Bình Định: Chuyện về Đào Duy Từ cùng gia phả họ Đào
Duyên của Đào Duy Từ với Hoài Nhơn
Đào Duy Từ sinh ra tại làng Hoa Trai, huyện Ngọc Sơn, phủ Tĩnh Gia (nay thuộc xã Nguyên Bình, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa), sinh trưởng trong gia đình làm nghề hát xướng. Ông học giỏi thông minh, nhưng sau khi thi Hương xong ông bị xóa tên, không cho đỗ đạt, vì cha làm nghề hát xướng. Đào Duy Từ rời đất Bắc vào sinh sống ở đất Tùng Châu, phủ Hoài Nhơn (nay là khu phố Ngọc Sơn Bắc, phường Hoài Thanh Tây, thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định).
Đền thờ Đào Duy Từ tại khu phố Ngọc Sơn Bắc, phường Hoài Thanh Tây, thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định |
Ông vào ở chăn trâu cho một phú hào, dù vậy Đào Duy Từ vẫn gắng công học tập, tu luyện đức tài, danh tiếng của ông lan xa. Nhờ vậy mà quan khám lý Trần Đức Hòa đến mời Đào Duy Từ về nhà dạy học và cũng từ đây danh tiếng của ông lừng lẫy đến Phủ Chúa, ông được Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên mời ra làm quan giúp Chúa dựng nghiệp lớn ở Đàng Trong năm 1627.
Ông Đào Duy Nhơn là cháu đời thứ 13 của Đào Duy Từ kể lại: Cụ Đào Duy Từ là người đa tài, không phải là người văn võ song toàn như nhận định. Tuy sống ở Tùng Châu trong thời gian ngắn nhưng cụ Đào Duy Từ đã có nhiều công tích đối với dân làng, ông hướng dẫn cho dân khai khẩn lập làng, mở đường giao thông, đào sông, làm thủy lợi, phát triển sản xuất. Đặc biệt, ông rất quan tâm đến công tác giáo dục, ông là người thầy được học trò hết sức kính trọng.
Đối với Đào tộc, ông để lại những di huấn về lẽ sống, lối sống, đạo đức làm người như không được cờ bạc, trộm cắp, không được lấy vợ lẽ, không được hút thuốc phiện, mà cho đến nay con cháu Đào tộc còn tâm niệm, thực hiện. Hiện con cháu cụ Đào Duy Từ sinh sống trên đất Hoài Nhơn tương đối nhiều, hầu như các địa phương trong thị xã đều có, nhưng chủ yếu là Hoài Thanh, Hoài Thanh Tây, Hoài Hảo, Hoài Phú. Trải qua các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm và xây dựng đất nước, con cháu họ Đào luôn phát huy được truyền thống cha ông, có những đóng góp tích cực cho sự phát triển quê hương.
Đền thờ là nơi thờ tự Danh nhân văn hóa Đào Duy Từ |
Gia phả họ Đào trên vùng đất Bình Định
Nếu như miền đất Tĩnh Gia của tỉnh Thanh Hóa là nơi sinh ra và lớn lên của Đào Duy Từ, thì Bình Định được xem là mảnh đất trưởng thành và cống hiến trong cuộc đời của Đào Duy Từ. Bình Định là vùng đất Đào Duy Từ chọn đặt chân để sinh cơ lập nghiệp, cũng từ mãnh đất này, chí ít trên 20 năm ông nung nấu nuôi chí lập thân. Có thể, khẳng định rằng từ lâu người Bình Định xem Đào Duy Từ là một danh nhân văn hóa, danh nhân lịch sử của tỉnh mình và cũng là nơi bắt đầu nghiên cứu về thân thế và sự nghiệp của ông.
Hoài Nhơn là vùng đất diễn ra nhiều trận chiến tranh ác liệt, nên Đền thờ của Đào Duy Từ hầu như bị hư hại hoàn toàn. Theo người trong dòng họ Đào cho biết, trước đây còn lại khá nhiều sách vở của ông, nhưng do chiến tranh sách vở bị cháy hầu hết, duy còn lại hai cuốn gia phả của dòng họ Đào là nguyên vẹn: Cuốn thứ nhất chép gia phả họ Đào từ trên xuống – niên hiệu Tự Đức năm Đinh Sửu 1877. Cuốn thứ hai, cách chép cũng tương tự, có bổ sung thêm, niên hiệu Thành Thái năm Tân Mão 1891.
Ông Đào Duy Nhơn là cháu đời thứ 13 của Danh nhân văn hóa Đào Duy Từ đang cai quản chăm sóc Đền thờ Đào Duy Từ |
Theo ý kiến tham luận của TS lịch sử Đinh Bá Hòa – nguyên Giám đốc Bảo tàng Bình Định tại Hội thảo khoa học về danh nhân Đào Duy Từ, nhân kỷ niệm lần thứ 420 năm ngày sinh của ông được ghi chép lại trong cuốn “Đào Duy Từ thân thế và sự nghiệp” của Ban nghiên cứu và biên soạn lịch sử Thanh Hóa năm 1993.
Đào Duy Từ có 2 người vợ, một bà là con gái của khám lý Trần Đức Hòa (bà này không có con), một bà tên là Cao Thị Nguyên, có 5 người con, sau này chia làm 5 chi phái sống khắp huyện Hoài Nhơn (nay thị xã Hoài Nhơn), nhưng tập trung đông nhất là chi phái 1 và chi phái 3 chủ yếu là xã Hoài Thanh cũ, chi phái 2 là xã Hoài Hảo, chi phái 4 là ở Tam Quan, chi phái 5 sống rải rác các xã. Ngoài ra còn có một số ở huyện Phù Cát, Phù Mỹ. Từ đường chính ở thôn Ngọc Sơn và thôn Cự Tài (Hoài Hảo) là do con cháu di cư sang lập để thờ tổ họ Đào.
Nói về hai cuốn gia phả của dòng họ Đào, TS lịch sử Đinh Bá Hòa nhận định: Nhìn chung hai cuốn gia phả này được ghi chép khá tỉ mỉ về xuất xứ của dòng họ Đào cùng các chi phái. Nhưng chúng lại khác hơn so với một số gia phả mà chúng tôi có dịp tiếp xúc, đó là một số quy định của dòng họ Đào đối với các thành viên trong dòng họ bị xóa tên hoặc bị đuổi ra khỏi dòng họ khi mắc các tội: Phạm tội phản loạn, bất kể phản loạn đối với Nhà nước hay xóm làng, các tội ăn chơi trác táng, sa đà cờ bạc, quan hệ trai gái bất chính, say sưa rượu chè, bê tha làm ảnh hưởng đến uy tín dòng họ; mắc các tội trộm cướp dù là của công hay tư đều không được ghi tên vào tộc phả. Nếu còn mang họ Đào thì phải đổi tên lót, từ Đào Duy sang Đào Quang hay Đào Đức.
Gia phả họ Đào |
TS lịch sử Đinh Bá Hòa cho biết: Theo quy định, những người mắc tội trên, bất kể là già trẻ, lớn bé, ngoài việc bị đuổi ra khỏi dòng họ còn phải buộc hai chân hai tay vào 4 cọc đánh bằng roi. Ngoài ra, còn có những tục lệ được quy định mà qua tìm hiểu, chúng tôi biết được là đã có từ đời Đào Duy Từ. Đó là quy định về hai dòng họ, họ Đào Duy và họ Trần không được lấy nhau, vì họ Đào xem họ Trần như là bà con, con cô con cậu, anh em thân thuộc, mãi đến nay tục lệ đó vẫn được giữ nguyên.
TS lịch sử Đinh Bá Hòa chia sẻ: Khi có giỗ chạp, họ Đào quy định cháu ngoại được ăn trước, đến cháu rể, đến ông già bà cả, tiếp đến cháu nội rồi mới đến các lớp kế tiếp. Lý do của tục lệ này nghe ra cũng “trái khoáy” nhưng được giải thích là con gái lấy chồng cách vài ba đời ít có điều kiện về thăm lại ông bà tổ tiên, nên cháu ngoại về thăm là một sự cố gắng và tỏ lòng thành kính với dòng họ, tổ tiên mình.
Theo quy định của dòng họ Đào, vi phạm các quy định trên đều phải bị xử phạt. Ngày nay sở dĩ chi phái 3 lại được thừa hưởng hương hỏa và giỗ tổ tại từ đường họ Đào, vì các chi phái 1 và 2 vấp phải những quy định của dòng họ. Hiện nay, ông Đào Duy Thanh là cháu đức tôn của phái 3, đời thứ 14 của họ Đào này.
Tin liên quan
Tin mới hơn
Đảng mãi mãi là mùa Xuân
08:29 | 26/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Mai vàng một góc nhà xưa
09:19 | 25/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Nét quê ngày Tết
09:19 | 25/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Biểu tượng hòa bình hữu nghị ở ngã ba Đông Dương
09:18 | 25/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Ấn tượng với cụm linh vật năm Ất Tỵ 2025 tại Bình Định
21:02 | 23/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Tết về gói bánh chưng xanh
21:00 | 23/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Tin khác
Giữ gìn nét đẹp văn hóa Tết truyền thống của người Việt
20:58 | 23/01/2025 Văn hóa - Xã hội
TP. HCM: Không khí rộn ràng, vàng mã đắt hàng dịp Tết ông Công, ông Táo
20:52 | 23/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Rau dớn " gọi" mùa Xuân xứ Quảng
15:28 | 21/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Lời giải cho bài toán bảo tồn văn hóa đồng bào M’Nâm
15:00 | 20/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Trường THCS Nga Liên Giữ vững danh hiệu trường chuẩn Quốc gia
10:06 | 20/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Gốm Chu Đậu - Món Quà Truyền Thống Văn Hóa Và Niềm Tự Hào Thương Hiệu Quốc Gia Việt Nam
10:01 | 20/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Bình Định: Phù Mỹ tận tâm với công tác an sinh xã hội
09:59 | 20/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Rắn trong nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc Việt Nam
09:57 | 17/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Người thi sỹ gieo những vần thơ bằng trái tim nhiệt huyết
09:46 | 17/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Ngân hàng thực phẩm Bình Định trao tặng thực phẩm cho người yếu thế
09:44 | 17/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Bác Hồ và những mùa Xuân kháng chiến
10:18 | 16/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Phiên chợ vùng cao cuối năm
10:16 | 16/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Đọc sách: Con Út gia đình ông Lân Trai
10:15 | 16/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Đêm nhạc Acoustic “Đóa Xuân ngời”
21:42 | 15/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Bao lì xì Tết: Nghệ thuật từ những đôi tay đặc biệt hóa thành sắc màu mùa xuân
09:51 | 15/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Ăn gì để thanh lọc cơ thể trong dịp tết?
08:34 Tin tức
Thư chúc mừng năm mới!
08:30 Tin tức
Nghề làm muối Bạc Liêu Tinh hoa đến từ biển cả
08:29 Làng nghề, nghệ nhân
Đảng mãi mãi là mùa Xuân
08:29 Văn hóa - Xã hội
Huyện Phúc Thọ (Hà Nội): Hướng đến “nông nghiệp thuận thiên”
08:27 Nông thôn mới