Bảo tồn trang phục truyền thống của người Dao Quần chẹt
Các học viên tham gia lớp tập huấn
Đây là hoạt động nhằm triển khai thực hiện Quyết định số 209/QĐ-BVHTTDL ngày 18.1.2019 của Bộ trưởng Bộ VHTTDL phê duyệt Đề án “Bảo tồn, phát huy trang phục truyền thông các dân tộc Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”; Quyết định số 3002 /QĐ-BVHTTDL ngày 20.10.2020 của Bộ trưởng Bộ VHTTDL về việc Tổ chức tập huấn về phương pháp bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiếu số và bảo tồn, phát huy di sản văn hóa phi vật thể về trang phục của người Dao Quần chẹt tại huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa.
Thông qua khóa tập huấn, các học viên thu được rất nhiều kiến thức bổ ích trong việc nâng cao ý thức trao truyền – tiếp nhận về kĩ năng truyền đạt cho các thế hệ người Dao Quần chẹt, đặc biệt là giới trẻ hiểu rằng: trong quá trình giao lưu, hội nhập quốc tế với thay đổi hàng ngày do tiến bộ của khoa học kỹ thuật công nghệ mang lại, chúng ta cần giữ gìn, bảo vệ và phát huy được các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc trở thành các sản phẩm phục vụ và thu hút du khách tạo điểm nhấn để phát triển du lịch, góp phần tạo nguồn thu bền vững phát triển kinh tế xã hội.
Các nghệ nhân thực hành kỹ thuật may, thêu, trang trí hoa văn trên trang phục truyền thống
Tại lớp tập huấn, các học viên đã thảo luận các câu hỏi của báo cáo viên về nâng cao năng lực về công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số; trang bị phương pháp, kỹ năng tổ chức bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống cho các nghệ nhân, người có uy tín, học viên là người dân tộc thiểu số; thực hiện bảo tồn kỹ thuật may, thêu, trang trí hoa văn trên trang phục truyền thống của người Dao Quần chẹt huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa; phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư của nhà nước, xã hội và cộng đồng vào công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, những nét đẹp của trang phục của người Dao Quần chẹt, Thanh Hóa. Đồng thời các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu được lắng nghe bà con trình bày những đề xuất giải pháp bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa về kỹ thuật may, thêu, trang trí hoa văn trên trang phục truyền thống của người Dao Quần chẹt tại Thanh Hóa phù hợp với điều kiện kinh tế và phong tục, tập quán của địa phương. Từ đó động viên, khích lệ đồng bào nâng cao ý thức, tích cực tham gia vào hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch có hiệu quả.
Cho đến ngày nay, đồng bào dân tộc Dao Quần chẹt huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa vẫn còn lưu giữ được khá nhiều nét văn hóa truyền thống, tuy nhiên, nhưng độc đáo hơn cả là trang phục phụ nữ, chữ viết và các làn điệu dân ca, dân vũ....là nền tảng vững chắc để người Dao tồn tại và phát triển bền vững cùng các dân tộc anh em. Có những nét văn hóa đến nay vẫn được lưu giữ nguyên vẹn, nhưng trước sự phát triển của kinh tế-xã hội chung, nhiều giá trị văn hóa truyền thồng đã và đang dần bị mai một.
Các nghệ nhân thực hành kỹ thuật may, thêu, trang trí hoa văn trên trang phục truyền thống
Ban tổ chức cho biết, thông qua đợt tập huấn này, sẽ giúp cho các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu, đặc biệt là đồng bào dân tộc Dao Quần chẹt tại Ngọc Lặc, Thanh Hóa- chủ thể văn hóa có kế hoạch xây dựng dự án, triển khai tổng kiểm kê, lập danh mục di sản văn hóa phi vật thể về trang phục truyền thống trên địa bàn. Bằng các việc làm cụ thể như, tổ chức liên hoan trình diễn trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số; bảo tồn, khôi phục và phát huy di sản văn hóa phi vật thể về trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số; tổ chức phục dựng một số mẫu trang phục truyền thống. Mở lớp tập huấn về phương pháp bảo tồn, kỹ năng và phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể liên quan đến nghề thủ công truyền thống, nghệ thuật thêu hoa văn liên quan đến trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số. Đẩy mạnh tuyên truyền về công tác bảo tồn trang phục truyền thống của các dân tộc bằng nhiều hình thức phù hợp như: tổ chức mặc trang phục truyền thống tại các trường dân tộc nội trú, khuyến khích công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số tại các cơ quan, đơn vị mặc trang phục truyền thống trong các ngày lễ, tết, liên hoan văn hóa các dân tộc... Từng bước, giới thiệu, quảng bá sản phẩm trang phục truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số tới trở thành một sản phẩm thu hút du khách trong và ngoài nước. Cùng với đó là ban hành cơ chế, chính sách cho các nghệ nhân, người tổ chức thực hành, trao truyền, bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc nói chung và trang phục truyền thống nói riêng của dân tộc Dao Quần chẹt Ngọc Lặc tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa của Thanh Hóa.
Các học viên tại lớp tập huấn
Cùng với việc thực hiện kế hoạch cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ trong việc thực hiện Đề án “Bảo tồn, phát huy trang phục truyền thông các dân tộc Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”, việc bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống của dân tộc Dao Quần chẹt tại huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa đã góp phần cho sự phát triển bền vững văn hóa các dân tộc thiểu số, đưa trang phục truyền thống phổ biến hơn vào cuộc sống, nâng cao lòng tự hào, ý thức bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc.
Nhân dịp này, Bộ VHTTDL đã hỗ trợ nguyên liệu, vật tư phục vụ thực hành kỹ thuật may, thêu, trang trí hoa văn trên trang phục truyền thống cho đồng bào người Dao Quần chẹt tại các xã Hạ Sơn, Thạch Lập và Phùng Giáo huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa.
Theo Báo Văn Hóa
Tin liên quan
Tin mới hơn
Ngày hội tôn vinh hình ảnh cao đẹp “Bộ đội Cụ Hồ”
10:24 | 18/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Gặp các nhân vật thuộc Cụm tình báo H63 tại buổi họp mặt truyền thống Phòng tình báo Miền
09:31 | 17/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Xuân Quê hương 2025 - Việt Nam vươn lên trong kỷ nguyên mới
09:16 | 16/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Bình Định: Giá trị nhân văn từ Lễ hội Thần làng
09:26 | 12/12/2024 Văn hóa - Xã hội
TP. Vũng Tàu: Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường TP.HCM thăm, trồng cây tại Trung đoàn 251, Vùng 2 Hải Quân
14:52 | 11/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Bệnh viện Phổi Hà Tĩnh: Xứng tầm bệnh viện chuyên khoa tuyến đầu của tỉnh
09:24 | 09/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Tin khác
Quận Hoàn Kiếm tổ chức Kỷ niệm 20 năm phố cổ Hà Nội được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia
08:58 | 03/12/2024 Văn hiến Hà Thành
Quốc Oai (Hà Nội): Hòa Thạch nỗ lực xây dựng nông thôn mới nâng cao
09:20 | 29/11/2024 Nông thôn mới
Ứng dụng công nghệ trong bảo tồn và phát huy di sản mộc bản
11:45 | 27/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Thạp gốm hoa nâu Hiệp An - Bảo vật quốc gia thời Trần
10:59 | 26/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Huyện Ba Vì (Hà Nội): Trường THCS tiên phong coi trọng giáo dục pháp luật cho học sinh
10:55 | 25/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Hội An - Thương cảng cổ xưa
09:56 | 25/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Phở ngô - “Sứ giả văn hóa” của vùng núi đá Hà Giang
09:56 | 25/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Nhiều hoạt động kỷ niệm 20 năm Khu phố cổ Hà Nội là Di tích lịch sử Quốc gia
15:30 | 22/11/2024 Văn hiến Hà Thành
Bình Định: Người có uy tín, già làng tiên phong trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia
15:25 | 22/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Bình Định: Hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn là bảo vật quốc gia
09:39 | 22/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Trường Tiểu học Nga Phú: Không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục
09:10 | 21/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Vĩnh Long: Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh tế Xanh
09:08 | 21/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Huyện Ba Vì (Hà Nội): TRƯỜNG THPT MINH QUANG KỶ NIỆM 10 NĂM THÀNH LẬP VÀ ĐÓN NHẬN BẰNG KHEN CỦA BỘ GD&ĐT
13:58 | 19/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Vẻ đẹp độc đáo Lũy cổ Phương Mai
11:43 | 19/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Festival Thổ cẩm Lào Cai - sắc màu văn hóa giữa miền sương mây
10:07 | 11/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Lễ hội mua sắm nông sản, quảng bá văn hóa gắn kết du lịch tại Sóc Sơn
22:00 Tin tức
Khai mạc chương trình Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM
15:59 Tin tức
Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 13 năm Ngày xuất bản số đầu tiên
15:10 Tin tức
Hoài Đức (Hà Nội): La Phù nâng cấp hạ tầng đáp ứng kịp thời phát triển kinh tế
22:25 Kinh tế
Nông nghiệp xanh gắn với bảo vệ môi trường ở Đồng bằng sông Cửu Long
09:54 Môi trường