tụ tinh hoa văn hóa và ẩm thực
21:01 | 04/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định chung sức xây dựng cộng đồng nhân ái
11:03 | 30/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định: Huyện Tuy Phước hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát
09:47 | 29/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Sôi động đêm đại nhạc hội Dạ Khúc Tháng Tư 2025: Viễn Nguyên
15:44 | 26/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Đoàn kiều bào dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào
14:36 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội
Tin khác

Phát pháo cuối cùng trong ngày lịch sử 30.4
14:34 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bản hùng ca Ngày đại thắng mùa xuân
14:34 | 24/04/2025 Thơ làng nghề, thơ nghệ nhân

Dũng sỹ trên đồi “thịt băm”
14:34 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Người giữ hồn Tây Nguyên
14:33 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Cơm nắm lá cọ ở làng cổ Phù Ninh
14:32 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Thơ người Làng nghề
14:32 | 24/04/2025 Thơ làng nghề, thơ nghệ nhân

Bánh bột lọc - Biểu tượng ẩm thực của Cố đô
14:31 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định: Huyện Vân Canh thực hiện đồng bộ, hiệu quả chính sách xóa nhà tạm, nhà dột nát
14:31 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Hương vị đặc biệt - Hủ tiếu Mỹ Tho
14:31 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Phát huy bản chất tốt đẹp Bộ đội Cụ Hồ trong xây dựng cuộc sống
10:17 | 23/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh tại thành phố Hồ Chí Minh
10:03 | 23/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Hồi ức của Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu về ngày giải phóng miền Nam 30/4/1975
10:02 | 23/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Sống lại ký ức nơi “Đất thép thành đồng”
09:58 | 23/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Tình thơ người lính trong tâm hồn dũng sĩ diệt xe cơ giới Lê Sỹ Thái
09:17 | 22/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bảo tồn văn hoá truyền thống qua tác phẩm truyện tranh về làng nghề
08:50 | 22/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Hà Nội đưa hơn 3.000 sản phẩm OCOP vào hệ thống phân phối hiện đại
12:21 OCOP

Bảo tồn và phát triển làng nghề Hà Nam trong xu thế mới
12:19 Làng nghề, nghệ nhân

Về thăm làng nghề bánh phồng Sơn Đốc hơn trăm năm tuổi
12:15 Làng nghề, nghệ nhân

Tăng hiệu quả, giảm phát thải từ mô hình sản xuất lúa SRI
12:07 Khuyến nông

Hà Nội đón 875.000 lượt khách trong kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5
12:03 Văn hóa - Xã hội