Hà Nội: 18°C Hà Nội
Đà Nẵng: 21°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 26°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 20°C Thừa Thiên Huế

Bình Định: Bảo tồn và phát huy di sản của Đào Duy Từ

LNV - Lập Quy hoạch chi tiết xây dựng Di tích lịch sử cấp quốc gia Đền thờ Danh nhân Văn hóa Đào Duy Từ để bảo tồn và phát huy di sản của Đào Duy Từ, góp phần vào việc giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống cách mạng và lịch sử văn hóa của dân tộc.

UBND thị xã Hoài Nhơn vừa có tờ trình xin chủ trương lập Quy hoạch chi tiết xây dựng Di tích lịch sử cấp quốc gia Đền thờ Danh nhân Văn hóa Đào Duy Từ tại phường Hoài Thanh Tây, thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định.

Bình Định: Bảo tồn và phát huy di sản của Đào Duy Từ
Di tích lịch sử cấp quốc gia Đền thờ Danh nhân Văn hóa Đào Duy Từ

Đào Duy Từ (1572-1634) sinh ra trong thời kỳ đầy biến động của lịch sử Việt Nam, khi đất nước chia cắt giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài. Ông là con trai của Đào Tá Hán, một người thuộc tầng lớp hương chức trong làng. Tuy nhiên, do xuất thân từ gia đình hát bội, Đào Duy Từ bị kỳ thị bởi triều đình Lê-Trịnh ở Đàng Ngoài, khiến ông không thể tham dự khoa cử dù có tài năng nổi trội. Điều này dẫn đến quyết định mang tính bước ngoặt của Đào Duy Từ, khi ông chọn con đường di cư vào Đàng Trong, tìm kiếm cơ hội dưới triều Nguyễn.

Trong bối cảnh lịch sử đầy biến động của cuối thế kỷ 16 và đầu thế kỷ 17, với những cuộc phân tranh giữa Trịnh và Nguyễn, Đào Duy Từ đã khẳng định tài năng và tầm ảnh hưởng của mình không chỉ trên lĩnh vực quân sự mà còn về chính trị và văn hóa. Ông để lại dấu ấn sâu sắc qua các công trình như lũy Trường Dục và lũy Thầy, cũng như các tác phẩm kinh điển như "Hổ trướng khu cơ" – một trong những cuốn binh thư nổi tiếng của Việt Nam.

Đền thờ Danh nhân Văn hóa Đào Duy Từ hiện nay tọa lạc tại khu phố Ngọc Sơn Nam, phường Hoài Thanh Tây, thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. Đây là một di tích văn hóa lịch sử quan trọng, nơi tưởng nhớ và tôn vinh công lao của Danh nhân Văn hóa Đào Duy Từ – người được chúa Nguyễn phong làm “Hiệp đồng mưu đức công thần, đặc tiến Kim tử Vinh Lộc đại phu”.

Quá trình hình thành và phát triển của Đền thờ Đào Duy Từ gắn liền với sự phát triển của thị xã Hoài Nhơn, một vùng đất có vị trí chiến lược quan trọng trong lịch sử. Đền thờ được xây dựng vào năm Tự Đức thứ 12 (1859) và trải qua nhiều lần trùng tu, hiện nay là một điểm đến quan trọng trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa lịch sử của dân tộc. Đền thờ có giá trị đặc biệt không chỉ về mặt kiến trúc mà còn về mặt lịch sử, văn hóa.

Bình Định: Bảo tồn và phát huy di sản của Đào Duy Từ

Đền thờ là nơi thờ tự ghi nhớ công lao, đóng góp to lớn của Danh nhân Văn hóa Đào Duy Từ.

Mặt khác, Đào Duy Từ cũng là người có công lớn trong việc hình thành và phát triển nghệ thuật Tuồng, một loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống của Việt Nam. Nghệ thuật Tuồng được ông sáng lập và truyền dạy, trở thành di sản văn hóa quan trọng của dân tộc.

Hiện nay, Đoàn nghệ thuật Tuồng Hoài Nhơn vẫn duy trì và phát triển loại hình nghệ thuật này, tuy nhiên, đội ngũ nghệ nhân còn thiếu sự kế thừa từ thế hệ trẻ. Ngoài ra, nghệ thuật Bài chòi cũng là một loại hình nghệ thuật dân gian khác, cũng được bảo tồn và phát huy tại Bình Định. Bài chòi đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Tại thị xã Hoài Nhơn, các hoạt động liên quan đến Bài chòi vẫn diễn ra thường xuyên, nhưng cần có sự đầu tư và quan tâm hơn để đảm bảo sự phát triển bền vững của loại hình nghệ thuật này.

Theo ông Lê Minh Đức, Phó Chủ tịch UBND thị xã Hoài Nhơn chia sẻ thì việc quy hoạch và đầu tư xây dựng Đền thờ Danh nhân Văn hóa Đào Duy Từ, nhằm mục tiêu nâng cao giá trị văn hóa lịch sử và bảo tồn văn hóa phi vật thể để phục vụ nhu cầu tìm hiểu của Nhân dân, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức các sự kiện văn hóa, chính trị quan trọng của thị xã Hoài Nhơn. Việc đầu tư này cũng là cần thiết để bảo tồn và phát huy di sản của Đào Duy Từ, góp phần vào việc giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống cách mạng và lịch sử văn hóa của dân tộc.

Hiện tại, khu vực đền thờ vẫn chưa được quy hoạch toàn diện, với nhiều diện tích chưa được quản lý chặt chẽ, cây cối mọc tự nhiên chưa được khai thác hợp lý, dẫn đến tình trạng môi trường bị ảnh hưởng. Do đó, việc lập quy hoạch và đầu tư xây dựng có tính ổn định, lâu dài là yêu cầu cấp bách nhằm bảo vệ và phát triển di tích này, xứng tầm với vị thế của một danh nhân văn hóa lỗi lạc, cũng như đáp ứng tốt các nhu cầu văn hóa, tinh thần của người dân địa phương.

Bình Định: Bảo tồn và phát huy di sản của Đào Duy Từ

Ông Đào Duy Nhơn là cháu đời thứ 13 của Danh nhân Văn hóa Đào Duy Từ đang cai quản chăm sóc Đền thờ Đào Duy Từ

Để có cơ sở quản lý và đầu tư xây dựng mở rộng, bảo quản, tôn tạo di tích, đồng thời Thực hiện Kết luận số 367, ngày 9/5/2024 của Ban Thường vụ Thị ủy Hoài Nhơn về việc triển khai tổ chức thực hiện ý tưởng quy hoạch mở rộng Di tích lịch sử cấp quốc gia Đền thờ Danh nhân Văn hóa Đào Duy Từ, UBND thị xã Hoài Nhơn trình Sở Văn hóa – Thể thao, Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND tỉnh Bình Định xem xét cho chủ trương triển khai lập quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 đồ án Quy hoạch chi tiết xây dựng di tích lịch sử cấp quốc gia Đền thờ Danh nhân Văn hóa Đào Duy Từ tại phường Hoài Thanh Tây, thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định.

Tổng diện tích quy hoạch khoảng 5,3ha, phạm vi nghiên cứu quy hoạch di tích nằm trên địa bàn phường Hoài Thanh Tây, cách trung tâm thị xã Hoài Nhơn khoảng 9km về phía Đông Nam. Khu vực này tiếp giáp với phường Hoài Hảo, phường Hoài Tân, phường Tam Quan Nam và phường Hoài Thanh, tiếp cận thuận lợi với trục đường chính kết nối giữa phường Hoài Thanh Tây và các khu vực lân cận. Hệ thống giao thông hiện tại là đường bê tông nhựa có lộ giới khoảng 30m, thuận tiện cho việc kết nối với các xã phường lân cận và thị xã Hoài Nhơn.

Mỹ Bình

Tin liên quan

Bình Định: Chuyện về Đào Duy Từ cùng gia phả họ Đào

Bình Định: Chuyện về Đào Duy Từ cùng gia phả họ Đào

LNV - Đào Duy Từ (1572-1634) là danh nhân văn hóa, nhà quân sự lỗi lạc, sau khi bệnh nặng, ông đột ngột qua đời ở tuổi 63, Chúa Sãi thương tiếc ông khôn nguôi, truy tặng ông là “Hiệp niên đồng đức công thần, đặc tôn Kim tứ Vinh lộc Đại phu”, đưa về an táng tại thôn Tùng Châu, phủ Hoài Nhơn.
Hoài nhơn (Bình Định): Phát triển sản phẩm OCOP

Hoài nhơn (Bình Định): Phát triển sản phẩm OCOP

OVN - Từ năm 2024 đến năm 2025, thị xã Hoài Nhơn tập trung phát triển sản phẩm OCOP thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm, nhằm khẳng định sản phẩm có thương hiệu, uy tín, đưa sản phẩm OCOP của thị xã đến với thị trường trong cả nước và hướng đến xuất khẩu.

Tin mới hơn

Bình Định: Bảo tồn và phát huy di sản của Đào Duy Từ

Bình Định: Bảo tồn và phát huy di sản của Đào Duy Từ

LNV - Lập Quy hoạch chi tiết xây dựng Di tích lịch sử cấp quốc gia Đền thờ Danh nhân Văn hóa Đào Duy Từ để bảo tồn và phát huy di sản của Đào Duy Từ, góp phần vào việc giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống cách mạng và lịch sử văn hóa của dân tộc.

Tin khác

Rước Thánh hoàn cung – Nghi lễ tối linh trong lễ hội truyền thống làng Triều Khúc

Rước Thánh hoàn cung – Nghi lễ tối linh trong lễ hội truyền thống làng Triều Khúc

LNV - Hàng năm, từ mùng 9 -12 tháng Giêng âm lịch, người dân làng Triều Khúc (xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội) lại long trọng tổ chức lễ hội truyền thống linh thiêng, nhằm tưởng nhớ công ơn của vị anh hùng dân tộc Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng. Lễ rước Thánh hoàn cung là một trong những nghi lễ đặc biệt quan trọng và là niềm tự hào của người dân nơi đây.
Nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Hùng Vĩ: Lễ hội truyền thống là tài nguyên văn hóa tinh thần của dân tộc

Nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Hùng Vĩ: Lễ hội truyền thống là tài nguyên văn hóa tinh thần của dân tộc

LNV - Lễ hội truyền thống là một loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian tổng hợp, vừa độc đáo, vừa phong phú. Trải qua thời gian, lễ hội gắn bó với làng xã, địa danh, vùng đất như một thành tố không thể thiếu, đáp ứng nhu cầu tâm linh và củng cố ý thức cộng đồng.
Mâm cúng và văn khấn Rằm tháng Giêng 2025

Mâm cúng và văn khấn Rằm tháng Giêng 2025

LNV - Việc dâng lễ bánh trôi nước khi cúng Rằm tháng Giêng là mong muốn mọi việc quanh năm được hanh thông, trôi chảy.
Bình Định đón bằng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý

Bình Định đón bằng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý

LNV - Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý là sự kiện trọng đại hàng năm của ngư dân vùng biển Nhơn Lý, TP Quy Nhơn, loại hình di sản văn hóa phi vật thể luôn được gìn giữ, phát huy, lan tỏa trong cộng đồng ngư dân.
Du lịch tâm linh hút khách những ngày đầu năm

Du lịch tâm linh hút khách những ngày đầu năm

LNV - Mỗi dịp xuân về, người dân lại có nhu cầu đi chùa lễ Phật cầu bình an cho gia đình, vì vậy các tour du lịch văn hóa tâm linh hút khách. Tuy nhiên để trở thành sản phẩm du lịch 4 mùa đòi hỏi địa phương, doanh nghiệp đầu tư hình thành tour du lịch hoàn chỉnh.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ phát động Tết trồng cây tại Hưng Yên

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ phát động Tết trồng cây tại Hưng Yên

LNV - Trong không khí phấn khởi của những ngày đầu Xuân năm mới, sáng 5/2, tại thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh tổ chức Lễ phát động Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” - Xuân Ất Tỵ năm 2025. Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ phát động Tết trồng cây.
Hoài Đức phấn đấu trồng 15.000 cây các loại trong năm 2025

Hoài Đức phấn đấu trồng 15.000 cây các loại trong năm 2025

LNV - Sáng 3-2, Huyện ủy, HĐND, UBND, Uỷ ban MTTQ Việt Nam huyện Hoài Đức tổ chức Lễ phát động Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ năm 2025.
Rực rỡ cờ hoa chào mừng 95 năm Ngày thành lập Đảng

Rực rỡ cờ hoa chào mừng 95 năm Ngày thành lập Đảng

LNV - Những ngày này, khắp các tuyến đường, góc phố của Thủ đô Hà Nội khoác lên mình tấm áo rực rỡ sắc màu với cờ, hoa, pa nô, áp phích tuyên truyền chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025).
Hàng ngàn du khách trẩy hội Đống Đa Tây Sơn Bình Định

Hàng ngàn du khách trẩy hội Đống Đa Tây Sơn Bình Định

LNV - Ngày 1/2, (nhằm ngày mùng 4 Tết Nguyên đán Ất Tỵ) tại Bảo tàng Quang Trung, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định tổ chức Lễ kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (1789 - 2025). Sự kiện đã thu hút hàng ngàn người dân và du khách về trẩy hội đầu xuân.
Kẹo lạc Phố Hiến – hương vị quê nhà trên bàn trà ngày tết

Kẹo lạc Phố Hiến – hương vị quê nhà trên bàn trà ngày tết

LNV - Bên cạnh mứt cổ truyền, ô mai và các loại hạt, bàn trà ngày Tết của người Việt luôn được tô điểm bởi những món ăn truyền thống. Trong đó, kẹo lạc luôn xuất hiện như một món quà giản dị mà ý nghĩa. Đến từ vùng đất Phố Hiến (Hưng Yên), món kẹo dân dã này đã mang đến hương vị ngọt ngào, góp phần làm đậm thêm hương vị ngày xuân.
Từ chiếc võng chuối mộc mạc đến sản phẩm du lịch hấp dẫn

Từ chiếc võng chuối mộc mạc đến sản phẩm du lịch hấp dẫn

LNV - Với đôi tay khéo léo, bà Bàn Thị Xiếu (79 tuổi) đã "hô biến" những tàu lá chuối khô thành những chiếc võng quê gợi nhớ, gợi thương về một thời ký ức xưa cũ và trở thành sản phẩm du lịch du lịch độc đáo tại cồn Sơn.
Đảng mãi mãi là mùa Xuân

Đảng mãi mãi là mùa Xuân

LNV - Một mùa Xuân mới - Xuân Ất Tỵ 2025 đang về trên khắp các nẻo đường của đất nước. Cứ mỗi độ Xuân về cả dân tộc lại hân hoan chào đón kỷ niệm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930-03/02/2025).
Mai vàng một góc nhà xưa

Mai vàng một góc nhà xưa

LNV - Tôi cố gắng thu xếp công việc để kịp về nhà lặt lá mai phụ ba và tham gia tát ao bắt cá như những năm trước. Tôi nhớ nhà quay quắt, tôi thèm nghe cái mùi bùn non ngai ngái mỗi dịp xuân về. Nhớ, cứ đến sáng 23 tháng chạp, ông Nội lại “phát động phong trào” tát ao bắt cá. Cá ở ao đủ loại, con nào con nấy đều mập mạp, đám con nít chúng tôi khoái lắm. Bắt được cá, chỉ cần nó quẫy mạnh một cái là tuột khỏi tay, có đứa ngã dúi dụi xuống bùn trong tiếng hò reo ầm ĩ. Tôi không đếm xuể mình đã ngã xuống bùn bao nhiêu lần như thế!
Nét quê ngày Tết

Nét quê ngày Tết

LNV - Tháng mười hai đang trôi qua thật nhanh, thoáng chốc chúng ta đã đi qua tuổi thơ tự lúc nào không hay, nhìn lại tất cả đã già nua, đã mờ nhòe, đã thôi những chông chênh và vấp ngã. Bất chợt ta nhận ra kỷ niệm tuổi thơ với những ngày giáp Tết vẫn cứ len lỏi trong từng miền ký ức, để rồi nghe đâu đây mùi hương không lẫn vào đâu được đó là hương của Tết, hương của những ngày thơ ấu, của những phong tục, của tình thân và hương vị của nét quê hồn hậu, đậm đà.
Biểu tượng hòa bình hữu nghị ở ngã ba Đông Dương

Biểu tượng hòa bình hữu nghị ở ngã ba Đông Dương

LNV - Không chỉ là biểu tượng của hòa bình và hữu nghị giữa Việt Nam - Lào - Campuchia, cột mốc Ngã ba Đông Dương còn là địa điểm tham quan hấp dẫn, thu hút du khách yêu thiên nhiên, thích khám phá lịch sử.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Bình Định: Bảo tồn và phát huy di sản của Đào Duy Từ

Bình Định: Bảo tồn và phát huy di sản của Đào Duy Từ

LNV - Lập Quy hoạch chi tiết xây dựng Di tích lịch sử cấp quốc gia Đền thờ Danh nhân Văn hóa Đào Duy Từ để bảo tồn và phát huy di sản của Đào Duy Từ, góp phần vào việc giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống cách mạng và lịch sử văn hóa của dân tộc.
Nhiều sự kiện nổi bật tại Festival muối Việt Nam - Bạc Liêu 2025

Nhiều sự kiện nổi bật tại Festival muối Việt Nam - Bạc Liêu 2025

LNV - Sáng 10/02, tại UBND tỉnh Bạc Liêu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND tỉnh Bạc Liêu tổ chức họp báo Festival nghề Muối Việt Nam - Bạc Liêu năm 2025. Phó Bí thư tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều chủ trì buổi họp báo.
Giải bài toán bảo vệ môi trường làng nghề

Giải bài toán bảo vệ môi trường làng nghề

LNV - Dù đã đưa ra nhiều biện pháp, giải pháp, quy định đối với các cơ sở sản xuất tại làng nghề nhưng việc bảo vệ môi trường vẫn đang gây nhiều khó khăn cho các cấp chính quyền quản lý. Bên cạnh những mặt tích cực, sự phát triển hoạt động sản xuất tại làng nghề cũng đặt ra nhiều thách thức. Trong đó, việc gia tăng phát triển cả về số lượng làng nghề và loại ngành nghề đã khiến ô nhiễm môi trường cũng ngày càng cao, nhiều nơi vượt quá tầm kiểm soát của các cấp chính quyền quản lý.
Hà Nội công nhận 108 sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 4 sao

Hà Nội công nhận 108 sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 4 sao

LNV - UBND TP. Hà Nội vừa công bố và cấp giấy chứng nhận cho 108 sản phẩm thuộc Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đạt tiêu chuẩn 4 sao. Đây là những sản phẩm được đánh giá cao về chất lượng, mẫu mã và tiềm năng phát triển
Nón lá Tây Hồ Dấu ấn văn hoá vùng đất Cố đô Huế

Nón lá Tây Hồ Dấu ấn văn hoá vùng đất Cố đô Huế

LNV - Làng Tây Hồ nằm lặng lẽ bên dòng sông Như Ý, thuộc xã Phú Hồ, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Làng cách trung tâm thành phố không quá xa chỉ khoảng 12km. Từ rất lâu, Tây Hồ đã vô cùng nổi tiếng với nghề làm nón, nghề này đã được hình thành và phát triển cách đây hàng trăm năm, là một trong những nhân chứng chứng kiến vẻ đẹp văn hóa của những chiếc nón bài thơ xuất hiện trong những năm cuối thập kỷ 50 – đầu thập kỷ 60 của thế kỷ XX. Đến nay, nón lá cùng với áo dài trở thành những nét đẹp đặc trưng, gây ấn tượng với bạn bè khắp thế giới.
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-61
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-66
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-67
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-91
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-32
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-50
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-33
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-51
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-54
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-75
Giao diện di động