Chùa Tây Phương - Ngôi chùa cổ lâu đời của xứ Đoài
Chùa Tây Phương nổi tiếng không chỉ ở sự cổ kính qua truyền thuyết và lịch sử, mà còn nổi tiếng ở bộ tượng thờ bằng gỗ sơn son thếp vàng, có thể coi là Phật điện đông đúc nhất trong các ngôi chùa ở Việt Nam có giá trị tiêu biểu, xuất sắc về tượng gỗ, được công nhận là Bảo vật Quốc gia năm 2013. Chùa Tây Phương hiện nay là một quần thể các đơn nguyên, bao gồm các hạng mục: Tam quan hạ, Tam quan thượng, Miếu Sơn Thần, Tiền đường, Trung đường, Thượng điện, Nhà tổ, Nhà Mẫu và Nhà khách.
Chùa Tây Phương
Từ Tam quan hạ phái đi lên 247 bậc đá ong mới đến Tam quan Thượng. Miếu Sơn Thần nằm ở bên trái chùa, tách biệt với khu chùa chính. Đây là đơn nguyên vừa đóng vai trò là nơi thờ thần núi, vừa là nhà thờ Đức Ông, có diện tích khiêm tốn với kiến trúc gỗ lợp ngói truyền thống. Chùa Chính là hạng mục chủ yếu của toàn bộ phúc hợp Tây Phương. Chùa nằm trên đỉnh núi Câu Lâu, có kết cấu kiến trúc chữ công (I), bao gồm các tòa Tiền đường, Trung đường và Thượng điện. Cả ba đều có kết cấu kiến trúc khung gỗ kiểu chồng diêm, hai tầng tám mái. Tiền đường và Thượng điện 5 gian, 2 chái với 6 bộ vì nóc, còn Trung đường được thu ngắn chiều ngang, chỉ còn 3 gian 2 chái, 4 bộ vì kèo, nhưng lại có mái thượng điện cao vượt hẳn lên.
Phần cổ diêm ở Tiền đường và Thượng điện có kích thước giống nhau và có chiều cao 1m, còn ở Trung đường có kích thước lớn hơn, cao 1,40m. Do Cổ diêm cao hơn như thế, nên tuy mái của cả 3 tòa đều cao bằng nhau, nhưng mái trên của tòa giữa lại trội vượt hẳn lên, theo đó, nhìn tổng thể chùa, chúng ta thấy Trung đường cao hơn hẳn. Mặt trước tòa Tiền đường bưng cửa gỗ bức bàn ở 3 gian giữa, hai bên xây gạch chỉ không trát vôi vữa, là ngôn ngữ của mặt tường ngoài, tiêu biểu cho cả ba đơn nguyên.
Nhà Tổ - nhà Mẫu làm theo kiểu 3 gian hai dĩ, kết cấu theo kiểu chữ “Nhị”(=). Phía bên ngoài thờ Tổ, phía bên trong thờ Mẫu. Các vì chính của nhà Tổ được liên kết theo kiểu “vì kèo giá chiêng”. Trên bộ vì nóc và cốn, lại không theo kết cấu “vì kéo giá chiêng” mà thay bằng kết cấu “chồng rường”.
Nhà khách là hạng mục nằm ở sườn phải của Chùa Chính. Hạng mục này mới được phục dựng lại trong những năm gần đây, nhưng vẫn tuân thủ kiến trúc truyền thống và đồng điệu với phong cách kiến trúc của toàn bộ các đơn nguyên Tây Phương. Nhà khách gồm 7 gian, kết cấu theo kiểu tường hồi bít đốc, mái lợp ngói ri, hai hồi dải thoải dần theo hình tay ngai. Các bộ vì kèo theo kiểu kèo kẻ, bào trơn đóng bén. Các vì bên trong được làm theo kiểu “giá chiêng kẻ ngồi”. Hai bộ vì kèo làm theo lối ván mê đố lụa với lối hoa văn giản lược.
Lễ hội Chùa Tây Phương
Điểm nhấn của Tây Phương đối với du khách là hệ thống tượng pháp, với những kiệt tác hiếm có trong nghệ thuật điêu khắc tôn giáo. Tổng cộng trong chùa có khoảng 72 pho tượng gỗ theo kiểu tượng tròn được đánh giá vào loại bậc nhất về nghệ thuật tạc tượng cổ nước ta. Các tượng được tạc bằng gỗ mít sơn son thếp vàng. Tiêu biểu là các pho Tuyết Sơn, Thập bát vị La Hán, Bát Bộ kim cương, có niên đại thế kỷ 18. Ngoài ra còn có nhiều pho tượng nổi tiếng khác, thuộc thế kỷ 19, cũng vô cùng ấn tượng.
Chùa Tây Phương là một công trình kiến trúc độc đáo vào hạng nhất trong các ngôi chùa ở Việt Nam. Với sự kết hợp giữa phong cách kiến trúc truyền thống và không gian sinh cảnh tự nhiên, do đó giá trị thẩm mỹ và nghệ thuật của nó cùng với bộ tượng Phật trong chùa xứng đáng để Tây Phương là “đệ nhất cổ tự”. Chính vì lẽ đó, năm 2014, Chính phủ đã công nhận ngôi chùa này là Di tích Quốc gia đặc biệt về giá trị kiến trúc nghệ thuật.
Lễ hội chùa Tây Phương vào ngày 6 tháng 3 Âm lịch hàng năm, nhưng được diễn ra nhiều ngày trước đó với những sinh hoạt văn hóa mang đậm chất xứ Đoài, đó là kéo co, đánh cờ, vật, chọi gà, rối nước, hát xứ Đoài… cùng với nghi thức cúng Phật trang nghiêm như lễ mộc dục, chạy đàn, tụng kinh, kế hạnh… đã tạo nên một không khí, không chỉ quy mô hội làng mà còn mở rộng ra vùng và liên vùng.
Bài, ảnh: Hà My
Tin liên quan
Tin mới hơn

Chuỗi hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội Hoa Ban 2025
09:01 | 14/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Lễ hội đền Hai Bà Trưng: Bảo tồn, gìn giữ nét đẹp văn hóa dân tộc
08:59 | 14/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Hoa tháng 3
08:59 | 14/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 với 15 hoạt động chính thức
08:59 | 14/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 42 tổ chức tại Bình Định
08:58 | 14/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Lễ hội làng Bát Tràng được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
11:42 | 13/03/2025 Văn hóa - Xã hội
Tin khác

Bình Định: Lễ hội Cầu ngư vạn chài ở Nhơn Hải mang đậm bản sắc văn hóa đặc trưng của ngư dân miền biển
08:50 | 12/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Quảng Ngãi: Khởi nghĩa Ba Tơ - Giá trị lịch sử và bài học kinh nghiệm
08:49 | 12/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Quận Tây Hồ (Hà Nội): Phát động sáng tác ca khúc chào mừng 30 năm thành lập quận Tây Hồ
15:20 | 11/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Lễ hội Áo dài TP. HCM 2025 – Tôn vinh vẻ đẹp truyền thống và hiện đại
14:32 | 10/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Đắk Lắk - “Thủ phủ cà phê”
14:00 | 07/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Cá cơm và mắm nêm: Từ món ăn quen thuộc đến những kỷ niệm ngọt ngào
09:51 | 07/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Thư pháp “Chân quê” của một Chi hội trưởng Cựu chiến binh
15:45 | 06/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Hòa Bình: Ngoại giao văn hóa - cầu nối tạo động lực phát triển du lịch
14:48 | 05/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Áo tơi: Sự khéo léo trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên
14:34 | 05/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Lễ hội đền Hai Bà Trưng: Khi lòng biết ơn đi vào văn hóa truyền thống
11:03 | 05/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Lễ hội truyền thống Bích Câu Đạo Quán – Dấu ấn văn hóa giữa lòng Thủ đô
09:28 | 05/03/2025 Văn hóa - Xã hội

LỄ HỘI CÀ PHÊ BUÔN MA THUỘT 2025 – ĐIỂM HẸN VĂN HÓA VÀ THƯƠNG HIỆU CÀ PHÊ TOÀN CẦU
11:35 | 01/03/2025 Tin tức

Lễ hội văn hóa dân gian Việt Bắc Ea Tam: “chợ tình” giữa đại ngàn Tây Nguyên
11:33 | 01/03/2025 Tin tức

Quận Liên Chiểu (Đà Nẵng): Hòa Khánh Nam phát triển văn hóa đảm bảo an sinh xã hội
11:32 | 01/03/2025 Tin tức

Khi xuân chạm đất trời
11:31 | 01/03/2025 Tin tức

Bước chuyển mới của làng gốm Phù Lãng
09:04 Làng nghề, nghệ nhân

Chuỗi hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội Hoa Ban 2025
09:01 Văn hóa - Xã hội

Làng nghề chuối khô Cà Mau
09:00 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Bình Định phải đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá
09:00 Tin tức

Lễ hội đền Hai Bà Trưng: Bảo tồn, gìn giữ nét đẹp văn hóa dân tộc
08:59 Văn hóa - Xã hội









