Hà Nội: 40°C Hà Nội
Đà Nẵng: 33°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 36°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 38°C Thừa Thiên Huế

Cái khăn đội đầu như thể hoa sen...

LNV - Hòa trộn nhiều gam màu tương phản, thấp thoáng cả những sắc chói đỏ son, hồng đào, vàng chanh, xanh lá cây... nhưng trang phục Quan họ vẫn nền nã, thanh tao, nổi bật mà không sặc sỡ phô trương. Những đường nét ôm khít, lật mở hững hờ, những thắt nút, nếp buông xống xếnh giao tình mà vẫn gợi lên vẻ đẹp thầm kín ý nhị, e ấp... Tính biểu cảm trong đường nét với lối “chơi màu” tài tình, độc đáo ấy chỉ có ở trang phục của người Quan họ.
Cái khăn đội đầu như thể hoa sen...

Có người nhận xét rằng, trang phục của các liền anh, liền chị Quan họ như được “dệt” từ trời đất, từ văn hóa và từ vẻ đẹp tâm hồn của người dân Kinh Bắc với biết bao sự yêu mến, trân trọng... Cái tình và chất cảm của các yếu tố thẩm mỹ trong trang phục liền chị Quan họ tạo nên vẻ đẹp kín đáo đậm chất Á Đông, khơi nguồn cảm hứng bất tận cho người thưởng lãm. Với tông màu trầm nền nã đặc trưng bên ngoài hòa quyện với sắc độ tươi sáng ở bên trong, bộ trang phục liền chị được kết hợp bởi nhiều lớp áo khác màu chồng lên nhau. Trong cùng là lớp yếm đào rực rỡ, tiếp đến lớp áo cánh trắng hoặc nâu non, ngoài cùng phủ một lớp lụa the đen mỏng nhẹ bên ngoài như để cân bằng, trung hòa với bên trong, tạo thành màu cánh gián hoặc đỏ tía. Tông màu áo hòa sắc đồng điệu với tông màu đen sẫm của quần váy phía dưới và cũng không quá cách biệt với màu khăn mỏ quạ đội trên đầu, tạo nên một tổng phổ trầm ấm, dịu dàng đặc trưng độc nhất vô nhị. Lối “chơi màu” đặc sắc này của người Kinh Bắc không đâu có được. Mỗi dịp hội hè tiết lệ, khi mưa xuân phấp phới bừng lên chồi non lộc biếc, các liền chị lại xúng xính áo khăn du xuân trảy hội, miệng cười lúng liếng, e ấp sau vành nón quai thao, bước đi sóng sánh trên đôi guốc gỗ, chạm vào cơn gió xuân mỏng nhẹ mơn man, tà áo bung ra muôn sắc thắm tươi: hồng đào, cánh sen, vàng chanh, thiên thanh, nâu non... hòa quyện với không gian trầm mặc, nét cong của mái đình, mái chùa như một tác phẩm nghệ thuật hoàn chỉnh đậm hồn dân tộc. Bất kỳ ai bắt gặp hình dáng, khung cảnh ấy cũng rung động xốn xang, vấn vương khó cưỡng.

Một trong những người có công “xe chỉ luồn kim”, cải tiến, cách tân trang phục Quan họ truyền thống để có bộ trang phục liền chị đầy tính biểu cảm thẩm mỹ như hiện nay là ông Lê Duy Thu, cựu Trưởng Đoàn Dân ca Quan họ. Xuất phát từ những trăn trở khi đưa Dân ca Quan họ biểu diễn trên sân khấu nhưng bộ trang phục cổ truyền không bật lên được vẻ đẹp đoan trang, lịch lãm của người Kinh Bắc, hơn nữa còn khiến cho khán giả dễ lầm tưởng với các loại hình nghệ thuật khác. Do đó, ông Thu đã cất công tìm gặp các nghệ nhân để mượn những bộ áo mớ ba mớ bảy truyền thống rồi nhờ họa sĩ vẽ lại.

Dựa vào mẫu vẽ của họa sĩ, trên cơ sở kiểu dáng truyền thống của bộ trang phục xưa và sẵn có nghề may của gia đình, ông Thu nghiên cứu cải tiến, biến chiếc áo mớ ba mớ bảy “bùng nhùng” lộm cộm, không eo thành áo hai lớp, chít eo với lớp bên trong bằng vải màu nhung đỏ, lớp ngoài là lụa the màu đen hoặc tím than. Hai màu tương phản này kết hợp lồng vào nhau trở thành màu cánh gián. Chiếc yếm đào cũng được cách tân, khoét tròn ôm khít để lộ chiếc cổ ba ngấn trắng ngần của liền chị khi mặc. Tiếp nữa, ông Thu còn sáng tạo miếng lá lật màu xanh ở trước ngực thay cho lớp áo giữa, vừa để trang trí vừa toát lên vẻ lãng mạn của chiếc yếm đào mà nhìn vào vẫn cảm giác như đủ 3 lớp áo. Đây là một điểm cách điệu độc đáo, chỉ có ở trang phục Quan họ.

Việc cách tân, biến tấu về đường nét, chất liệu, màu sắc và cả sự giản lược trong cấu trúc của bộ trang phục liền chị ngày nay được công chúng đánh giá là một sự cải biên, sáng tạo thành công, đạt trình độ thẩm mỹ nghệ thuật cao, vừa đậm truyền thống, vừa phù hợp xu hướng thời đại mới. Bộ trang phục đó đã giúp các liền chị khoe được vẻ đẹp duyên dáng, tôn lên nét đẹp tâm hồn, tính cách dịu dàng, đoan trang, đặc biệt là biểu đạt sự hài hòa trong lễ nghĩa và thể hiện văn hóa giao tiếp lịch lãm, tao nhã của người Bắc Ninh - Kinh Bắc.

Cái khăn đội đầu như thể hoa sen...

Một bộ trang phục liền chị Quan họ đầy đủ, ngoài váy, áo, khăn, yếm, bao lưng, còn có dây xà tích, nón quai thao, đôi dép cong... Đó là sự liên kết tuyệt vời giữa vẻ đẹp của liền anh, liền chị với lời ca điệu hát, hàm chứa ý nghĩa nhân sinh sâu sắc trong nếp ăn, nếp ở của người Kinh Bắc-Bắc Ninh và thấm đẫm hồn cốt, bản sắc văn hóa dân tộc trong từng lớp kết cấu, màu sắc, chất liệu, cấu trúc, bố cục... Cho nên dù xuất hiện ở không gian nào, trang phục Quan họ cũng rất ấn tượng, nổi bật và dễ dàng nhận diện. Lâu nay, những nghệ nhân Quan họ gạo cội vẫn dạy rằng, muốn biết một liền anh, liền chị có tinh tường nghề chơi hay vẫn còn “cả sữa non măng” thì chỉ cần nhìn vào cách họ phục sức, cầm ô, che nón là biết ngay. Bởi theo quan điểm thẩm mỹ của người Quan họ để có sự gắn bó lâu dài, toàn diện thì phải lấy chữ “Nhân” làm đầu, thể hiện ngay từ cách đội khăn mỏ quạ. Khi vấn tóc, đội khăn phải gấp hình mỏ quạ ở giữa đường rẽ ngôi của tóc, bắt hai góc khăn về hai phía tai rồi thắt múi đằng sau gáy. Khăn mỏ quạ phải chít sao cho thành hình chữ “Nhân” hài hòa, phù hợp với khuôn mặt, nhìn giống búp sen chúm chím, toát lên vẻ đẹp đoan trang, kiều diễm như câu ca “Miệng cười như thể hoa ngâu/Cái khăn đội đầu như thể hoa sen”... Thế nên, những người muốn theo nghề chơi Quan họ phải tìm hiểu học tập một cách chỉn chu và bài bản, không được phép đơn giản, xuề xòa. Chít khăn mỏ quạ rất khó, nếu chưa thạo phải luyện cho thành thục hoặc phải nhờ người có nghề khéo léo chỉnh sửa vì chỉ một chút xộc xệch cũng làm giảm nét duyên dáng, mặn mà và còn mất đi cả tấm chân tình của người Quan họ. Quan họ lấp lánh và đặc sắc đâu chỉ ở phương diện âm nhạc, lời ca hay hình thức diễn xướng mà là tổng hòa của nhiều yếu tố. Những bộ trang phục nền nã, thanh tao kết hợp cùng những làn điệu say đắm với lối ứng xử lịch thiệp, tinh tế của người Kinh Bắc đã mang đến cho nhân loại một di sản văn hóa phi vật thể độc nhất vô nhị. Văn hóa Quan họ với trang phục liền anh, liền chị đã trở thành biểu tượng thân thương không chỉ ở vùng Kinh Bắc mà ngày càng lan tỏa rộng khắp, đặc biệt còn xuất hiện ở nhiều diễn đàn trong nước và quốc tế như một đại diện của Việt Nam trong quá trình giao lưu, hội nhập quốc tế.

Tản văn của Thanh Lâm

Tin liên quan

Làng Châm Khê - Nơi giữ hồn quan họ cổ

Làng Châm Khê - Nơi giữ hồn quan họ cổ

LNV - Làng Châm Khê, thuộc phường Phong Khê, thành phố Bắc Ninh (tỉnh Bắc Ninh) từ lâu đã nổi tiếng là một trong những cái nôi của di sản văn hóa phi vật thể Quan họ Bắc Ninh. Nơi đây được xem như một "bảo tàng sống" lưu giữ những giá trị tinh hoa độc đáo của loại hình nghệ thuật truyền thống đặc sắc Quan họ Bắc Ninh.
Vẻ đẹp đặc sắc trong trang phục dân tộc Khmer Nam Bộ

Vẻ đẹp đặc sắc trong trang phục dân tộc Khmer Nam Bộ

LNV - Được bảo tồn qua nhiều thế hệ, trang phục truyền thống của phụ nữ Khmer Nam bộ mang nét duyên, nét độc đáo không thể lẫn lộn với bất kỳ một trang phục nào khác.

Tin mới hơn

Rộn ràng Lễ hội Bánh dân gian Nam bộ

Rộn ràng Lễ hội Bánh dân gian Nam bộ

LNV - Ngày 17/4, Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ XI năm 2024 chính thức khai mạc tại Quảng trường quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ. Năm nay, Lễ hội được tổ chức mang chủ đề “Đậm đà hương vị phương Nam”, hứa hẹn nhiều hoạt động sôi nổi, thu hút đông đảo người dân và du khách đến tham quan, trải nghiệm.
Linh thiêng cổ tự Chùa Hưng Phúc

Linh thiêng cổ tự Chùa Hưng Phúc

LNV - Chùa Hưng Phúc Tự hay còn gọi là chùa Tự Khoát. Chùa Hưng Phúc Tự tọa lạc trên đỉnh núi Trúc trông tựa như bông “Hoa sen”, có diện tích rộng hơn 7000m2. Xung quanh ngôi chùa được bao bọc bởi hàng rào tre trúc cao vút tạo nên khung cảnh mang đậm màu sắc của làng quê Việt Nam. Chùa thuộc thôn Tự Khoát, xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. Năm 1988, Bộ Văn hóa – Thông tin đã công nhận chùa là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia.
Quảng Ngãi: Nhiều lợi thế phát triển du lịch làng nghề

Quảng Ngãi: Nhiều lợi thế phát triển du lịch làng nghề

LNV - Tỉnh Quảng Ngãi không chỉ được thiên nhiên ưu đãi với nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, mà còn là vùng đất giàu truyền thống văn hóa, lịch sử, với sự đa dạng của các làng nghề có tuổi đời hàng trăm năm.
Đoàn kiều bào từ hơn 20 quốc gia dâng hương  Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024

Đoàn kiều bào từ hơn 20 quốc gia dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024

Ngày 20/4 (tức 12/3 Âm lịch), nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm Giáp Thìn 2024, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao, tổ chức Đoàn kiều bào gồm gần 70 đại biểu trở về từ hơn 20 quốc gia trên thế giới hành hương về Đền Hùng – Phú Thọ.
Bình Phước: Hưởng ứng xây dựng và phát triển văn hóa đọc

Bình Phước: Hưởng ứng xây dựng và phát triển văn hóa đọc

LNV - Ngày 19/4, Sở Thông tin và Truyền thông (Sở TT&TT) tỉnh Bình Phước đã tổ chức lễ khai mạc “Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh Bình Phước năm 2024” tại Trường Cao đẳng Bình Phước. Đây là chương trình nhằm khuyến khích, phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, phát huy ý nghĩa và tầm quan trọng của việc đọc sách, giúp nâng cao kiến thức, kỹ năng, tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách.
Nét đẹp văn hóa của Lễ giỗ tổ nghề Yến Cù Lao Chàm

Nét đẹp văn hóa của Lễ giỗ tổ nghề Yến Cù Lao Chàm

LNV - Giỗ tổ nghề Yến là sự kiện thường niên do Ban quản lý và khai thác yến Cù Lao Chàm tổ chức ở Bãi Hương, xã đảo Tân Hiệp, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Đây là nơi thờ phụng miếu tổ nghề, được xây dựng và hoàn thiện vào thế kỷ XIX.

Tin khác

Bắc Ninh : Khánh thành Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ tư nhân đầu tiên

Bắc Ninh : Khánh thành Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ tư nhân đầu tiên

LNV - Sáng ngày 16.4 tại Bắc Ninh, doanh nghiệp tư nhân tranh dân gian Đông Hồ của NNƯT Nguyễn Đăng Chế đã tổ chức khánh thành Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ của chính nghệ nhân. Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Đăng Chế hiện là bảo tàng tư nhân duy nhất về dòng tranh dân gian tại Việt Nam, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị nghề làm tranh dân gian Đông Hồ.
Ấn tượng mùa thu hoạch nông sản tại Bangladesh

Ấn tượng mùa thu hoạch nông sản tại Bangladesh

LNV - Mùa thu hoạch nông sản tại Joypurhat, Bangladesh được nhiếp ảnh gia Rafid Yasar chụp lại gây ấn tượng với người xem bởi nụ cười hạnh phúc của người nông dân giữa những màu sắc rực rỡ của thiên nhiên.
Bình Định phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024 lần thứ 3

Bình Định phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024 lần thứ 3

LNV - Sáng 16/4, tại Thư viện tỉnh Bình Định, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức Chương trình phát động, hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam tỉnh Bình Định lần thứ 3 năm 2024.
Tháng ba - Mùa cúng đất quê tôi

Tháng ba - Mùa cúng đất quê tôi

LNV - Xưa bày nay bắt chước, cúng đất còn gọi là cúng Thần Hoàng Bổn Xứ. Mùa cúng đất ở miền Trung xứ Quảng quê tôi diễn ra trong mùa xuân. Thời gian này, hết nhà nọ đến nhà kia rộn ràng cúng đất, cúng nhiều nhất là khoảng tháng 3 (Âm lịch).
Tạp chí Làng nghề Việt Nam trải nghiệm Về miền đất Phật

Tạp chí Làng nghề Việt Nam trải nghiệm Về miền đất Phật

LNV - Lễ hội chùa Hương xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức (Thành phố Hà Nội) là một trong những lễ hội lớn ở Việt Nam. Lễ hội chùa Hương được tổ chức hàng năm và kéo dài trong 3 tháng (từ mồng 6 tháng Giêng đến hết tháng 3 âm lịch). Lễ hội chùa Hương năm 2024 với chủ đề “Lễ hội chùa Hương An toàn, Văn minh, Thân thiện” được tổ chức với quy mô cấp huyện và kéo dài từ ngày 11/02/2024 đến hết ngày 01/05/2024, gắn liền với tín ngưỡng dân gian thờ bà Chúa Ba.
Về Hội An ăn bánh "Phu thê"

Về Hội An ăn bánh "Phu thê"

LNV - Trong những món bánh đặc sản Hội An (Quảng Nam), bánh phu thê luôn là tên bánh tuy dân dã nhưng có sức thu hút lớn với những du khách khi đặt chân đến phố cổ.
Độc đáo "Lễ quét làng" của người Xá Phó

Độc đáo "Lễ quét làng" của người Xá Phó

LNV - Tại bản làng người Xá Phó ở Lào Cai cứ vào tháng 2 âm lịch hàng năm có một lễ hội rất đặc biệt mang tên “Lễ hội quét làng”. Với mục đích xua đuổi tà ma, dịch bệnh, cầu cho một năm mới bình an, mùa màng bội thu, gia súc phát triển, người an, vật thịnh lễ hội quét làng dần trở thành một nét văn hóa đặc trưng thu hút sự chú ý của đông đảo du khách khi ghé tới Lào Cai.
Huyện Ba Vì (Hà Nội): Làng văn hoá Hát Giang phát triển và đổi mới

Huyện Ba Vì (Hà Nội): Làng văn hoá Hát Giang phát triển và đổi mới

LNV - Ngày 31/3/2024, được sự đồng ý của Huyện ủy, UBND huyện Ba Vì (Hà Nội), Đảng ủy, UBND xã và nhân dân thôn Hát Giang, xã Tản Lĩnh tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 60 năm ngày thành lập.
Tổng kết trao giải các cuộc thi trong dịp kỷ niệm 10 năm thành lập quận Bắc Từ Liêm

Tổng kết trao giải các cuộc thi trong dịp kỷ niệm 10 năm thành lập quận Bắc Từ Liêm

LNV - Chiều ngày 01/04/2024, UBND quận Bắc Từ Liêm long trọng tổ chức tổng kết các cuộc thi: Sáng tác ca khúc; sáng tác thơ ca; sáng tác tranh cổ động, mẫu trang trí trực quan chào mừng kỷ niệm 10 năm thành lập quận Bắc Từ Liêm.
Ba Chẽ: Giữ gìn và bảo tồn trang phục truyền thống dân tộc

Ba Chẽ: Giữ gìn và bảo tồn trang phục truyền thống dân tộc

LNV - Vùng đất Ba Chẽ có 14 thành phần DTTS cùng sinh sống đã tạo nên bức tranh văn hóa đa sắc màu vùng biên viễn. Sự phong phú, đa dạng về bản sắc văn hóa, phong tục tập quán, tín ngưỡng và trang phục truyền thống của đồng bào các DTTS ở Ba Chẽ đã tạo nên nét độc đáo trong đời sống tinh thần của người dân địa phương, từ đó, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống để phát triển du lịch.
Hoa ban nét đẹp tinh khôi của núi rừng Tây Bắc

Hoa ban nét đẹp tinh khôi của núi rừng Tây Bắc

LNV - Mỗi độ xuân sang, khi những tia nắng ấm áp đầu tiên bắt đầu len lỏi qua những tán cây rừng, Tây Bắc lại khoác lên mình chiếc áo mới rực rỡ bởi sắc trắng tinh khôi của hoa ban. Loài hoa đặc trưng của núi rừng này từ lâu đã trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp hoang sơ, thơ mộng và đầy sức sống của mảnh đất Điện Biên anh hùng. Hoa Ban là món quà vô giá của mùa xuân
Xã Dương Xá tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì và khai mạc Lễ hội truyền thống Đền - Chùa Bà Tấm 2024

Xã Dương Xá tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì và khai mạc Lễ hội truyền thống Đền - Chùa Bà Tấm 2024

LNV - Tối 28/3, Đảng ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Dương Xá, huyện Gia Lâm long trọng tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì và khai mạc Lễ hội truyền thống Đền - Chùa Bà Tấm năm 2024, chào mừng kỷ niệm 980 năm Ngày sinh Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan (07/3/1044 - 07/3/2024)
Công viên bờ sông Sài Gòn ra mắt sân khấu ngoài trời

Công viên bờ sông Sài Gòn ra mắt sân khấu ngoài trời

LNV - Tối ngày 23/03/2024, tại Công viên bờ sông Sài Gòn (TP. Thủ Đức, TP. HCM) Trung tâm Văn hoá TP. Thủ Đức đã tổ chức lễ mắt sân khấu ngoài trời và đêm nhạc “Night of Dances” hoành tráng, thu hút nhiều người dân và du khách tham quan.
Huyện Ba Vì (Hà Nội): Tản Lĩnh ra mắt Chi Hội Luật gia

Huyện Ba Vì (Hà Nội): Tản Lĩnh ra mắt Chi Hội Luật gia

LNV - Được sự quan tâm chỉ đạo của Huyện Ba Vì và Đảng ủy, UBND xã Tản Lĩnh, sáng 14/3/2024 UBND xã Tản Lĩnh tổ chức Lễ công bố Quyết định và ra mắt Chi Hội Luật gia xã Tản Lĩnh trực thuộc Hội Luật gia huyện Ba Vì.
Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

LNV- Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân - Hải Phòng, (Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia) được tổ chức thường niên hàng năm, năm 2024 thành phố Hải Phòng long trọng tổ chức lễ hội vào các ngày từ 16 đến 18/3 (tức ngày 7, 8, 9 tháng 2 năm Giáp Thìn) tại đền Nghè (di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia) - Đình An Biên (di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia) và quảng trường tượng đài Nữ tướng Lê Chân (quận Lê Chân). Hàng chục nghìn người dân và du khách thập phương đã về tham dự lễ hội.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Bình Định: Tuy Phước tổ chức Phiên chợ giới thiệu sản phẩm OCOP

Bình Định: Tuy Phước tổ chức Phiên chợ giới thiệu sản phẩm OCOP

OVN - Trong 3 ngày từ ngày 25 đến ngày 27/4/2024, UBND huyện Tuy Phước tổ chức Phiên chợ giới thiệu sản phẩm OCOP, sản phẩm tiêu biểu huyện Tuy Phước năm 2024 tại công viên Can Lộc, nhằm đẩy mạnh hoạt động quảng bá, kết nối tiêu thụ các sản phẩm đặc trưng
Mặt trận Tổ quốc xã Thọ Văn tích cực góp phần xây dựng nông thôn mới

Mặt trận Tổ quốc xã Thọ Văn tích cực góp phần xây dựng nông thôn mới

LNV - Thọ Văn là xã miền núi của huyện Tam Nông (tỉnh Phú Thọ), có tổng diện tích 1.417,5 ha, dân số 4.115 nhân khẩu với 08 khu dân cư. Đảng bộ xã có 12 chi bộ cơ sở gồm 192 Đảng viên.Những năm qua Đảng bộ, chính quyền và cả hệ thống chính trị xã cùng cán bộ nhân dân xã Thọ Văn đã đoàn kết phấn đấu, vượt mọi khó khăn, xây dựng địa phương không ngừng phát triển và đổi mới.
Bình Định: Nghề chằm nón ngựa Phú Gia di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Bình Định: Nghề chằm nón ngựa Phú Gia di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

LNV - Nón ngựa Phú Gia là hàng thủ công mỹ nghệ độc đáo, ẩn chứa nét văn hóa Bình Định. Từ chiếc nón ngựa, ta có thể cảm nhận được một giai đoạn lịch sử tái hiện với nhiều nét văn hóa truyền thống trong đời sống xã hội Việt Nam xưa.
Rộn ràng Lễ hội Bánh dân gian Nam bộ

Rộn ràng Lễ hội Bánh dân gian Nam bộ

LNV - Ngày 17/4, Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ XI năm 2024 chính thức khai mạc tại Quảng trường quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ. Năm nay, Lễ hội được tổ chức mang chủ đề “Đậm đà hương vị phương Nam”, hứa hẹn nhiều hoạt động sôi nổi, thu hút đông đảo người dân và du khách đến tham quan, trải nghiệm.
Bình Định hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP

Bình Định hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP

OVN - UBND tỉnh Bình Định xây dựng Đề án hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh, nhằm lựa chọn một số sản phẩm OCOP đặc trưng để tập trung hỗ trợ phát triển thành hàng hóa, đáp ứng yêu cầu cao về chất lượng, mở rộng thị trường, hướng tới xuất khẩu.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
vf
ban-qlda-dau-tu-xay-dung-huyen-quan-son
the-92-coffee
cong-ty-tnhh-xay-dung-va-thuong-mai-duy-thang
cong-ty-tnhh-xay-dung-manh-truong-son
cong-ty-co-phan-tan-phong
dang-uy-ubnd-mttq-huyen-yen-thanh-nghe-an
cong-ty-tnhh-mtv-tan-anh
chao-mung-70-nam-chien-thang-dbp-49-nam-ngay-giai-phong-mien-nam-138-nam-ngay-qtld
Giao diện di động