Bánh chưng xanh
Chẳng nhiều thì ít, nhưng năm nào cũng vậy, ở những gia đình miền Bắc, cứ đến Tết là nhà nào cũng nhất định phải có vài chiếc bánh chưng vuông thì mới gọi là có Tết.
Thật vậy. Bánh chưng là thứ bánh mà Tết năm nào cũng phải có, nhà nào cũng phải có. Nhà nhiều thì vài chục chục cái, nhà ít cũng phải có dăm bảy chiếc. Trước là để cúng tổ tiên, vài chiếc để mang đi biếu, sau là bày ra cho mâm cỗ những ngày Xuân không thể thiếu đi hương vị quen thuộc. Có một điều chắc chắn là, bánh chưng vẫn mãi không thể thiếu trong ngày Tết của người dân miền Bắc. Và dù chẳng được tự tay gói những chiếc bánh chưng, nhưng cứ nhắc đến là người ta lại thấy bồi hồi, xao xuyến...
Hồi còn đi học, đứa nào mà chẳng biết đến Sự tích Bánh chưng - Bánh dày Lang Liêu. Ngày xưa, mỗi nhà đều tự gói bánh chưng cho gia đình mình. Bởi vậy, không chỉ bọn trẻ nông thôn mà ngay cả trẻ con thành phố cũng được trải nghiệm hoạt động mang đậm chất truyền thống này.
Gói bánh chưng chẳng khác nào một dịp sum họp quây quần có các thành viên trong gia đình. Cứ 27, 28 Tết, cả nhà lại quây quần trên một manh chiếu giữa nhà hoặc giữa sân. Người rửa lá dong, lau lá, người vo gạo, đãi đỗ, người thái thịt... Các công đoạn gói bánh chưng trông thì không hề phức tạp chút nào. Đầu tiên cứ xếp vài lớp lá, rải một lần gạo, đặt một lớp nhân đỗ, thêm thịt lợn đã ướp sẵn, lại rải một lớp đỗ và một lớp gạo nữa rồi gói lại, buộc lạt là xong. Nhìn bà nhìn mẹ thoăn thoắt đôi tay, thấy việc gói bánh chưng có gì khó chứ?
Trong ký ức của nhiều đứa trẻ ngày xưa, gói bánh chưng dịp Tết mỗi năm là điều gì đó thiêng liêng lắm, quý giá lắm. Có lẽ là do cả năm mới có một lần!.
Để có một chiếc bánh chưng ngon và đẹp, lá dong phải được chọn ra những chiếc đẹp nhất, mà phải là lá bánh tẻ thì màu bánh mới đẹp. Gạo nếp ngâm đãi, vo sạch để ráo nước rồi xóc thêm chút muối. Có nhiều nhà còn cho thêm một lần nước lá giềng cho bánh thêm xanh. Rồi tới đỗ xanh là phải chọn những hạt đều, ngâm đãi sạch vỏ sau đó đồ lên nắm lại chia cho đều để bánh chưng luộc xong ăn nhân sẽ ngon và mịn hơn. Thịt lợn thì nhất định phải có thịt nạc dăm, thái miếng to bản rồi ướp gia vị, hạt tiêu đầy đủ.
Chiếc khuôn gói bánh chưng cả năm mới được dịp “toả sáng” một lần, đã được cọ rửa chờ khô từ sớm. Những người khéo tay hơn thì chẳng cần dùng khuôn, người ta gọi là “gói vo”. Cứ thế xếp mấy chiếc lá, cũng đổ gạo rồi xếp nhân, gấp lá rồi vỗ vỗ mấy cái là chiếc bánh chưng đã vuông vức chẳng khác gói khuôn là mấy.
Rồi đến công đoạn buộc lạt, mớ lạt giang phải thật trắng thật dẻo. Tưởng đơn giản mà lại rất phức tạp. Buộc chặt quá thì bánh luộc xong lồi lõm, xấu. Buộc lỏng quá thì bánh dễ bị bung ra. Bởi vậy mới nói, lựa làm sao cho chiếc bánh được buộc vừa khít, gạo và nhân bên trong chín đều mà bánh nhìn đẹp mới là khó.
Nhiều công đoạn thế, nhưng đứa trẻ nào cũng hào hứng muốn được tự tay làm một chiếc bánh, mà phải là bánh chưng tí hon nhé! Như thế mới độc, mới lạ. Còn nhớ, trẻ con đều giành phần làm một chiếc bánh chưng của riêng mình. Lúc luộc xong, chiếc thì méo mó, chiếc quấn lạt chằng chịt, có chiếc thì buộc lỏng tay nên khi luộc xong chiếc bánh chẳng còn giữ được hình dáng ban đầu, “cao thủ” hơn còn có đứa quên cho... nhân vào nữa. Thế nhưng gói bánh chưng lúc ấy vẫn vui lắm, thú vị lắm, tự hào lắm!
Thích nhất là đến lúc luộc bánh. Tất cả những chiếc bánh chưng gói xong được xếp vào một chiếc nồi thật to, chất đầy những củi ở xung quanh rồi đốt lửa. Đây là lúc mọi người cùng nghỉ ngơi, người lớn quây quần nói chuyện còn trẻ con chơi đùa quanh đó. Bánh chưng không như bánh khác, mỗi lần luộc phải mất 8 - 10 tiếng. Nồi bánh khi sôi xong nhất định phải giảm lửa. Người ngồi canh nồi bánh cũng rất quan trọng bởi phải căn củi lửa sao cho vừa vặn bánh mới dẻo, rồi khi nước cạn lại phải chế thêm vào. Lơ là chút thôi là bánh sẽ cháy, nồi bánh sẽ đi tong ngay...
Thời buổi bây giờ, đếm được mấy bạn nhỏ có cơ hội tự tay mình gói một chiếc bánh chưng, hay cùng bà cùng mẹ ngồi lau lá gói bánh, trông bếp lửa?
Và trẻ con bây giờ cũng chẳng hào hứng với công việc gói bánh chưng, luộc bánh chưng ngày Tết như trẻ con ngày xưa. Tất cả, giờ đây có lẽ chỉ còn trong lời kể của mẹ, của bà, qua những câu văn mẫu, rồi phim ảnh...
Ở một số trường học đã tái hiện Phiên chợ quê, cho lũ học trò được trải nghiệm tự tay gói bánh chưng, chúng thấy cũng thật hay và thú vị.
Ngày nay, ngày thường cũng có thể làm bánh chưng bởi cứ ra hàng mua là có. Đồ ăn ngày Tết ngày càng đa dạng hơn, từ những món mới, rồi đồ ăn ngoại nhập. Bọn trẻ con bây giờ cũng chẳng còn “nghiện” bánh chưng như hồi trước.
Tuy nhiên, có một điều chắc chắn là, bánh chưng vuông vẫn mãi không thể thiếu trong ngày Tết của người dân miền Bắc. Và dù chẳng được tự tay gói những chiếc bánh chưng, nhưng cứ nhắc đến là người ta lại thấy bồi hồi, xao xuyến...
Bài, ảnh: Doãn Ngọc
Tin liên quan
Tin mới hơn
Ngày hội tôn vinh hình ảnh cao đẹp “Bộ đội Cụ Hồ”
10:24 | 18/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Gặp các nhân vật thuộc Cụm tình báo H63 tại buổi họp mặt truyền thống Phòng tình báo Miền
09:31 | 17/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Xuân Quê hương 2025 - Việt Nam vươn lên trong kỷ nguyên mới
09:16 | 16/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Bình Định: Giá trị nhân văn từ Lễ hội Thần làng
09:26 | 12/12/2024 Văn hóa - Xã hội
TP. Vũng Tàu: Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường TP.HCM thăm, trồng cây tại Trung đoàn 251, Vùng 2 Hải Quân
14:52 | 11/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Bệnh viện Phổi Hà Tĩnh: Xứng tầm bệnh viện chuyên khoa tuyến đầu của tỉnh
09:24 | 09/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Tin khác
Quận Hoàn Kiếm tổ chức Kỷ niệm 20 năm phố cổ Hà Nội được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia
08:58 | 03/12/2024 Văn hiến Hà Thành
Quốc Oai (Hà Nội): Hòa Thạch nỗ lực xây dựng nông thôn mới nâng cao
09:20 | 29/11/2024 Nông thôn mới
Ứng dụng công nghệ trong bảo tồn và phát huy di sản mộc bản
11:45 | 27/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Thạp gốm hoa nâu Hiệp An - Bảo vật quốc gia thời Trần
10:59 | 26/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Huyện Ba Vì (Hà Nội): Trường THCS tiên phong coi trọng giáo dục pháp luật cho học sinh
10:55 | 25/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Hội An - Thương cảng cổ xưa
09:56 | 25/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Phở ngô - “Sứ giả văn hóa” của vùng núi đá Hà Giang
09:56 | 25/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Nhiều hoạt động kỷ niệm 20 năm Khu phố cổ Hà Nội là Di tích lịch sử Quốc gia
15:30 | 22/11/2024 Văn hiến Hà Thành
Bình Định: Người có uy tín, già làng tiên phong trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia
15:25 | 22/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Bình Định: Hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn là bảo vật quốc gia
09:39 | 22/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Trường Tiểu học Nga Phú: Không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục
09:10 | 21/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Vĩnh Long: Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh tế Xanh
09:08 | 21/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Huyện Ba Vì (Hà Nội): TRƯỜNG THPT MINH QUANG KỶ NIỆM 10 NĂM THÀNH LẬP VÀ ĐÓN NHẬN BẰNG KHEN CỦA BỘ GD&ĐT
13:58 | 19/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Vẻ đẹp độc đáo Lũy cổ Phương Mai
11:43 | 19/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Festival Thổ cẩm Lào Cai - sắc màu văn hóa giữa miền sương mây
10:07 | 11/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Lễ hội mua sắm nông sản, quảng bá văn hóa gắn kết du lịch tại Sóc Sơn
22:00 Tin tức
Khai mạc chương trình Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM
15:59 Tin tức
Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 13 năm Ngày xuất bản số đầu tiên
15:10 Tin tức
Hoài Đức (Hà Nội): La Phù nâng cấp hạ tầng đáp ứng kịp thời phát triển kinh tế
22:25 Kinh tế
Nông nghiệp xanh gắn với bảo vệ môi trường ở Đồng bằng sông Cửu Long
09:54 Môi trường