Cờ chữ Việt - Đưa nét đẹp truyền thống vào không gian hiện đại
PV: Chào anh Hưng! Được biết anh là tác giả của bộ Cờ Chữ Việt. Đây hẳn là một phát minh có nhiều trải nghiệm, anh có thể cho độc giả của Tạp chí Làng nghề Việt Nam biết về cơ sở nguồn gốc và ý nghĩa của nó?
Cờ chữ Việt là một bộ môn cờ được sáng tạo lấy cảm hứng từ việc kế thừa thú chơi chữ tao nhã của ông cha để lại, đó là thú chơi lấy câu chữ có ý nghĩa hay, có lợi làm đối tượng để chơi và tương tác, tức là để xem, để đọc, để hiểu, để nghĩ và để hành, từ đó cải thiện tích cực số phận cuộc đời của mỗi con người. Theo đó, Cờ chữ Việt đã lấy sự cạnh tranh của các doanh nhân về đầu người tài thời hội nhập làm bối cảnh để chơi, lấy tư duy hội nhập làm đối tượng để tương tác và lấy thói quen hành động của người thành công để làm luật chơi.
Bộ môn Cờ chữ Việt đã được Cục bản quyền tác giả, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cấp bản quyền cho anh Bùi Chính Hưng
Ý tưởng ở đây là tư duy tương tác, nguồn lực khơi thông thì kích hoạt giải pháp. Tương tác nhiều sẽ giúp kích hoạt não bộ, khơi thông các nguồn lực tiềm ẩn khiến người chơi có được những giải pháp sáng suốt hơn cho các vấn đề của mình trong học tập, công việc và cuộc sống. Điều này thực sự là một hệ quả đặc sản rất có lợi cho người chơi do việc chơi Cờ chữ Việt mang lại.
Không chỉ thế, các thói quen hành động thành công được tích hợp trong luật chơi Cờ chữ Việt nên càng chơi, người chơi càng được bồi đắp các thói quen hành động tốt như hành động chủ động, hành động với suy nghĩ tích cực, hành động theo vòng tròn thành công... và do đó sẽ gặt hái được thành công trong công việc, học tập và cuộc sống. Lợi ích ở đây là kỹ năng rèn giũa, thói quen vun trồng và hành động thành công.
Chơi cờ chữ Việt giúp kiến tạo và bồi dưỡng nên những con người có tư duy hội nhập soi sáng dẫn đường, có năng lực hành động thành công, sống một cuộc đời có giá trị cao, làm chủ cuộc đời của chính mình để có một cuộc sống bình an, hạnh phúc và thành công. Đấy là ý nghĩa của chơi cờ chữ Việt và cũng là điều tác giả mong muốn đem đến cho người chơi.
Thi đấu giao hữu Cờ chữ Việt tại CLB Cờ Hồ Gươm
PV: Chúng tôi thường thấy chơi chữ vốn là thú chơi tao nhã, nét đẹp truyền thống của Việt Nam ta từ xưa, vậy ứng dụng chơi chữ vào bộ Cờ chữ Việt như vậy anh đánh giá như thế nào trong mối tương quan giữa “truyền thống” và “hiện đại”của bộ Cờ chữ Việt?
Đây là một câu hỏi rất hay! Cờ chữ Việt chính là một sản phẩm kết nối truyền thống với hiện đại. Cờ chữ Việt mang tính truyền thống ở chỗ là thi đấu trí tuệ để chiến thắng đối phương bằng những suy nghĩ tính toán chiến lược và chiến thuật thông qua các nước đi, mà cụ thể ở Cờ chữ Việt là người chơi vào vai Doanh nhân để thi đấu tranh giành đầu người tài về cho doanh nghiệp của mình. Ở đây, ván chơi mô phỏng lại cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp thời hội nhập mà cụ thể là giữa các Doanh nhân trên tiêu chí cốt lõi là tranh giành đầu người tài, trong khi những môn cờ khác mô phỏng lại trận đánh giữa các quốc gia mà đứng đầu là các vị Tướng như ở cờ Tướng hay vị Vua như ở cờ Vua... Chính vì lẽ đó, Cờ chữ Việt đã kết nối tính truyền thống với hiện đại ở tính thời đại, thời cạnh tranh trong hội nhập và Cờ chữ Việt còn có tên gọi khác là Cờ Doanh nhân.
Chưa hết, Cờ chữ Việt là cờ chữ nên nó còn chứa đựng truyền thống chơi chữ khi chơi là người chơi luôn phải đọc các chữ trên quân cờ để tương tác với các tư duy hội nhập rất có giá trị. Tính truyền thống ở đây là tương tác tư duy khi chơi chữ, nhưng kết nối hiện đại ở chỗ đây là các tư duy hội nhập. Đó là các tư duy chìa khóa trợ giúp cho mỗi chúng ta trong việc kích hoạt não bộ tìm ra giải pháp sáng suốt hơn cho các vấn đề đang gặp phải trong học tập, công việc và cuộc sống thời hội nhập, từ đó giúp người chơi được bình an hơn, hạnh phúc hơn và thành công hơn. Hơn thế, những mô thức suy nghĩ và thói quen hành động của người thành công được tích hợp vào trong luật chơi nên khi chơi nhiều sẽ tạo ra các thói quen suy nghĩ và hành động thành công cho người chơi, từ đó giúp họ rút ngắn thời gian đạt tới thành công mong muốn trong cuộc sống. Chính vì ý nghĩa này, Cờ chữ Việt cũng còn được gọi là Cờ chữ Thành công.
Đại diện Team Cờ chữ Việt được UBND quận Hoàn Kiếm khen thưởng năm 2020
Cờ chữ Việt bởi các lý do trên theo tôi đã kết nối khá thành công giữa truyền thống chơi cờ, chơi chữ với tính thời đại, phục vụ thiết thực cuộc sống hội nhập hiện đại.
PV: Hiện nay bộ Cờ chữ Việt đã được ứng dụng sử dụng rộng rãi chưa, và tính thuyết phục của nó trong thực tế như thế nào, có ưu việt gì hơn so với cách chơi cờ truyền thống, hoặc các trò chơi dân gian đang hiện hành, thưa anh?
Cỡ chữ Việt hiện nay chưa được ứng dụng rộng rãi lắm mặc dù ý nghĩa và lợi ích của Cờ chữ Việt đem lại cho người chơi như trình bày ở trên là vượt trội. Lý do là hiện nay Cờ chữ Việt mới chủ yếu được giới thiệu chơi tại một số các dịp sự kiện, lễ hội, tiêu biểu như Hội chữ Xuân Hồ Văn, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Triển lãm và Liên hoan thư pháp Thăng Long - Hà Nội dịp 1010 năm Thăng Long tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Ngày Hội Di Sản Văn hóa Việt Nam tại Hoàng Thành Thăng Long, hay giới thiệu trên tuyến phố đi bộ Trịnh Công Sơn - Hồ Tây, tuyến phố đi bộ Hồ Gươm, tại Câu lạc bộ Cờ Hồ Gươm, Trung tâm thông tin văn hóa Hồ Gươm số 2 Lê Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Câu lạc bộ Cờ chữ Việt Hà Nội, Cung hội nhập 63HN Quốc Tử Giám, Hà Nội... Là một bộ môn cờ mới với cách chơi cũng hoàn toàn mới nên Cờ chữ Việt cần thời gian để mọi người biết đến nó, học chơi nó, hiểu và tìm thấy những điều thú vị, khai thác được các giá trị khi chơi cờ để thích chơi nó thường xuyên và khai thác các giá trị vượt trội.
Không chỉ chủ yếu đơn thuần xoay quanh thi đấu trí tuệ như ở các bộ môn cờ truyền thống khác, Cờ chữ Việt còn là cờ chữ để tương tác với các tư duy hội nhập cũng như các thói quen hành động tốt của những người thành công. Chơi Cờ chữ Việt hoàn toàn không khó nhưng để chơi giỏi thì tất nhiên phải luyện. Nhưng điều đặc biệt thú vị và làm nên giá trị vượt trội chỉ riêng Cờ chữ Việt mới có là dù ván chơi trong cuộc có kết thúc là thua hay thắng thì tất cả những người chơi sẽ đều thắng trong ván cờ cuộc đời của chính họ, bởi những mô thức suy nghĩ và hành động trong chơi Cờ chữ Việt sẽ soi đường dẫn dắt giúp ích rất nhiều cho người chơi trong cuộc sống. Mỗi chúng ta từ bé đến lớn đều có rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết trong công việc, học tập và cuộc sống của mình, nhưng không phải lúc nào bộ não của chúng ta cũng cho chúng ta những giải pháp sáng suốt để giải quyết các vấn đề này. Khi chơi Cờ chữ Việt chính là lúc những “vấn đề bế tắc của não” được tương tác với các tư duy hội nhập, khi gặp các tư duy phù hợp sẽ kích hoạt não bộ cho ra các giải pháp sáng suốt hơn. Khi đó người chơi chỉ cần ghi chép lại các giải pháp não bộ cung cấp để đánh giá và sử dụng chúng nếu như tin tưởng chúng sẽ đem lại hiệu quả cho vấn đề cần giải quyết của mình. Những giải pháp sáng suốt hơn này khi được triển khai sẽ giúp cuộc sống của chúng ta được bình an hơn, hạnh phúc hơn và thành công hơn, giá trị cuộc đời của chúng ta sẽ được nhân lên nhiều lần nhờ chúng. Đây mới thực sự là điều mà Cờ chữ Việt muốn nhắm tới. Vì vậy, là tác giả Cờ chữ Việt, tôi rất mong Cờ chữ Việt sẽ nhanh chóng được nhiều người biết đến, chơi và chơi thường xuyên để liên tục khai thác và thu được những lợi ích tuyệt vời từ Cờ chữ Việt như đã nói ở trên.
PV: Người ta nói, chơi chữ là một nghệ thuật ngôn từ mang tính triết lí, vậy theo anh, tính triết lí ở việc chơi bộ Cờ chữ Việt biểu hiện như thế nào?
Triết lý ở việc chơi bộ Cờ chữ Việt thể hiện ở chỗ hướng người chơi tới những giá trị sống đẹp, sống có ích, sống có giá trị cao, mang tính nhân văn, nhân bản. Tương tác với các tư duy hội nhập và thói quen hành động thành công, người chơi sẽ ngày càng được kích hoạt não bộ, kích hoạt hành vi, khiến bản thân ngày càng được hoàn thiện hơn, nâng tầm hơn, có giá trị hơn, hướng tới những giá trị của Chân - Thiện - Mỹ, nhân văn, nhân bản, tạo nên những con người thông tuệ, có những mục tiêu sứ mệnh lớn lao giúp ích cho đời và về đích trong vòng cuộc đời của mình. Triết lý ở đây là triết lý hội nhập thành công, sống có giá trị hơn, sống nhân văn và sống đẹp hơn.
PV: Anh đã có kế hoạch phát triển như thế nào để đưa bộ Cờ chữ Việt sẽ vươn xa hơn, phổ biến rộng rãi hơn ra các vùng miền, thậm chí là giới thiệu ra bạn bè quốc tế?
Những kế hoạch để giúp đưa Cờ chữ Việt sớm vươn xa hơn dự kiến là:
1- Đa dạng hóa các hình thức chơi cờ cho phong phú và hấp dẫn hơn (như là chơi cờ bỏi Cờ chữ Việt tức là chơi trên bàn cờ lớn ở sân, hoặc là chơi cờ người Cờ chữ Việt trong các dịp Tết lễ hội hoặc trên phố đi bộ.
2- Tổ chức các giải đấu Cờ chữ Việt (Ví dụ tổ chức giải đấu Cờ Doanh nhân vào tháng có ngày Doanh nhân Việt Nam)
3- Giới thiệu đưa Cờ chữ Việt vào các trường học để các bạn học sinh có điều kiện được tìm hiểu và chơi bộ môn cờ mới hết sức phù hợp và hữu ích đối với các bạn trong thời gian sinh hoạt ngoại khóa, cũng là một cách giải trí để giúp các bạn không bị quá căng thẳng trong học tập, hoặc do dung nhiều thời gian vào máy tính hay điện thoại di động…
4- Tạo App Game Cờ chữ Việt để nhiều người ở khắp mọi nơi có thể chơi trên điện thoại hoặc máy tính, giúp nhanh chóng phổ cập Cờ chữ Việt trên khắp các vùng miền tới mọi người dân của Việt Nam.
5- Giới thiệu đưa Cờ chữ Việt vào các trường đại học, các CLB sinh viên, các Hiệp hội doanh nghiệp, các CLB Doanh nhân… để những người lớn có nhiều trọng trách này được Cờ chữ Việt trợ giúp đắc lực trong học tập, công việc và cuộc sống.
PV: Vâng, rất cảm ơn anh Bùi Chính Hưng đã nhiệt tình chia sẻ những điều hết sức bổ ích về bộ Cờ chữ Việt! Hy vọng với sự kết nối giữa chơi chữ đưa vào ứng dụng sáng tạo trong bộ Cờ chữ Việt sẽ tạo nên sự thành công tổng hợp của nghệ thuật dân gian Việt, làm giàu bản sắc văn hóa Việt Nam. Một lần nữa, trân trọng cảm ơn và chúc anh Hưng cùng Cờ chữ Việt sẽ vươn xa!
Bài, ảnh: Ngọc Đình
Tin liên quan
Tin mới hơn

Dâng 180 mâm lễ hình bản đồ Việt Nam dâng lên Vua Hùng
10:43 | 08/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Hà Nội: Nhiều chương trình nghệ thuật đặc sắc kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
10:40 | 08/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Nhiều hoạt động về "Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam" tại Hà Nội
09:05 | 07/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bình Định kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập
09:05 | 07/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Hà Nội đón 875.000 lượt khách trong kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5
12:03 | 05/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định hội tụ tinh hoa văn hóa và ẩm thực
21:01 | 04/05/2025 Văn hóa - Xã hội
Tin khác

Bình Định chung sức xây dựng cộng đồng nhân ái
11:03 | 30/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định: Huyện Tuy Phước hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát
09:47 | 29/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Sôi động đêm đại nhạc hội Dạ Khúc Tháng Tư 2025: Viễn Nguyên
15:44 | 26/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Đoàn kiều bào dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào
14:36 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Phát pháo cuối cùng trong ngày lịch sử 30.4
14:34 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bản hùng ca Ngày đại thắng mùa xuân
14:34 | 24/04/2025 Thơ làng nghề, thơ nghệ nhân

Dũng sỹ trên đồi “thịt băm”
14:34 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Người giữ hồn Tây Nguyên
14:33 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Cơm nắm lá cọ ở làng cổ Phù Ninh
14:32 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Thơ người Làng nghề
14:32 | 24/04/2025 Thơ làng nghề, thơ nghệ nhân

Bánh bột lọc - Biểu tượng ẩm thực của Cố đô
14:31 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định: Huyện Vân Canh thực hiện đồng bộ, hiệu quả chính sách xóa nhà tạm, nhà dột nát
14:31 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Hương vị đặc biệt - Hủ tiếu Mỹ Tho
14:31 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Phát huy bản chất tốt đẹp Bộ đội Cụ Hồ trong xây dựng cuộc sống
10:17 | 23/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh tại thành phố Hồ Chí Minh
10:03 | 23/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Ba Vì (Hà Nội): Chi hội cựu Công an xã Phú Đông góp phần xây dựng nông thôn mới
09:59 Nông thôn mới

Diễu hành xe đạp làng nghề
09:41 Tin tức

Hà Nội: Thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề vốn gần 370 tỷ đồng
09:40 Nghiên cứu trao đổi

Thành phố biển Quy Nhơn rực rỡ sắc vàng hoa lim xẹt
09:39 Du lịch làng nghề

Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc
09:38 Làng nghề, nghệ nhân