Bình Thuận bảo tồn và phát triển nghề gốm truyền thống của đồng bào dân tộc Chăm
Làng nghề làm gốm của người Chăm ở tỉnh Bình Thuận là một trong những làng nghề cổ xưa, còn lưu giữ cho đến ngày nay.
Độc đáo nghề gốm thủ công
Đồng bào dân tộc Chăm vốn sinh tụ ở duyên hải miền Trung Việt Nam từ rất lâu đời, đã từng kiến tạo nên một nền văn hoá rực rỡ với ảnh hưởng sâu sắc của văn hoá Ấn Ðộ. Ngay từ những thế kỉ thứ XVII, người Chăm đã từng xây dựng nên vương quốc Chămpa. Người Chăm ở tỉnh Bình Thuận có truyền thống nông nghiệp ruộng nước, giỏi làm thuỷ lợi và làm vườn trồng cây ăn trái.Bên cạnh việc làm ruộng nước vẫn tồn tại loại hình ruộng khô một vụ trên sườn núi. Họ cũng rất giỏi trong việc dệt thủ công và buôn bán nhỏ. Làng nghề làm gốm của người Chăm ở tỉnh Bình Thuận là một trong những làng nghề cổ xưa, còn lưu giữ cho đến ngày nay.
Theo các nghiên cứu, trước đây, người Chăm ở Bình Thuận đã làm nhiều nghề thủ công để sinh sống như làm gốm, dệt vải, đóng thuyền…Tuy nhiên, hiện nay chỉ còn nghề làm gốm được người Chăm ở thôn Bình Đức, xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình lưu giữ và phát triển. Nghề làm gốm không biết có từ bao giờ bởi nghề làm gốm cứ được nối tiếp từ đời này sang đời khác “mẹ truyền con nối” hàng trăm năm qua.
Nét độc đáo nghề gốm của người Chăm là người làm không dùng bàn xoay hiện đại mà khi tạo hình, người làm gốm xoay mình, đi vòng quanh sản phẩm thay vì sản phẩm xoay tròn như cách làm gốm ở nhiều nơi khác. Gốm làm xong, được quét lên một lớp nước đất sét đỏ để màu gốm sau khi nung sẽ đẹp hơn. Thêm nữa kỹ thuật nung gốm lộ thiên là nét đặc trưng hiếm có của gốm Chăm bởi mang tính cộng đồng cao.
Thợ làm gốm là những phụ nữ Chăm, họ tạo hình sản phẩm gốm không dùng bàn xoay, chỉ sử dụng những công cụ giản đơn theo phương pháp thủ công truyền thống. Tùy từng loại hình và kích cỡ sản phẩm mà người thợ lấy thêm những lọn đất để nối vuốt cho phần thân sản phẩm cao dần lên, tay trái áp bên trong, tay phải vuốt mặt bên ngoài sản phẩm, người thợ dịch chuyển quanh bàn kê ngược chiều kim đồng hồ khoảng 5 vòng, sau đó dịch chuyển theo chiều ngược lại, là có thể tạo ra một dáng gốm cơ bản. Số vòng dịch chuyển tùy thuộc vào loại hình sản phẩm.
Khuyến khích phát triển ngành nghề
Năm 2018, trong quá trình khảo sát, xây dựng hồ sơ khoa học “Nghệ thuật làm gốm truyền thống của người Chăm” để trình UNESCO đưa vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp, Phân viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam tại TP.HCM đã điều tra, thống kê thì thấy làng gốm Chăm Bình Đức có 155 nghệ nhân, người hành nghề có uy tín và nắm giữ bí quyết, kỹ năng thực hành nghề gốm.
Bình Thuận triển khai thực hiện Đề án Bảo tồn và phát triển nghề gốm truyền thống của người Chăm
Những năm gần đây, trước tác động của cơ chế kinh tế thị trường cùng sự phát triển của khoa học, công nghệ nên nghề gốm của người Chăm đã và đang đứng trước nhiều khó khăn, thử thách. Vì vậy, tỉnh Bình Thuận đã triển khai thực hiện Đề án Bảo tồn và phát triển nghề gốm truyền thống của người Chăm thôn Bình Đức, xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình.
Ngoài mục tiêu bảo tồn phương thức, kỹ thuật, nguyên liệu làm gốm truyền thống và nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm, Đề án còn hướng tới việc xây dựng và phát triển các tour, tuyến du lịch đến tham quan, khám phá, trải nghiệm làng gốm Chăm Bình Đức; phấn đấu đến năm 2030, số hộ duy trì nghề gốm tăng từ gần 11% lên hơn 15%, số nghệ nhân duy trì nghề gốm tăng từ gần 12% lên hơn 16%.
Tỉnh Bình Thuận tập trung quy hoạch, mở rộng vùng nguyên liệu và bãi nung gốm truyền thống gắn với xây dựng lò nung gốm mỹ nghệ; thực hiện chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề; mở các lớp đào tạo, truyền dạy kỹ năng, bí quyết thực hành nghề gốm cho thế hệ trẻ trong cộng đồng người Chăm địa phương…Đồng thời, tỉnh đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá du lịch, góp phần đưa sản phẩm gốm thành sản phẩm hàng hóa có tính thương mại và giá trị tăng cao.
Đáng chú ý, mới đây, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận đã nỗ lực xây dựng và hoàn thiện dự thảo Đề án “Bảo tồn và phát triển nghề gốm truyền thống của người Chăm thôn Bình Đức, xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình” (hiện đang lấy ý kiến đóng góp rộng rãi của công chúng).
Đây là một việc làm cần thiết nhằm tạo cơ sở pháp lý và nguồn lực để các sở, ngành, địa phương phối hợp triển khai thực hiện nhằm bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Chăm, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển trong tiến trình hội nhập.
Mai Khuê TH
Tin liên quan
Tin mới hơn

Nghệ nhân lưu giữ, lan tỏa hương vị ẩm thực Hà thành
12:46 | 02/06/2023 Văn hóa - Xã hội

Sôi động chương trình văn hoá hè cho thiếu nhi
12:45 | 02/06/2023 Văn hóa - Xã hội

Mộc bản Trường Lưu - Di sản tư liệu cổ về giáo dục tại Việt Nam
12:45 | 02/06/2023 Văn hóa - Xã hội

Nghề dệt thổ cẩm của người M’nông là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
11:28 | 01/06/2023 Văn hóa - Xã hội

Để trẻ em được nói lên tiếng nói của mình
09:26 | 01/06/2023 Văn hóa - Xã hội

Bình Phước: Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam thị xã Chơn Thành tổ chức Đại lễ Phật Đản năm 2023
15:05 | 29/05/2023 Văn hóa - Xã hội
Tin khác

Huyện Thanh Thủy (Phú Thọ): Câu lạc bộ thơ người cao tuổi xã Đào Xá hoạt động tích cực
16:16 | 26/05/2023 Văn hóa - Xã hội

Trường Mầm Non Ba Trại B - địa chỉ đỏ của ngành giáo dục và đào tạo huyện Ba Vì
09:59 | 26/05/2023 Văn hóa - Xã hội

Trưng bày “Di sản văn hóa Chăm Ninh Thuận” tại Cà Mau
09:59 | 26/05/2023 Văn hóa - Xã hội

Hơn 400 nghệ nhân tham gia Ngày hội Văn hóa - Thể thao các dân tộc thiểu số huyện Đak Pơ
09:56 | 26/05/2023 Văn hóa - Xã hội

Cuộc thi sáng tác ca khúc chủ đề “Công an quận Bắc Từ Liêm - Những mùa hoa chiến công”
09:55 | 26/05/2023 Văn hóa - Xã hội

Quận Hoàn Kiếm khai mạc chương trình “Huyền thoại bước chân”
14:53 | 22/05/2023 Văn hóa - Xã hội

Họp báo công bố chương trình “Dấu ấn Việt Nam”
16:30 | 17/05/2023 Văn hóa - Xã hội

Lễ dâng hương tưởng niệm 582 liệt sĩ thuộc Tiểu đoàn 28 Đặc công
15:34 | 16/05/2023 Văn hóa - Xã hội

Câu lạc bộ thơ ca người cao tuổi xã Hồng Hà hoạt động tích cực
10:39 | 16/05/2023 Văn hóa - Xã hội

Hương bồ kết quê nhà
10:38 | 16/05/2023 Văn hóa - Xã hội

Độc lạ món ăn "cá tràu queo" ở Làng Yên
18:27 | 11/05/2023 Văn hóa - Xã hội

Vẻ đẹp trang phục nữ Mông Hoa
18:26 | 11/05/2023 Văn hóa - Xã hội

Lễ hội Làng Sen năm 2023 với nhiều hoạt động hấp dẫn
13:21 | 09/05/2023 Văn hóa - Xã hội

Nhiều hoạt động ý nghĩa nhân 701 năm ngày mất Nhà sử học Lê Văn Hưu
15:49 | 08/05/2023 Văn hóa - Xã hội

Giáo dục di sản - Cầu nối hiện tại và quá khứ
10:57 | 08/05/2023 Văn hóa - Xã hội



Nồng ấm rượu men lá bản Xiềng
12:47 OCOP

Nghệ nhân lưu giữ, lan tỏa hương vị ẩm thực Hà thành
12:46 Văn hóa - Xã hội

Hà Nội tổ chức nhiều chương trình khuyến mại tập trung
12:46 Khuyến công

Khuyến công Hải Phòng hỗ trợ tích cực cho Nghệ nhân Làng nghề
12:46 Khuyến công

Chương trình điều phối xây dựng nông thôn mới ở Hải Phòng
12:45 Nông thôn mới










