Hà Nội: 32°C Hà Nội
Đà Nẵng: 31°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 31°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 31°C Thừa Thiên Huế

Bình Định tích cực với các công tác triển khai sữa học đường trong năm học mới

LNV - Chương trình Sữa học đường tại Bình Định khởi động từ năm học 2019 – 2020 với mục đích cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ em mẫu giáo, nâng cao tầm vóc, thể lực của trẻ em trên địa bàn tỉnh. Theo nhiều phụ huynh, giáo viên, bên cạnh công tác tuyên truyền, sự đồng lòng của các cấp thì chất lượng của sữa là một yếu tố quan trọng giúp “lấy được lòng” phụ huynh.

Dành tất cả sự quan tâm cho sự phát triển của trẻ

Trường mầm non Nhơn An và Trường mầm non phường Bình Định, tỉnh Bình Định là 2 trong số nhiều điểm trường thuộc diện thụ hưởng chương trình Sữa học đường do tỉnh triển khai tại TP. Quy Nhơn và 10 huyện, thị xã khác trên địa bàn tỉnh. Theo ghi nhận thực tế, ngay từ khi bắt đầu năm mới 2020-2021 cách đây 2 tuần, các em học sinh đã được uống sữa đầy đủ, đúng quy định.



Những ngày đầu năm học mới thêm vui với các em học sinh vì được uống sữa với các bạn.

Tại các điểm trường, các bé không giấu được sự vui vẻ, háo hức khi đến giờ uống sữa. Trước khi phát sữa cho các bé, cô giáo kiểm tra hạn sử dụng, hiện trạng hộp sữa, đảm bảo thật an toàn mới đưa đến tay trẻ. Sau khi trẻ uống sữa xong, các cô hướng dẫn bé gấp hộp sữa bỏ gọn gàng để tái chế làm đồ chơi, đồ trang trí hoặc bỏ vào thùng rác.

Được biết phía đơn vị cung cấp sữa cho chương trình sữa học đường của Bình Định là công ty Vinamilk cũng thường xuyên đến trao đổi cùng các giáo viên về các công tác giao nhận, bảo quản sữa học đường và lắng nghe mong muốn của các trường để có thể phối hợp triển khai chương trình hiệu quả hơn trong thời gian tới.

Các bé cấp mầm non nhưng đã rất tự giác gấp gọn vỏ hộp sữa sau khi uống và bỏ đúng nơi quy định

Cô Cao Thị Lê Hằng, giáo viên Trường mầm non phường Bình Định, chia sẻ: Năm học này diễn ra với tình hình dịch Covid-19 vẫn còn nên không khí năm học mới có khác hơn mọi năm. Cô giáo đón trẻ ở cổng trường, đo thân nhiệt, sát khuẩn cho trẻ trước khi vào lớp.

Cô Hằng cũng cho biết, trong thời gian nghỉ hè, giờ giấc sinh hoạt, ăn uống của các cháu hay bị xáo trộn, có khi không uống sữa thường xuyên do phụ thuộc vào lịch làm việc của cha mẹ và gia đình. Vì vậy, khi đi học lại thì các bé sẽ được các cô tập lại nếp sinh hoạt điều độ phù hợp với độ tuổi và xây dựng thói quen uống sữa đúng giờ. Ngoài ra, cô giáo và phụ huynh sẽ có cơ hội thường xuyên trao đổi với nhau về sự phát triển về thể lực và cả trí lực của con khi các bé tham gia chương trình sữa học đường tại trường.

Như được cởi tấm lòng, chị Phan Thị Thanh Lý, phụ huynh Trường mầm non Nhơn An cũng chia sẻ thêm: Khi ở nhà, để con chịu uống sữa là ba mẹ phải ép mới chịu uống. Nay đến trường con tự giác, vui vẻ uống sữa với bạn bè nên ba mẹ cũng yên tâm hơn. Ngoài các bữa ăn tại trường, tôi cho con ăn thêm đạm, trái cây, vitamin để tăng sức đề kháng. Tôi mong muốn chương trình sữa học đường lan tỏa hơn để nhiều trẻ em được uống sữa, nâng cao sức khỏe cho các con.

Chị Lê Thị Thúy Ngân, phụ huynh Trường mầm non phường Bình Định thì vui vẻ cho biết: Trước khi cho bé đi học, tôi có động viên tinh thần bé, dạy bé cách tự bảo vệ mình như đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn. Về chương trình sữa học đường, tôi cho bé tham gia từ năm học trước. Sau 1 năm, bé thích uống sữa hơn, đồng thời cân nặng, chiều cao cải thiện hơn. Thấy bé thích uống sữa học đường như vậy, tôi mong công ty tiếp tục hỗ trợ để nhiều bé được tham gia chương trình hơn.

Đảm bảo chất lượng sữa, phối hợp chặt chẽ

Cho đến nay nhìn chung, công tác tổ chức triển khai Sữa học đường tại Tỉnh đã nhận được những phản hồi tích cực từ phía nhà trường.





Giáo viên đã được tham gia tập huấn kỹ càng để tổ chức cho học sinh uống sữa

Bà Phan Thị Kim Hoa, Hiệu trưởng Trường mầm non Nhơn An, chia sẻ: Bên cạnh công tác tuyên truyền, tỷ lệ trẻ uống sữa của trường đạt 100% còn nhờ uy tín của công ty và chất lượng của sữa. Qua thời gian tham gia chương trình, cái được nhất là trẻ phát triển toàn diện, cải thiện suy dinh dưỡng, nâng cao tầm vóc, giảm chi phí cho phụ huynh. Khi thực hiện chương trình sữa học đường, Vinamilk phối hợp rất chặt chẽ với nhà trường, trao đổi với nhà trường về chất lượng sữa, cung cấp trang thiết bị để bảo quản sữa chu đáo.

Cô Cao Thị Lê Hằng chia sẻ thêm: Theo tôi, để chương trình nhận được sự đồng tình của phụ huynh, đầu tiên, chất lượng sữa phải tốt, có hạn sử dụng, lô sản xuất thể hiện rõ ràng. Vinamilk đã làm rất tốt điều này. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng thông tin với phụ huynh về giờ uống sữa, cách uống sữa của trẻ như thế nào để phụ huynh yên tâm về chế độ dinh dưỡng của con. Từ đó phụ huynh hiểu và đăng ký cho con tham gia sữa học đường nhiều hơn.



Nhà trường phối hợp cùng Vinamilk làm tốt các công tác đặt sản phẩm, kiểm tra, bảo quản sữa dùng trong chương trình SHĐ

Với một năm học giữa “mùa dịch” đặc biệt như năm nay, bà Nguyễn Thị Thanh Trúc, Phó hiệu trưởng Trường mầm non phường Bình Định, cho biết: Để chuẩn bị tốt cho năm học mới 2020 - 2021, nhà trường đã chuẩn bị mọi điều kiện như cơ sở vật chất, trang thiết bị, tổng dọn vệ sinh tạo môi trường học an toàn, thân thiện cho các con như sát khuẩn toàn bộ vật dụng của trẻ, đo thân nhiệt, sát khuẩn tay trẻ trước khi vào lớp để đảm bảo an toàn dịch bệnh.

Trong năm học 2020 - 2021, do đã có kinh nghiệm thực hiện và với sự ủng hộ của phụ huynh, tỷ lệ uống sữa học đường của Trường mầm non phường Bình Định năm nay đạt 77% cao hơn so với năm ngoái (60,52%). Theo bà Trúc, sữa học đường đã góp phần nâng cao tầm vóc cho trẻ, góp phần giúp trẻ nhanh nhẹn, thông minh hơn. Về phía gia đình, chương trình giúp phụ huynh tiết kiệm được một số chi phí sinh hoạt của gia đình.

Tính đến tháng 6/2020, hơn 43.000 em học sinh tại TP. Quy Nhơn và 10 địa điểm khác (TX. An Nhơn, huyện Tuy Phước, Phù Cát, Phù Mỹ, Hoài Nhơn, Hoài Ân, Tây Sơn, An Lão, Vân Canh, và Vĩnh Thạnh) đã tham gia chương trình sữa học đường, đạt tỉ lệ 97%. Trong năm học mới, các bé sẽ tiếp tục được uống đều đặn 3 hộp sữa mỗi tuần.

Duy Dũng (TH)

Tin liên quan

Tin mới hơn

Định vị thương hiệu du lịch sen Hà Nội

Định vị thương hiệu du lịch sen Hà Nội

LNV - Sở hữu nhiều đầm sen lớn, ẩn chứa bao giá trị văn hóa, lịch sử của mảnh đất ngàn năm văn hiến, Hà Nội đang nỗ lực xây dựng nhiều sản phẩm trải nghiệm sen độc đáo, thu hút sự quan tâm của đông đảo khách tham quan trong và ngoài nước. Cách làm này góp phần định vị thương hiệu du lịch sen trong lòng địa danh Hà Nội.
Gia Lai quyết liệt vận hành hiệu quả chính quyền hai cấp "gần dân, sát dân, vì dân"

Gia Lai quyết liệt vận hành hiệu quả chính quyền hai cấp "gần dân, sát dân, vì dân"

LNV - Trong những ngày đầu triển khai mô hình chính quyền hai cấp sau sáp nhập, lãnh đạo tỉnh Gia Lai trực tiếp đến từng xã, phường để kiểm tra thực tế, lắng nghe tâm tư, tháo gỡ vướng mắc và truyền đi thông điệp chính quyền phải gần dân hơn, cán bộ phải vì dân nhiều hơn.
Kinh tế Việt Nam - Thăng trầm và đột phá: Góc nhìn xuyên suốt một hành trình đổi mới

Kinh tế Việt Nam - Thăng trầm và đột phá: Góc nhìn xuyên suốt một hành trình đổi mới

LNV - Mỗi chặng đường phát triển của đất nước đều để lại dấu ấn kinh tế rất riêng - khi là thành tựu, lúc lại là những bài học sâu sắc. “Kinh tế Việt Nam - Thăng trầm và đột phá”, cuốn sách được chắp bút bởi hai tác giả Phạm Minh Chính và Vương Quân Hoàng, do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản và phát hành, là một nỗ lực ghi lại hành trình ấy bằng thái độ khoa học nghiêm túc, cái nhìn đa chiều và tinh thần trách nhiệm cao độ.
Ninh Bình: Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lễ hội truyền thống

Ninh Bình: Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lễ hội truyền thống

LNV - Tỉnh Ninh Bình hiện sở hữu hơn 5.000 di tích lịch sử, văn hóa và khoảng 750 lễ hội truyền thống được duy trì và tổ chức hàng năm. Những lễ hội không chỉ mang ý nghĩa tâm linh, lịch sử mà còn trở thành sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh hấp dẫn, đóng góp ngày càng lớn vào phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Giáo dục văn hóa truyền thống cho học sinh người dân tộc thiểu số

Giáo dục văn hóa truyền thống cho học sinh người dân tộc thiểu số

LNV - Nhằm giáo dục ý thức cho học trò về văn hóa truyền thống cho học sinh người dân tộc thiểu số, ngành GD Lạng Sơn tổ chức nhiều hoạt động thực tế.
Chủ tịch Hà Thị Tính được vinh danh “Doanh nghiệp Văn hóa UNESCO năm 2025”

Chủ tịch Hà Thị Tính được vinh danh “Doanh nghiệp Văn hóa UNESCO năm 2025”

LNV - Lan tỏa tư tưởng Hồ Chí Minh giúp doanh nghiệp gìn giữ giá trị cốt lõi, tạo nên văn hóa ứng xử chuyên nghiệp và trách nhiệm xã hội trong thời hội nhập. Vừa qua, tại Hà Nội, Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam đã tổ chức chương trình “Diễn đàn đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp thời kỳ hội nhập hướng đến phát triển bền vững” năm 2025.

Tin khác

Hướng dẫn thí sinh xác nhận nhập học vào lớp 10 năm học 2025 - 2026

Hướng dẫn thí sinh xác nhận nhập học vào lớp 10 năm học 2025 - 2026

LNV - Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Hà Nội đã công bố điểm thi và điểm chuẩn trúng tuyển vào lớp 10 năm học 2025 - 2026 đối với 119 trường THPT công lập không chuyên và 4 trường chuyên. Sau khi nhận phiếu báo kết quả thi, thí sinh trúng tuyển cần thực hiện thủ
Vào hạ

Vào hạ

LNV - Trong vòng luân chuyển của thời gian, những khoảng khắc giao mùa luôn ngưng đọng trong tâm hồn mỗi người những xúc cảm mãnh liệt nhất. Những cung bậc tâm hồn ấy dường như được cộng hưởng bởi sự đổi thay của thiên nhiên và cảnh vật vô cùng mẫn cảm.
Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam

Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam

LNV - Trong tiến trình lịch sử dân tộc, các tôn giáo không chỉ đóng vai trò tín ngưỡng mà còn là những trụ cột tinh thần, tham gia vào việc ổn định xã hội, điều tiết đời sống văn hóa và phản ánh tâm thế con người trước các biến động lịch sử. Cuốn sách “Quán Đạo giáo với một số vấn đề lịch sử và tôn giáo ở Việt Nam” của TS. Nguyễn Thế Hùng do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành là một công trình chuyên khảo có giá trị, làm nổi bật vai trò của Đạo giáo, đặc biệt là hệ thống các quán Đạo giáo trong giai đoạn đầy biến động của xã hội Việt Nam thế kỷ XVI - XVII.
Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam

Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam

LNV - Trong hệ thống thiết chế tôn giáo, tín ngưỡng của người Việt, những công trình như đình, chùa, đền, miếu đã được nghiên cứu sâu rộng và trở thành biểu tượng quen thuộc trong tâm thức cộng đồng. Tuy nhiên, các quán Đạo giáo, nơi thờ phụng các vị thần của Đạo giáo lại là mảng màu còn thiếu trong bức tranh toàn cảnh ấy. Cuốn sách “Quán Đạo giáo với một số vấn đề lịch sử và tôn giáo ở Việt Nam” của TS. Nguyễn Thế Hùng, do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành năm 2025, là một công trình chuyên khảo có giá trị, góp phần lấp đầy khoảng trống học thuật và nhận thức xã hội về loại hình di tích tôn giáo đặc biệt này.
Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị

Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị

LNV - Khi các thiết chế tôn giáo quen thuộc như đình, chùa, đền, miếu đã khẳng định vị thế vững chắc trong nhận thức cộng đồng và chính sách bảo tồn di sản, thì quán Đạo giáo là một loại hình di tích gắn liền với sự du nhập và bản địa hóa của Đạo giáo ở Việt Nam, lại đang dần rơi vào quên lãng. Không chỉ thiếu các công trình nghiên cứu chuyên sâu, nhiều quán Đạo giáo còn bị hiểu sai, bị đồng nhất với kiến trúc chùa hay đền, dẫn đến việc tu bổ, trùng tu sai lệch, thậm chí là mất dấu. Trong bối cảnh đó, công trình chuyên khảo “Quán Đạo giáo với một số vấn đề lịch sử và tôn giáo ở Việt Nam” của TS. Nguyễn Thế Hùng được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành như một tiếng chuông đánh thức, nhấn mạnh giá trị lịch sử - tôn giáo - nghệ thuật đặc sắc của các quán Đạo giáo, đồng thời kêu gọi sự quan tâm đúng mức của cộng đồng và các nhà quản lý văn hóa.
Khi vũ điệu Chăm làm

Khi vũ điệu Chăm làm 'sống' lại không gian tháp cổ

LNV - Trong không gian thiêng của tháp cổ, mỗi điệu múa Chăm là một thực hành văn hóa sống động, minh chứng cho sự thành công của công tác bảo tồn di sản.
Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai mới, dấu mốc khởi đầu hành trình mới với một niềm tin lớn

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai mới, dấu mốc khởi đầu hành trình mới với một niềm tin lớn

LNV - Ngày đầu tháng Bảy năm 2025, một ngày ghi vào lịch sử hành chính của đất nước, ngày mà chính quyền tỉnh Gia Lai mới chính thức bước vào hoạt động, mở ra hành trình mới mang khát vọng phát triển thịnh vượng và bền vững.
“Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” - Lịch sử gần gũi từ những câu chuyện dân gian

“Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” - Lịch sử gần gũi từ những câu chuyện dân gian

LNV - Trong hành trình mở cõi về phương Nam của dân tộc Việt Nam, tên tuổi các chúa Nguyễn luôn gắn liền với những quyết sách mang tính chiến lược, thể hiện tầm nhìn xa và và sự khôn khéo của các chúa Nguyễn trong cách thiết lập quan hệ bang giao với triều đình Chân Lạp. Cuốn sách “Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” của nhà giáo, nhà nghiên cứu sử học Nguyễn Hữu Hiếu, do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành tháng 6 năm 2025, là một công trình góp phần tái hiện sinh động một thời đoạn lịch sử thông qua lăng kính kể chuyện đặc sắc.
Nhà báo, nhạc sĩ, nhà thơ Đinh Văn Bình: “Không có giới hạn nào giữa báo chí, thơ ca và âm nhạc”

Nhà báo, nhạc sĩ, nhà thơ Đinh Văn Bình: “Không có giới hạn nào giữa báo chí, thơ ca và âm nhạc”

LNV - “Làm báo như viết một bản nhạc, như gieo một câu thơ” - đó là cách nhà báo, nhạc sĩ, nhà thơ Đinh Văn Bình quan niệm về nghề làm báo. Những vai trò tưởng chừng tách biệt ấy lại hòa quyện, nâng đỡ nhau, tạo nên một phong cách làm báo riêng với ý niệm chuyển hóa nhân văn, hướng tới những điều tốt đẹp.
Hơn 8.000 tình nguyện viên Thủ đô tiếp sức kỳ thi tốt nghiệp THPT

Hơn 8.000 tình nguyện viên Thủ đô tiếp sức kỳ thi tốt nghiệp THPT

LNV - Thành đoàn Hà Nội đã tuyển chọn và tập huấn cho hơn 8.000 tình nguyện viên, bảo đảm mỗi cổng trường có 25 - 30 tình nguyện viên làm nhiệm vụ phân luồng giao thông, hướng dẫn thí sinh, cung cấp nước uống và hỗ trợ tìm phòng thi…
Nhiệm kỳ 2021–2026, HĐND tỉnh Bình Định hoàn thành xuất sắc sứ mệnh vì dân

Nhiệm kỳ 2021–2026, HĐND tỉnh Bình Định hoàn thành xuất sắc sứ mệnh vì dân

LNV - Trước thời khắc lịch sử hợp nhất với Gia Lai, HĐND tỉnh Bình Định khóa XIII đã hoàn thành chặng đường nhiệm kỳ 2021–2026 với nhiều dấu ấn nổi bật, thể hiện vai trò là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân.
Kỳ họp cuối của HĐND tỉnh Bình Định, khép lại một giai đoạn, mở ra thời cơ mới

Kỳ họp cuối của HĐND tỉnh Bình Định, khép lại một giai đoạn, mở ra thời cơ mới

LNV - Ngày 24/6, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, HĐND tỉnh Bình Định khóa XIII, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức khai mạc Kỳ họp thứ 25 – kỳ họp thường lệ giữa năm, cũng là kỳ họp có ý nghĩa đặc biệt trong bối cảnh tỉnh Bình Định sắp hợp nhất với Gia Lai để hình thành đơn vị hành chính mới theo chủ trương của Trung ương.
Tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025: Chủ động thích ứng với những điểm mới

Tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025: Chủ động thích ứng với những điểm mới

LNV - Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 đánh dấu bước chuyển mình của ngành Giáo dục khi có lứa thí sinh đầu tiên thi tốt nghiệp theo chương trình mới.
Bình Định ngày đầu vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền 2 cấp thuận lợi

Bình Định ngày đầu vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền 2 cấp thuận lợi

LNV - Đúng 8h sáng ngày 20/6, tỉnh Bình Định đồng loạt triển khai vận hành thử nghiệm công tác giải quyết thủ tục hành chính theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp đối với 58 xã, phường. Đây là bước chuẩn bị quan trọng nhằm đảm bảo hệ thống vận hành ổn định, thông suốt trước khi chính thức triển khai từ ngày 1/7/2025.
Trường THCS Nguyễn Trường Tộ liên tục đạt thành tích xuất sắc

Trường THCS Nguyễn Trường Tộ liên tục đạt thành tích xuất sắc

LNV - Danh nhân Nguyễn Trường Tộ (1830 – 1871), người được coi là “nhà yêu nước sáng suốt nhất” và là một trong những “nhà cải cách lớn”, “ nhà thiết kế vĩ đại” của Việt Nam ở thế kỉ XIX . Ông đã từng dâng lên triều đình bản điều trần gồm 58 điều, mong muốn canh tân ở nhiều lĩnh vực từ nội trị đến ngoại giao. Đặc biệt, ông đã đề xuất “Tám điều cần làm gấp” với triều đình, trong đó điều thứ 5 ông tha thiết “Xin sửa đổi học thuật, chú trọng thực dụng”. Với trí tuệ sáng suốt, tầm nhìn vượt tầm thời đại, ông khẳng định: “Học là phải làm hơn điều sách đã dạy”. Dù hơn một thế kỉ đã qua nhưng quan điểm và đóng góp của ông vẫn vô cùng giá trị và thiết thực với việc đổi mới giáo dục hiện nay.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Triển lãm Liên hoan du lịch, ẩm thực, làng nghề Vĩnh Phúc năm 2025

Triển lãm Liên hoan du lịch, ẩm thực, làng nghề Vĩnh Phúc năm 2025

LNV - Vừa qua, Triển lãm Liên hoan du lịch, ẩm thực, làng nghề Vĩnh Phúc năm 2025 đã mang lại nhiều trải nghiệm hấp dẫn cho du khách và cơ hội hợp tác thiết thực cho cộng đồng doanh nghiệp.
Tây Ninh thực hiện gần 70 đề án khuyến công

Tây Ninh thực hiện gần 70 đề án khuyến công

LNV - Công tác khuyến công ở Tây Ninh đã lan tỏa lợi ích, giúp các cơ sở, doanh nghiệp công nghiệp nông thôn cải thiện năng suất, tăng doanh thu và lợi nhuận.
Thanh Hoá: Khuyến công thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Thanh Hoá: Khuyến công thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

LNV - Hoạt động khuyến công tại Thanh Hóa đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển công nghiệp nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá. facebook
Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận

Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận

LNV - Trong làn sóng phát triển nông nghiệp gắn với văn hóa bản địa và thương mại hóa sản phẩm truyền thống, bánh tráng làng Tày Đam Rông đang dần khẳng định vị thế như một sản phẩm đặc trưng tiêu biểu của vùng cao phía Bắc tỉnh Lâm Đồng. Việc xác lập nhãn hiệu chứng nhận không chỉ bảo hộ sở hữu trí tuệ mà còn mở ra cơ hội phát triển bền vững.
Nghệ nhân Đỗ Phi Thường với đôi bàn tay vàng

Nghệ nhân Đỗ Phi Thường với đôi bàn tay vàng

LNV - Vào một dịp cuối xuân, tôi đến thăm gia đình Nghệ nhân Đỗ Phi Thường. Nhà anh ở thôn 4, xã Chàng Sơn, huỵện Thạch Thất, Hà Nội (nay là xã Tây Phương, Hà Nội), địa danh này trước gọi là xóm Mã Lão, một xóm đã sinh ra nhiều người thợ mộc giỏi giang, nổi tiếng như cụ Cả Bỉnh, cụ Hai Thuyết, cụ Văn Kính, cụ Hai Xuân, Cụ cả Luân... góp phần làm đẹp và để lại cho đời nhiều tác phẩm nhà gỗ, đình, đền, chùa và những bức tranh, tượng tuyệt tác tồn tại đến ngày nay.
Giao diện di động