Cần sự gắp kết giữa nhà sản xuất, nhà thiết kế mẫu mã và xây dựng thương hiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ
![]() |
Ông Lưu Duy Dần - Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam |
Song, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ còn có thể mang lại nhiều lợi nhuận hơn nữa nếu được quan tâm đến kiểu dáng và mẫu mã. Nhiều năm trước, hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam được thị trường nước ngoài ưa chuộng bởi có mẫu mã mới lạ, giá thành hợp lý. Hiện nay, sức hấp dẫn bị giảm đi đáng kể khi không có sự thay đổi mẫu mã, nhu cầu của khách hàng ngày càng được nâng cao.
Trở lại thị trường trong nước, điều này cũng không khá gì hơn. Phần lớn các sản phẩm làng nghề vẫn được sản xuất theo hình thức mẫu mã cổ truyền như tranh tứ linh, tranh tứ quý (khảm trai, sơn mài), hạc đồng, đỉnh đồng, chuông đồng (đúc đồng), sập gụ, tủ thờ, hoành phi, câu đối (mộc mỹ nghệ, chạm khắc gỗ), chụp đèn, bàn ghế (mây tre đan)… Một số sản phẩm cũng được cải tiến cho phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, tuy nhiên nhìn chung hình thức, mẫu mã của các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tại các làng nghề còn chậm cải tiến, đối mới, đột phá để theo kịp với sự phát triển đa dạng của kinh tế thị trường.
Để có một mẫu mã đẹp cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ không phải là chuyện của ngày một, ngày hai mà là một quá trình tìm kiếm, chắt lọc và sáng tạo. Có những nghệ nhân cả đời làm nghề chỉ tạo ra được một vài mẫu có giá trị, hay còn được gọi là để đời. Có nhiều nghệ nhân suốt đời làm nghề, kinh nghiệm và kỹ thuật tinh xảo có thừa song lại không có khả năng sáng tạo. Bởi vậy, để có một mẫu mã mới, đòi hỏi người nghệ nhân không chỉ khéo léo về kỹ thuật, kỹ xảo, nắm vững được đặc tính của chất liệu chế tác mà còn đòi hỏi khả năng tư duy sáng tạo và tâm hồn nghệ sỹ của nghệ nhân Thủ công Mỹ nghệ.
![]() |
Hiện nay có một thực tế, ở các làng nghề số lượng nghệ nhân tài hoa, hiểu sâu về kỹ thuật, kỹ xảo nghề truyền thống không có nhiều. Lớp nghệ nhân cao tuổi thì sức yếu, hạn chế về khả năng nắm bắt thị hiếu, thị trường, trong tiềm thức luôn lệ thuộc vào các mẫu mã truyền thống. Còn những người trẻ được học hành bài bản, có sự năng động, nhạy bén nhưng lại chưa có nhiều kỹ năng, kỹ xảo với nghề, hạn chế hiểu biết những chuẩn mực về giá trị truyền thống, thích chạy theo sự tân kỳ, bắt chước, sao chép mẫu sẵn có và cải biên chút ít để… làm mới. Đấy cũng là sự hạn chế nhất định cho phát triển mẫu mã, kiểu dáng thiết kế sản phẩm thủ công mỹ nghệ hiện nay.
Một lý do quan trọng nữa cắt nghĩa sự chậm phát triển của mẫu mã, thiết kế kiểu dáng sản phẩm thủ công mỹ nghề Việt Nam là hầu hết các cơ sở sản xuất làng nghề đều ở quy mô nhỏ lẻ (hộ gia đình), năng lực về vốn, mặt bằng và cơ sở vật chất hạn chế nên không thể đầu tư chiều sâu cho việc thiết kế mẫu mã mới.
Nhiều ý kiến cho rằng, muốn sản phẩm thủ công mỹ nghệ phát triển mạnh mẽ hơn nữa phải “bật” được khỏi tư duy truyền thống thì mới tiếp tận được sâu với thị trường. Đó là một quan điểm song có lẽ chỉ ở một khía cạnh. Đơn cử lấy ví dụ trường hợp sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Huế. Trước năm 2015, dù Huế rất phát triển về du lịch song thị trường sản phẩm lưu niệm èo uột, nhiều cái phải nhập từ các tỉnh thành khác về bán, trong khi Cố đô Huế từng là một trong những cái nôi của thủ công mỹ nghệ và làng nghề ở Việt Nam. Sau khi lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên - Huế đưa ra quy chế để cấp “Con dấu nhận diện sản phẩm thủ công mỹ nghệ Huế” với những sự bảo trợ và hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất, làng nghề, lập tức bộ mặt thị trường sản phẩm lưu niệm Huế thay đổi hẳn.
Theo quy chế, sản phẩm muốn được cấp con dấu này ngoài những yêu cầu phải rõ ràng về nguồn gốc, xuất sức nguyên vật liệu sản xuất, nơi sản xuất phải trên địa bàn tỉnh… thì một quy định rất rõ là phải có bản sắc văn hóa Huế. Những sản phẩm thủ công mỹ nghệ mang hơi thở, hình ảnh mảnh đất, con người Huế liên tục ra đời và mang lại sự hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước khi đến với đất Cố đô.
Nói như vậy để cho thấy tinh hoa văn hóa Việt là một yếu tố quan trọng trong khai thác chất liệu để tạo nên những mẫu mã, kiểu dáng thiết kế mới cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ phù hợp với nhu cầu của thị trường. Hay nói khác đi, tính truyền thống cần được phát huy những điểm thế mạnh thay vì bảo thủ, cố hữu giữ kín những mẫu mã truyền thống không còn phù hợp với thị trường.
Để những vấn đề đặt ra ở trên trở thành thực tế, nhất thiết phải có sự bắt tay của hai “nhà”: nhà thiết kế và nhà sản xuất.
Với nhà thiết kế, cần có sự thực tế của nhà sản xuất để mẫu mã sản phẩm vẫn mang được bản sắc dân tộc, hơi thở của vùng miền; vẫn tận dụng được tinh hoa công nghệ truyền thống, vừa có thể áp dụng công nghệ mới; dễ tổ chức sản xuất, đáp ứng được yêu cầu về số lượng lớn cho cả tiêu thụ trong nước và quốc tế, đồng thời phù hợp văn hóa, tập quán của vùng miền hay từng quốc gia tiêu thụ sản phẩm; kích thước, chất lượng, nguyên vật liệu và giá thành thành phẩm cần phù hợp với đối tượng khách hàng; sản phẩm vừa là mỹ thuật đơn thuần, vừa có thể là sản phẩm mỹ thuật ứng dụng…
Đối với nhà sản xuất, để nhà thiết kế đủ dữ kiện và thăng hoa sáng tạo, phải có sự chia sẻ, hợp tác, hỗ trợ tối đa. Bên cạnh đó, ở mỗi bước trong quá trình sáng tạo, cả nhà thiết kế và nhà sản xuất phải liên tục bàn bạc, đánh giá để đưa ra những lựa chọn tối ưu nhất, chuẩn bị cho bước kế tiếp. Thậm chí, nhà sản xuất còn phải đem những gì đã phác thảo được thăm dò trước thị trường để đánh giá tiềm năng tương lai của sản phẩm có thiết kế, mẫu mã mới.
Với mục đích góp phần nâng cao giá trị thẩm mỹ, giá trị kinh tế cho hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam, Hội thảo “Tư vấn nâng cao lực thiết kế mẫu mã sản phẩm thủ công mỹ nghệ tăng sức cạnh tranh thị trường trong nước và xuất khẩu” được Cục Công thương địa phương (Bộ Công thương), tạo điều kiện để Trung tâm Khoa học và Công nghệ phát triển làng nghề (Hiệp hội Làng nghề Việt Nam) tổ chức với sự phối hợp của Sở Công thương tỉnh Vĩnh Phúc sẽ góp phần thành công của Hội thảo.
Lưu Duy Dần
Tin liên quan

Cải thiện môi trường tại các làng nghề, cụm công nghiệp
09:18 | 07/07/2025 Môi trường

Hai làng nghề được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
09:19 | 07/07/2025 Tin tức

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin mới hơn

Triển lãm Liên hoan du lịch, ẩm thực, làng nghề Vĩnh Phúc năm 2025
11:57 | 11/07/2025 Tin tức

Hà Nội lần đầu đăng cai tổ chức Festival làng nghề quốc tế năm 2025
11:56 | 11/07/2025 Tin tức

Hà Nội lắp đặt, huy động 284 màn hình LED phục vụ lễ kỷ niệm Quốc khánh 2-9
10:36 | 10/07/2025 Tin tức

Thanh Hóa: Hiệu quả từ các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững
09:45 | 10/07/2025 Tin tức

Ninh Bình: Công nhận làng nghề trồng hoa đào
13:57 | 09/07/2025 Tin tức

Thanh Hóa: Bà Phạm Thị Thanh Thủy giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy
13:56 | 09/07/2025 Tin tức
Tin khác

Bún bò Huế được công nhận Di sản quốc gia
14:34 | 08/07/2025 Tin tức

Tọa đàm “Pháp lý nền tảng bảo vệ thương hiệu nông sản, làng nghề xanh” lần I/2025
14:00 | 08/07/2025 Tin tức

Tổng Bí thư Tô Lâm: Kịp thời phát hiện, xử lý các sai phạm liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy
08:50 | 08/07/2025 Tin tức

Phê duyệt Đề án tổ chức Triển lãm thành tựu đất nước nhân 80 năm Ngày Quốc khánh
08:47 | 08/07/2025 Tin tức

Sáng nay (8/7), khai mạc kỳ họp thứ 25 HĐND thành phố Hà Nội
08:41 | 08/07/2025 Tin tức

Vương quốc Anh và ASEAN khởi động Chương trình Hợp tác An ninh Y tế
08:32 | 08/07/2025 Tin tức

Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 từ ngày 1/7
09:18 | 07/07/2025 Tin tức

Hiến pháp sửa đổi năm 2025: Nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước
11:12 | 05/07/2025 Tin tức

Trại hè kết nối kiều bào trẻ 2025: “Cùng nhau viết tiếp câu chuyện hòa bình”
09:18 | 04/07/2025 Tin tức

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thanh Hóa: Tập trung xây dựng mô hình khuyến nông trên các sản phẩm chủ lực
11:00 | 02/07/2025 Tin tức

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ công bố Nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh cấp xã
14:33 | 01/07/2025 Tin tức

Bà Rịa - Vũng Tàu: Thêm 2 làng nghề được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
14:00 | 01/07/2025 Tin tức

1/7/2025: Ngày hội non sông và bước ngoặt lịch sử
10:27 | 01/07/2025 Tin tức

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bình Định Lê Kim Toàn nghỉ hưu, dấu ấn trọn vẹn hành trình cống hiến
09:19 | 01/07/2025 Tin tức

Triển lãm Liên hoan du lịch, ẩm thực, làng nghề Vĩnh Phúc năm 2025
11:57 Tin tức

Tây Ninh thực hiện gần 70 đề án khuyến công
11:57 Khuyến công

Thanh Hoá: Khuyến công thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
11:57 Khuyến công

Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận
11:56 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Đỗ Phi Thường với đôi bàn tay vàng
11:56 Làng nghề, nghệ nhân