Bình Định: Khôi phục Lễ hội Đổ giàn An Thái
Lễ hội mang tinh thần thượng võ
Theo Nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Văn Ngọc – Phó Chi hội Văn nghệ dân gian Bình Định, cho biết: Nhơn Phúc là một trong những xã đồng bằng của thị xã An Nhơn, vùng đất Nhơn Phúc nói chung và An Thái nói riêng là nói đến vùng đất có truyền thống thượng võ, một trong những nơi có lịch sử lâu đời về võ cổ truyền Bình Định. Địa danh Nhơn Phúc nổi tiếng, bởi vùng đất này hình thành nhiều nét văn hóa như hát bội, bài chòi dân gian, múa lục cúng; nhiều nghề cổ truyền như bún song thằn, dệt lụa, nghề thiếc, rèn, đúc chiêng, nghề giấy, xem mạch bốc thuốc đông y cổ truyền....
Quang cảnh tọa đàm “Khôi phục Lễ hội Đổ giàn An Thái” |
Khảo sát về cư dân Nhơn Phúc nói chung và An Thái nói riêng, ngoài người Việt sinh sống ở đây từ thế kỷ XVI như họ Hồ, Nguyễn, Lê; phải ghi nhận dấu ấn người Hoa di cư sang, đó là các dòng họ Lâm, Đường, Thái, Quách, Diệp, Tạ, Lục, Lý, Lữ, Trịnh, Trần, Hàn, Vương (sau đổi thành họ Nguyễn), Đỗ. Lớp người sang từ thế kỷ XVII đã Việt hóa hoàn toàn, gọi là cựu thuộc; lớp người đến sau (thế kỷ XIX) gọi là tân thuộc.
Nói về một số thiết chế cổ truyền là địa điểm diễn ra các hoạt động của Lễ hội Đổ giàn, Nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Văn Ngọc, chia sẻ: Tại làng An Thái có chùa Bà Trước khai sơn năm 1760, chùa Bà Hỏa (thờ Chúc Dung thần nữ) khai sơn năm 1847, chùa Ngũ bang Hội quán (chùa Bà, thờ Thiên hậu Thánh mẫu) khai sơn năm 1873, chùa Ông (thờ Quan Công) khai sơn năm 1919. Riêng Ngũ bang Hội quán xây dựng năm 1873, do tập thể người Hoa ly hương dưới triều nhà Minh tị nạn sang Việt Nam (Minh Hương cựu thuộc) thuộc 4 bang: Phúc Kiến, Triều Châu, Hải Nam, Quảng Đông và những người Minh Hương tân thuộc.
Lễ hội Đổ giàn An Thái mang tinh thần thượng võ |
Ông Nguyễn Văn Ngọc thông tin: Đến thời Tây Sơn, nhằm đề cao và thể hiện tinh thần thượng võ ở vùng đất An Thái, khuyến khích và trọng dụng xứng đáng cho những ai có võ nghệ cao cường, giật được nhiều cỗ, đặc biệt là phướn và heo. Như vậy, Lễ hội Đổ giàn có nguồn gốc sâu xa từ nghi thức tế lễ Tiêu diện, hóa thân Quán thế âm Bồ tát; ngày Vu Lan, dịp vui vầy của người Việt xưa, dịp tết Trung nguyên của đạo Lão, cộng với tinh thần võ học cổ truyền đã dần tạo nên một lễ hội truyền thống đặc sắc ở An Thái.
TS Nguyễn Văn Dự, giảng viên Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh, chia sẻ: Lễ hội Đổ giàn ở An Thái trước đây được tổ chức vào những năm Tỵ, năm Dậu và năm Sửu tính theo Thập nhị địa chi. Chu kỳ 4 năm lễ hội này được tổ chức một lần vào ngày 14, 15, 16/7 âm lịch (một số lần lễ hội xê dịch sang ngày 15, 16 và 17) tại chùa Bà Thiên hậu Thánh mẫu của cộng đồng người Hoa ở thị tứ An Thái. Chùa này còn có tên gọi là Ngũ bang Hội quán được làm vào năm Quý Dậu 1873 do ngụ dân người Hoa nhóm Minh Hương cựu thuộc hùn phước xây dựng.
Theo các vị lão thành ở Ngũ bang Hội quán thuật lại thì họ đã được xem lần đầu tiên vào năm 1933 (Quý Dậu), 1937 (Đinh Sửu), 1941 (Tân Tỵ). Những năm 1945 trở về sau, vì đất nước trong thời kỳ chiến tranh, hội Đổ giàn không đủ điều kiện thực hiện, dần trở nên mai một và chỉ còn sống trong ký ức của những bậc cao niên.
Khôi phục, bảo tồn Lễ hội
Dựng cảnh tích xưa về thầy trò Tam Tạng |
Năm 2005, Lễ hội Đổ giàn tại chùa Bà được tái hiện từ ngày 14 – 16/7 âm lịch với các nghi thức như: Lễ rước nước, lễ rước cỗ, lễ rước Phật, lễ rước hương, chưng cộ đất (dùng xe cộ bánh bằng gỗ, có người kéo, dựng cảnh trên một số địa điểm để thể hiện tích xưa như thầy trò Tam Tạng đánh nhau với Ngưu Ma Vương, Bà-la-sát, Hồng Hài Nhi hoặc cảnh Thiên hậu Thánh mẫu cứu nạn...), lễ rước đèn múa lân, nghi thức cúng chay liền ba ngọ (ngày 14, 15, 16/7 âm lịch).
Nói đến việc bảo tồn Lễ hội Đổ giàn, TS Đinh Bá Hòa, nguyên Giám đốc Bảo tàng Bình Bịnh, cho rằng: Sở Văn hóa và Thể thao Bình Định cùng Hội Võ cổ truyền Bình Định phối hợp UBND thị xã An Nhơn phải định hướng cho phần lễ và phần hội của Lễ hội Đổ giàn trên cơ sở yếu tố gốc, nét đẹp, giá trị của di sản. Trong 2 phần này, phần hội là quan trọng, làm thế nào để thể hiện được phần hội sôi động, nhưng không mang tính hơn thua. Trai tráng hai làng khi nghe chủ tế hô xô giàn, bằng các thế võ đối kháng làm thế nào cướp vật nghi lễ về cho làng mình, nhưng không gây thương tích cho đối phương.
Cảnh tranh con heo quay trong Lễ hội Đổ giàn |
Ông Trần Duy Đức - nguyên Giám đốc Trung tâm Văn hóa – Thông tin thị xã An Nhơn, chia sẻ: Lễ hội Đổ giàn cần được phục dựng để đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của các tầng lớp Nhân dân vùng An Thái, đặt biệt là đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - du lịch của địa phương. Vấn đề là Lễ hội Đổ giàn An Thái được phục dựng trong bối cảnh đương đại, trong mục đích phát triển kinh tế - du lịch phải được xem xét, nghiên cứu, thể hiện theo chiều hướng vừa đảm bảo những nhu cầu đương đại, hiện đại, vừa phải giữ lấy hồn cốt xưa của lễ hội. Lễ hội Đổ giàn An Thái phải diễn trình thống nhất trong bối cảnh hiện nay.
Ông Mai Xuân Tiến - Phó Chủ tịch UBND thị xã An Nhơn, cho biết: Những giá trị đặc sắc của Lễ hội Đổ giàn An Thái được lan tỏa và thấm sâu trong đời sống tinh thần của Nhân dân từ xưa cho đến nay, được ghi nhận là một trong 100 Lễ hội độc đáo nhất của Việt Nam. Sau buổi tọa đàm, chúng tôi sẽ báo cáo Sở Văn hóa và Thể thao Bình Định, Thị ủy, UBND thị xã An Nhơn, trao đổi với các nhà nghiên cứu và thống nhất từng ý tưởng khôi phục, thực hành; ý kiến đề xuất với UBND tỉnh Bình Định cho chủ trương lập hồ sơ khoa học di sản đề nghị ghi danh Lễ hội Đổ giàn An Thái là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Tin liên quan
Tin mới hơn
Ngày hội tôn vinh hình ảnh cao đẹp “Bộ đội Cụ Hồ”
10:24 | 18/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Gặp các nhân vật thuộc Cụm tình báo H63 tại buổi họp mặt truyền thống Phòng tình báo Miền
09:31 | 17/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Xuân Quê hương 2025 - Việt Nam vươn lên trong kỷ nguyên mới
09:16 | 16/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Bình Định: Giá trị nhân văn từ Lễ hội Thần làng
09:26 | 12/12/2024 Văn hóa - Xã hội
TP. Vũng Tàu: Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường TP.HCM thăm, trồng cây tại Trung đoàn 251, Vùng 2 Hải Quân
14:52 | 11/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Bệnh viện Phổi Hà Tĩnh: Xứng tầm bệnh viện chuyên khoa tuyến đầu của tỉnh
09:24 | 09/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Tin khác
Quận Hoàn Kiếm tổ chức Kỷ niệm 20 năm phố cổ Hà Nội được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia
08:58 | 03/12/2024 Văn hiến Hà Thành
Quốc Oai (Hà Nội): Hòa Thạch nỗ lực xây dựng nông thôn mới nâng cao
09:20 | 29/11/2024 Nông thôn mới
Ứng dụng công nghệ trong bảo tồn và phát huy di sản mộc bản
11:45 | 27/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Thạp gốm hoa nâu Hiệp An - Bảo vật quốc gia thời Trần
10:59 | 26/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Huyện Ba Vì (Hà Nội): Trường THCS tiên phong coi trọng giáo dục pháp luật cho học sinh
10:55 | 25/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Hội An - Thương cảng cổ xưa
09:56 | 25/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Phở ngô - “Sứ giả văn hóa” của vùng núi đá Hà Giang
09:56 | 25/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Nhiều hoạt động kỷ niệm 20 năm Khu phố cổ Hà Nội là Di tích lịch sử Quốc gia
15:30 | 22/11/2024 Văn hiến Hà Thành
Bình Định: Người có uy tín, già làng tiên phong trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia
15:25 | 22/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Bình Định: Hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn là bảo vật quốc gia
09:39 | 22/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Trường Tiểu học Nga Phú: Không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục
09:10 | 21/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Vĩnh Long: Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh tế Xanh
09:08 | 21/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Huyện Ba Vì (Hà Nội): TRƯỜNG THPT MINH QUANG KỶ NIỆM 10 NĂM THÀNH LẬP VÀ ĐÓN NHẬN BẰNG KHEN CỦA BỘ GD&ĐT
13:58 | 19/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Vẻ đẹp độc đáo Lũy cổ Phương Mai
11:43 | 19/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Festival Thổ cẩm Lào Cai - sắc màu văn hóa giữa miền sương mây
10:07 | 11/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Lễ hội mua sắm nông sản, quảng bá văn hóa gắn kết du lịch tại Sóc Sơn
22:00 Tin tức
Khai mạc chương trình Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM
15:59 Tin tức
Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 13 năm Ngày xuất bản số đầu tiên
15:10 Tin tức
Hoài Đức (Hà Nội): La Phù nâng cấp hạ tầng đáp ứng kịp thời phát triển kinh tế
22:25 Kinh tế
Nông nghiệp xanh gắn với bảo vệ môi trường ở Đồng bằng sông Cửu Long
09:54 Môi trường