Cô giáo Mầm non ở vùng quê nghèo đam mê Thư pháp
Đặc biệt trong đó đã "thổi hồn" vào những trái cây qua những nét vẽ, tạo ra những tác phẩm độc đáo được nhiều người ưa thích. Đi với đó cô cũng dạy cho các em học sinh, tạo cho các em niềm đam mê học môn vẽ và Thư pháp.
Cô Đoàn Thị Mai chia sẻ với PV : Ngay từ những năm đi học từ phổ thông đến Sư phạm do có năng khiếu về môn vẽ và đam mê nên Mai đã vẽ khá nhiều tranh phong cảnh, trìu tượng...trên nhiều chất liệu, và tập viết Thư pháp. Tuy nhiên thời gian đó Mai chưa được học và tiếp cận nhiều về viết chữ Thư pháp. Năm 2018 và những năm dịch Covit Mai đã tìm và bắt đầu học lớp Thư pháp cơ bản do thầy "Lão Trọc" truyền dạy qua oline. Đầu năm 2024 tới nay đang theo học lớp Thư pháp Thuỷ mạc do thầy Lê Thiên Lý - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Làng nghề Hải Phòng, Giám đốc Trung tâm Thư pháp, Câu đối và Hán nôm học Hải Phòng, Kỷ lục gia thư pháp Việt Nam, Kỷ lục gui-nets thế giới truyền dạy.
Mai cho biết, học thư pháp không dễ dàng, ngoài có năng khiếu nhưng phải kiên nhẫn, chịu khó và nhất là phải đam mê. Phải biết dùng cây bút sao cho uyển chuyển, gửi tâm mình lên những con chữ sao cho có hồn...Mai may mắn được những thầy Thư pháp giỏi nghề, có tâm nhiệt tình truyền dạy, nhất là thầy Lê Thiên Lý, được thầy dìu dắt chỉ bảo, uốn nắn từng chi tiết nên từ đó nét chữ ngày càng hoàn thiện hơn, những tác phẩm ngày càng đẹp và có hồn hơn.
Hình ảnh của cô giáo Đoàn Thị Mai |
Về việc vẽ và viết chữ trên những trái cây Mai cho hay: Quê Hương Mai có rất nhiều cây dừa, và những loại trái cây khác, vào một buổi chiều gần Tết năm 2018 khi đang ngồi vẽ trong nhà, nhìn những trái dừa tròn trịa, xanh mướt trước cửa nhà nên nảy ra ý định sẽ vẽ hình và viết chữ Thư pháp lên đó, nghĩ là làm, liên tục trong 3 ngày Mai đã cho ra 70 quả dừa với những chữ như "Phúc- Lộc - Thọ" ; hình vẽ hoa Mai, Đào, Câu đối...bằng chất liệu sơn ARYLIC, những tác phẩm đó bán với giá 50 ngàn đồng/ quả và hết rất nhanh do được người dân địa phương ưa thích, mua về bày tết. Từ kết quả đó Mai tiếp tục nghiên cứu vẽ, viết trên những trái cây khác như quả Đào Tiên, Dưa Hấu với nhiều hình vẽ, hoa văn và chữ Thư pháp với nhiều màu khác nhau, rất sinh động, bắt mắt. Những tác phẩm dần không chỉ tiêu thụ tại địa phương mà còn chuyển ra thành phố mỗi độ Tết đến, xuân về, đem lại thu nhập thêm đáng kể cho gia đình. Ngoài ra Mai còn dạy cho những người dân tại địa phương, nhất là các cháu học sinh yêu thích tự làm và sáng tạo ra các sản phẩm trên những trái cây sẵn có tại địa phương.
Năm 2022, sau khi học xong khoá Thư pháp cơ bản, Mai đã triển khai sáng tạo nhiều tác phẩm với nhiều loại hình trên nhiều chất liệu kích cỡ khác nhau dùng để trang trí treo tường như trên Mẹt tre, giấy, lá Bồ Đề...có nhiều tác phẩm vẽ đặc sắc phù hợp với thị hiếu của nhiều khách hàng ưa thích như tranh "Đồng quê Bắc bộ" vẽ trên chất liệu giấy. Đặc biệt trong đó có tác phầm Thư pháp có tựa đề "ân tình" gồm 4 câu thơ với chủ đề tôn sư trọng đạo, tái hiện lại cảnh một lớp học. Tác phẩm này đã được tham gia trưng bày tại triển lãm Thư pháp ở thành phố Hồ Chí Minh năm 2023, tác phẩm được các nhà chuyên môn, nhà Thư pháp đánh giá rất cao về nội dung cũng như chất lượng
Các tác phẩm vẽ Thư pháp của cô giáo Đoàn Thị Mai |
Được biết, trong thời gian mấy năm vừa qua, ngoài việc làm tốt công tác tại Trường Mầm non Nam Hưng, chăm sóc gia đình, cô giáo Đoàn Thị Mai vẫn tổ chức tại nhà các lớp dạy vẽ, viết Thư pháp miễn phí vào buổi tối hoặc ngày nghỉ cho khoảng 15 các cháu học sinh nhiều lứa tuổi và cả các bậc phụ huynh yêu thích vẽ và Thư pháp...Tuy nhiên do điều kiện cơ sở tại nhà chật hẹp nên chưa thể nhận truyền dạy cho nhiều người.
Nhà Thư pháp Lê Thiên Lý, người đang dạy lớp "Thư pháp Thuỷ mạc" mà cô Đoàn Thị Mai đang theo học cho hay: Đoàn Thị Mai là một học trò có năng khiếu và rất đam mê Thư pháp, và cũng rất có tâm, Mai mong muốn được tiếp thu những tinh hoa của Thư pháp truyền thống và hiện đại do các thầy truyền dạy để sáng tạo ra những tác phẩm ngày càng có chất lượng và mang kiến thức học được truyền dạy lại cho học sinh và người dân địa phương mình......
Trước thực trạng hiện nay huyện Tiên Lãng chưa có câu lạc bộ Thư pháp, các lớp đào tạo về Thư pháp nên cần được sự quan tâm, hỗ trợ của thành phố, các ban nghành huyện Tiên Lãng, Thư pháp thành phố về cơ sở vật chất... để thành lập Câu lạc bộ Thư pháp, mở các lớp đào tạo bồi dưỡng về Thư pháp cho người dân địa phương, các học sinh nhiều lứa tuổi đam mê và có nhu cầu mong muốn học tập.
Về cá nhân cô giáo Đoàn Thị Mai cũng cho hay, sau khi hoàn thành chương trình học lớp Thư pháp của thầy Lê Thiên Lý, ngoài việc duy trì lớp vẽ và Thư pháp như hiện nay, cô có ý tưởng sẽ tổ chức các lớp dạy Thư pháp tại địa phương. Tuy nhiên, hoàn cảnh và điều kiện không cho phép mở rộng nên cũng rất cần sự quan tâm của chính quyền địa phương và thành phố.
Tin liên quan
Tin mới hơn
Khai mạc Lễ hội Văn hóa – Du lịch Nghề làm bánh tráng phơi sương Trảng Bàng
20:29 | 26/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Cựu chiến binh, thương binh Nguyễn Đình Thi, tận tụy với phong trào địa phương
11:01 | 25/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Văn nghệ tri ân hướng đến kỷ niệm ngày Truyền thống Bộ đội Biên phòng
09:24 | 25/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Giới thiệu sản phẩm lưu niệm độc đáo từ bộ tứ bảo vật của cố đô Huế
08:50 | 25/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Bình Định: Vẻ đẹp hình tượng rắn Naga trên tháp Dương Long
10:57 | 23/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Festival Hoa Mê Linh lần thứ 2 - Lễ hội hoa lớn nhất Miền Bắc
09:55 | 23/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Tin khác
Ngày hội tôn vinh hình ảnh cao đẹp “Bộ đội Cụ Hồ”
10:24 | 18/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Gặp các nhân vật thuộc Cụm tình báo H63 tại buổi họp mặt truyền thống Phòng tình báo Miền
09:31 | 17/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Xuân Quê hương 2025 - Việt Nam vươn lên trong kỷ nguyên mới
09:16 | 16/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Bình Định: Giá trị nhân văn từ Lễ hội Thần làng
09:26 | 12/12/2024 Văn hóa - Xã hội
TP. Vũng Tàu: Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường TP.HCM thăm, trồng cây tại Trung đoàn 251, Vùng 2 Hải Quân
14:52 | 11/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Bệnh viện Phổi Hà Tĩnh: Xứng tầm bệnh viện chuyên khoa tuyến đầu của tỉnh
09:24 | 09/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Quận Hoàn Kiếm tổ chức Kỷ niệm 20 năm phố cổ Hà Nội được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia
08:58 | 03/12/2024 Văn hiến Hà Thành
Quốc Oai (Hà Nội): Hòa Thạch nỗ lực xây dựng nông thôn mới nâng cao
09:20 | 29/11/2024 Nông thôn mới
Ứng dụng công nghệ trong bảo tồn và phát huy di sản mộc bản
11:45 | 27/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Thạp gốm hoa nâu Hiệp An - Bảo vật quốc gia thời Trần
10:59 | 26/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Huyện Ba Vì (Hà Nội): Trường THCS tiên phong coi trọng giáo dục pháp luật cho học sinh
10:55 | 25/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Hội An - Thương cảng cổ xưa
09:56 | 25/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Phở ngô - “Sứ giả văn hóa” của vùng núi đá Hà Giang
09:56 | 25/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Nhiều hoạt động kỷ niệm 20 năm Khu phố cổ Hà Nội là Di tích lịch sử Quốc gia
15:30 | 22/11/2024 Văn hiến Hà Thành
Bình Định: Người có uy tín, già làng tiên phong trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia
15:25 | 22/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Bình Định triển khai Chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp”
20:35 Khởi nghiệp
Quảng Ngãi: Đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đạt 4, 5 sao
20:34 OCOP
Phú Yên: Phục hồi và phát triển Làng nghề bánh tráng Long Bình
20:33 Làng nghề, nghệ nhân
Hội Nhà văn Hà Nội: Tổng kết công tác năm, trao giải thưởng văn học và kết nạp hội viên mới 2024
20:32 Tin tức
Quận Cầu Giấy (Hà Nội): Vươn mình trong kỷ nguyên mới
20:32 Tin tức