Bình Định: Tiếng vọng đồng đội từ lòng đất mẹ
Theo chân anh dân quân đang làm nhiệm vụ tại UBND xã Ân Mỹ, huyện Hoài Ân, chúng tôi leo lên con dốc khúc khuỷu, quanh co trên con đường đất chỉ toàn đá, sỏi với bề ngang rộng khoảng chừng hơn một mét, được bao bọc bởi hai hàng cây keo thẳng tắp, xanh ngắt tận chân trời.
Vượt qua nhiều khúc cua quanh co trong cái nắng oi bức của mùa hạ, chúng tôi leo lên đỉnh Di tích lịch sử chiến thắng Đồi 174, ở thôn Long Quang, xã Ân Mỹ, huyện Hoài Ân - nơi vừa phát hiện một số di vật và hài cốt của các chiến sỹ hy sinh tại Đồi 174 từ 50 năm về trước.
Đường lên Di tích lịch sử chiến thắng Đồi 174 khúc khuỷu, quanh co |
Tận mắt chứng kiến cửa hầm mới được đào lên khi phát hiện hài cốt những chiến sỹ hy sinh tại Đồi 174, chúng tôi không khỏi xúc động trước sự hy sinh anh dũng của các anh hùng liệt sỹ ngã xuống vì nền độc lập, tự do của dân tộc, dù năm tháng chiến tranh đã lùi xa.
Ông Lê Công Sáu (70 tuổi) đang sinh sống tại thôn Mỹ Đức, xã Ân Mỹ, huyện Hoài Ân, là người tham gia đào cửa hầm khi phát hiện di vật và hài cốt của các chiến sỹ chia sẻ: Được sự chỉ dẫn vị trí cửa hầm địa đạo của cựu chiến binh Trần Văn Phúc từ tỉnh Nghệ An vào, tôi tiến hành đào cửa hầm. Khi đào xuống nhìn thấy hài cốt của hai chiến sỹ hy sinh tại cửa hầm tôi nghẹn ngào đầy xúc động. Quân địch thả bom ngay cửa hầm khiến cửa hầm bị sập xuống chôn vùi hai chiến sỹ, những chiến sỹ còn lại trong địa đạo đã không kịp thoát ra ngoài đều hy sinh trong địa đạo.
Cửa hầm nơi phát hiện hài cốt của hai chiến sỹ hy sinh tại cửa hầm địa đạo |
Đại tá Nguyễn Xuân Sơn - Phó Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bình Định, cho biết: Việc tìm được hầm chiến đấu và hài cốt liệt sỹ là nhờ nguồn tin từ cựu chiến binh của Sư đoàn 3 cung cấp. Trong quá trình chiến đấu tại Đồi 174, có khoảng 9 chiến sỹ không kịp thoát ra ngoài và nằm lại trong hầm. Hầm này được bộ đội đào sâu vào lòng núi theo kiểu dáng địa đạo với chiều dài khoảng 50-70m và có 3 cửa, trong đó có một cửa ở hướng Nam để quan sát địa bàn phía huyện Hoài Ân, một cửa hướng Tây Bắc để quan sát huyện An Lão và một cửa hướng Đông Bắc để quan sát khu vực thị xã Hoài Nhơn.
Tiếng vọng tình đồng đội
Trong suốt 50 năm qua, cựu chiến binh Trần Văn Phúc (68 tuổi) đang sinh sống tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An trăn trở nhiều đêm mất ngủ khi nhớ về đồng đội cùng chiến đấu tại Đồi 174 năm xưa. Ông càng thao thức hơn khi biết rằng đồng đội mình hy sinh nằm lạnh lẽo trong lòng đất mẹ chưa được yên nghỉ nơi quê nhà. Chính điều này đã thôi thúc ông vượt gần 1.000km từ Nghệ An vào Bình Định lên đường đi tìm hài cốt đồng đội.
Cựu chiến binh Trần Văn Phúc tâm tư: Khi đó tôi là tiểu đội trưởng, Đại đội 15 công binh, Trung đoàn 141 (Sư đoàn 3 Sao Vàng), Đại đội công binh khi đó chuyên tăng cường phối hợp chiến đấu cho các đơn vị. Bởi vậy, diễn biến các cuộc tấn công, phản kích từ tháng 9/1974 đến đầu năm 1975, tôi nhớ rất rõ.
Thắp nén tâm hương thành kính hai chiến sỹ hy sinh tại cửa hầm địa đạo |
Cựu chiến binh Trần Văn Phúc kể: Ngày 2/1/1975, nắm cơ hội mùa mưa, quân địch tập trung phá hủy hết công sự, giao thông hào rồi đưa bộ binh tấn công. Trong loạt pháo cuối cùng, địch đánh sập cửa hầm phía Bắc nên bộ đội phải co vào trong địa đạo. Tiếp đó, địch áp sát cửa phía Nam, khống chế, ném lựu đạn, làm 2 chiến sỹ ngã xuống ngay tại cửa hầm. Sau đó, quân địch dùng rất nhiều bao cát để lấp cửa hầm. Lúc ấy, anh em trong hầm vẫn cố gắng liên lạc ra ngoài. Đơn vị 3 lần tổ chức phản công để giải cứu nhưng bất thành. Đến ngày thứ 6, không thấy anh em trong hầm liên lạc nên Trung đoàn rút lui, chỉ để lại Đại đội 15 bám chân đồi giữ chốt bàn đạp thêm 2 ngày.
Chia sẻ thêm với chúng tôi, Đại tá Lê Văn Ninh (75 tuổi) nguyên Chính trị viên Đại đội 5, Tiểu đoàn 8, Trung đoàn 141 (Sư đoàn 3 Sao Vàng) kể: Tôi rất xúc động và thực sự rất nhớ anh em, đồng đội cũ. Chính vì thế, dù ngoài 70 tuổi, vợ chồng tôi vẫn lặn lội vào tận nơi trực tiếp khai quật, đưa hài cốt của anh em về. Anh em nằm ở chiến trường 50 năm rồi, giờ đưa được đồng đội về, một người lính như tôi mới cảm nhận sự thanh thản. Cuộc chiến ở Đồi 174 kéo dài hàng năm trời, đỉnh điểm ác liệt là từ tháng 12/1974 đến đầu 1975. Bản thân tôi bị hai quả bom thả sập hầm ở Đồi 182, tôi bị thương bất tỉnh. Sau này đơn vị phản kích giải cứu, 4 ngày sau tỉnh dậy tôi mới biết mình còn sống sót.
Trong kháng chiến chống Mỹ, Đồi 174 là chốt điểm án ngữ tuyến đường huyết mạch từ Bồng Sơn (thị xã Hoài Nhơn) lên huyện An Lão, có thể quan sát, kiểm soát một địa bàn rộng lớn của 3 huyện Hoài Ân, Hoài Nhơn và An Lão. Nơi đây, trong giai đoạn chống phản kích (từ năm 1972 đến năm 1975) thường xuyên diễn ra những trận đánh ác liệt giữa ta và địch. Tiêu biểu là trận đánh chiếm Đồi 174 của Sư đoàn 3 Sao vàng vào ngày 1/11/1972, tiêu diệt một đại đội lính cộng hòa. Sau đó quân dân Hoài Ân anh dũng chiến đấu chống trả nhiều trận đánh phản kích của địch, giữ vững chốt điểm 174, góp phần bảo vệ vững chắc vùng giải phóng Hoài Ân đến ngày toàn thắng. Di tích lịch sử chiến thắng Đồi 174 được UBND tỉnh Bình Định xếp hạng ngày 5/4/2017. |
Tin liên quan
Cựu chiến binh say mê với nghề diệt tổ mối
09:55 | 30/09/2024 Kinh tế
Kỷ niệm 77 năm Ngày truyền thống Chi đội 10 Biên Hòa
15:00 | 21/12/2023 Tin tức
Lễ Thắp nhang – Tưởng niệm và Họp mặt truyền thống tại Đền Gia Định
15:00 | 22/12/2023 Tin tức
Tin mới hơn
Người cán bộ hội tâm huyết với công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật
18:15 | 28/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Lễ hội Hoa tam giác mạch Hà Giang
18:15 | 28/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Bình Định: Vai trò người có uy tín đóng trong việc bảo tồn di sản văn hóa dân tộc
09:00 | 28/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Sức sống mới trên quê hương Phú Thọ
09:25 | 25/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Nguyễn Đình Thi và khúc tráng ca "Người Hà Nội"
23:47 | 17/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Triển lãm thư pháp “ Nghiên bút còn thơm ”
23:46 | 17/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Tin khác
Hội đồng nữ doanh nhân Việt Nam - ASEAN “Báo công dâng Bác” 2024 với khát vọng vươn xa
16:13 | 16/10/2024 Văn hiến Hà Thành
Bình Định: Chuyện về Đào Duy Từ cùng gia phả họ Đào
15:00 | 14/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Tạp chí Tài nguyên và Môi trường tổ chức về nguồn và Tọa đàm nhân dịp kỷ niệm 21 năm thành lập
15:00 | 14/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Bác Hồ với Hà Nội những ngày mới giải phóng
13:48 | 11/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Nghệ sĩ Lưu Hồng Quang với độc tấu Piano “Hành Trình Hồi Sinh”
11:03 | 10/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Phú Yên: Đưa thổ cẩm Xí Thoại trở thành sản phẩm du lịch
10:01 | 09/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Sống động chương trình “Ký ức Hà Nội - 70 năm”
14:32 | 07/10/2024 Văn hiến Hà Thành
Lễ hội Thành Tuyên 2024
09:16 | 07/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp đại diện trí thức kiều bào thuộc cộng đồng Pháp ngữ
09:14 | 07/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp gỡ cộng đồng người Việt tại Mông Cổ ở Đại sứ quán
15:23 | 02/10/2024 Văn hiến Hà Thành
70 Năm Giải Phóng Ứng Hòa và Chiến Thắng Khu Cháy
13:28 | 02/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Nghề nhuộm vải truyền thống của dân tộc Dong ở Qúy Châu
10:08 | 30/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Nghị lực của một thầy giáo khiếm thị
09:55 | 30/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Hà Tĩnh: Công nhận Miếu Nhàng Nhàng là di tích lịch sử - văn hoá cấp tỉnh
09:53 | 30/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Nỗ lực lưu giữ và lan tỏa giá trị văn hóa của gốm Mường
09:28 | 30/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Huyện Hoài Đức (Hà Nội): Sơn Đồng xây dựng NTM kiểu mẫu kết hợp nâng cao năng lực marketing xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ
10:17 Nông thôn mới
Vĩnh Phúc: Thúc đẩy phát triển hoạt động khuyến công
10:05 Khuyến công
Triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu từ ngày 31-10 đến ngày 4-11
10:04 Tin tức
Xuất khẩu rau, quả lập kỷ lục mới
10:01 Kinh tế
Trà vỏ chuối hỗ trợ giấc ngủ ngon ít người biết
09:49 Sức khỏe - Đời sống