Cơ sở sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ Ngọc Chuyên: Dạy nghề và tạo việc làm cho lao động địa phương
Nghệ nhân Vũ Ngọc Chuyên, Chủ cơ sở sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ tại Thanh Hà, Võ Miếu, Thanh Sơn.
Anh Vũ Ngọc Chuyên (SN1980) chủ cơ sở sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ Ngọc Chuyên cho biết, bố mẹ anh quê gốc ở Hà Nam lên xây dựng kinh tế mới tại Võ Miếu, Thanh Sơn từ những năm 1960 của thế kỷ trước. Ông bà sinh hạ được 4 người con, 3 trai,1 gái, Chuyên là con thứ hai, tất cả các anh chị em đều đã trưởng thành và có gia đình riêng. Ngày ấy phong trào học tập tại địa phương miền núi này chưa phát triển, vì vậy học hết cấp 2 anh đã nghỉ ở nhà lao động phổ thông cùng với bố mẹ.
Năm 1994, trong lần về thăm quê nội tại thôn Thuận Trại, xã Yên Nam, huyện Duy Tiên, Hà Nam, thấy gia đình chú họ là Vũ Văn Tiến có một số tác phẩm đồ gỗ mỹ nghệ rất đẹp, do ông Tiến đi làm thuê và học nghề ở Đông Kỵ, Bắc Ninh đưa về, Chuyên thích lắm, được bố mẹ cho phép, Vũ Ngọc Chuyên theo chú Tiến khăn gói về làng Đồng Kỵ, Từ Sơn, Bắc Ninh làm thuê và học nghề sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ với học phí 160 ngàn đồng/ tháng. Do thông minh, sáng dạ, lại chí thú với nghề, làm việc có hiệu quả cao, nên chỉ sau 3 tháng, chủ xưởng sản xuất tại Đồng Kỵ đã miễn tiền đóng học phí và còn ưu đãi trả công cho anh. Cứ như vậy sau 6 năm miệt mài vừa học vừa làm, từ kỹ thuật làm mộc đơn giản, đến kỹ thuật điêu khắc tượng, khắc tranh gỗ, hoa lá, khảm trai... Vũ Ngọc Chuyên đều nắm bắt thành thục và trở thành người thợ có tay nghề cao, tự mình hoàn thiện nhiều sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ tinh xảo.
Nghệ nhân Vũ Ngọc Chuyên đang hướng dẫn thợ trẻ hoàn thiện sản phẩm.
Năm 1999 trở về địa phương, anh mở xưởng sản xuất tại thôn Thanh Hà. Lần đầu tiên người dân trong xã, nhất là bà con dân tộc Mường, Dao nhìn thấy từ những gốc rễ cây khô cứng, vô hồn, tưởng như bỏ đi, chỉ dùng làm củi nhưng qua bàn tay người thợ thủ công mỹ nghệ lành nghề Vũ Ngọc Chuyên và cộng sự, đã trở thành những sản phẩm gỗ lũa, tác phẩm mỹ nghệ sống động, có giá trị kinh tế cao, ai nấy đều ngạc nhiên thán phục.
Tiếng lành đồn xa, năm 2004- 2005 Sở công thương tỉnh Phú Thọ đã hỗ trợ cơ sở Ngọc Chuyên mở một vài khoá dạy nghề sản xuất đồ gỗ thủ công mỹ nghệ cho gần 30 học viên là người địa phương theo học. Học viên tốt nghiệp được Sở công thương cấp chứng chỉ học nghề tại cơ sở Ngọc Chuyên. Điều đáng phấn khởi là trong số này có tới 12 người có tay nghề cao, đã mở được xưởng sản xuất riêng, làm ăn tốt, như anh Dương Thanh Toàn, anh An ở xã Võ Miếu, anh Hồi ở xã Thạch Kiệt, huyện Tân Sơn, Phú Thọ...
Tới thăm cơ sở sản xuất của Vũ Ngọc Chuyên, thấy trong gian nhà xưởng gần 300m2, những người thợ có tay nghề cao đang cùng anh hoàn thiện sản phẩm. Trong vườn nhà còn ngổn ngang những gốc rễ cây rừng hình thù kỳ lạ, được người dân thu lượm về bán cho cơ sở Ngọc Chuyên làm nguyên liệu sản xuất đồ mỹ nghệ, gỗ lũa. Từ sản phẩm nhỏ nhất như chiếc ống tăm giá bán vài trăm ngàn đồng, tới những hàng khủng nặng vài ba tấn trị giá cả tỷ đồng, mới thấy những người thợ có tay nghề cao tại đây có tay nghề cao và sáng tạo. Sản phẩm của cơ sở từ đồ dùng gia dụng như bàn, ghế tới tranh, tượng đều được ra đời từ gốc cây, rễ cây gỗ lũa, với kiểu dáng tự nhiên khác nhau. Sản phầm không chỉ tiêu thụ trong tỉnh Phú Thọ, mà còn được xuất bán đi nhiều tỉnh, thành phố khác như Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương...
Bằng chính sức lao động của mình, năm 2016 vợ chồng anh Vũ Ngọc Chuyên đã xây dựng được một ngôi nhà hai tầng khang trang rộng 235m2, trị giá trên 1 tỷ đồng với đầy đủ tiện nghi, mua sắm được ô tô, xe máy phục vụ cho sinh hoạt của gia đình. Cùng với đó anh chị có điều kiện chăm sóc cho 2 con gái học tập tiến bộ, một cháu đã tốt nghiệp đại học khoa học xã hội và nhân văn, đang học tiếp cao học, một cháu đang theo học trường phổ thông. Không những thế anh chị còn tạo công việc làm ăn với thu nhập ổn định từ 8-10 triệu đồng/tháng cho 4- 5 lao động thường xuyên tại xưởng, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động thời vụ và nhất là có nhiều việc làm, có thêm thu nhập, thu hút các cháu học sinh, thanh niên địa phương tới làm thêm, tránh xa các trò chơi nguy hiểm, các tệ nạn xã hội.
Anh Chuyên chia sẻ: Tôi hy vọng, trong số các cháu tới làm thêm, học nghề tại cơ sở, sẽ có những người tiếp tục theo nghề và phát triển nghề sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ đáng quý này, góp phần phát triển kinh tế địa phương.
Bài, ảnh: Trường Sơn
Tin liên quan
Tin mới hơn

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt
15:42 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội
15:41 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc
13:19 | 12/06/2025 Tin tức

Cao Bằng gìn giữ và phát triển làng nghề truyền thống: Nét đẹp văn hóa gắn liền phát triển kinh tế
09:17 | 12/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Xây dựng Cụm công nghiệp làng nghề nhìn từ huyện Phú Xuyên
14:48 | 11/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Khám phá nghề chằm áo tơi Yên Lạc – Nét đẹp văn hóa truyền thống Hà Tĩnh
15:19 | 10/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa công nghệ số phát triển ngành ong Việt
15:19 | 10/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phát triển nghề nuôi ong ở Nghĩa Đồng
09:42 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Nghệ nhân Nhân dân Đinh Chương “di sản sống” giữa đại ngàn Vĩnh Sơn
09:42 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Nhóm yêu thích nghề làm men lá” giữ gìn và phát triển nghề truyền thống
09:41 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề bánh pía Vũng Thơm
09:39 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Cao Bằng: Nghề nhuộm vải chàm của người Nùng An
09:39 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Lê Mạnh Tuấn – Người giữ hồn đất, thổi hồn cho “đất nở hoa”
22:13 | 07/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Nguyễn Văn Lưu: Người đưa gốm sứ Chu Đậu trở về từ đáy biển
11:03 | 06/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thanh Hóa: Gắn kết chương trình OCOP với du lịch làng nghề – Hướng đi bền vững cho kinh tế nông thôn
09:06 | 04/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đánh thức làng nghề truyền thống bằng du lịch và sản phẩm OCOP
10:50 | 03/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa gốm Quảng Đức
10:09 | 02/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đóng thuyền gỗ truyền thống của người Tày Hà Giang
09:52 | 30/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề trầm hương Vạn Thắng hơn trăm năm tuổi
09:18 | 29/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Phát triển Làng nghề bún, bánh An Phong theo hướng bền vững
09:15 | 29/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Mô hình “Tàu cá mang rác nhựa về bờ” thu hút sự tham gia của 200 tàu cá
15:45 Môi trường

Hội Nhà văn Hà Nội: Bàn về sáng tác văn học viết cho trẻ em
15:45 Văn hóa - Xã hội

Hội Chữ thập đỏ tỉnh Bình Định cầu nối những tấm lòng nhân ái
15:45 Văn hóa - Xã hội

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên – Đắk Lắk thống nhất bố trí người làm việc tại cơ sở 2 tại Phú Yên
15:44 Tin tức