Bắc Giang: Cây gạo Lãng Sơn được công nhận là “Cây cổ thụ có giá trị lịch sử - văn hóa"
Người dân nơi đây kể rằng, cây gạo song sinh gắn liền với sự tích miếu Cô cũng là cây bóng mát bao đời, là chỗ nghỉ ngơi mỗi khi bà con đi làm đồng. Trong tiết trời mùa hè, ngồi tựa mình bên gốc cây gạo vừa đẹp, cổ kính, vừa linh thiêng cho chúng tôi cảm giác thư thái giữa bộn bề của cuộc sống. Cây gạo tồn tại ngót trăm năm đã chứng kiến biết bao mưa nắng của thời gian, thăng trầm của lịch sử, trở thành ký ức của nhiều thế hệ người dân Lãng Sơn. Các cụ cao niên kể lại: Bà Cô là một vị tướng lĩnh của ông Đề Thám đã đưa quân bảo vệ khu phủ Lạng Thương. Trận đánh đó bị thất bại, bà bị giặc bao vây truy đuổi nên chạy đến cầu Bắc Giang. Quyết không để địch bắt sống, bà đã trẫm mình xuống sông Thương. Xác bà trôi dạt vào khu vực nghè bây giờ và được nhân dân chôn cất, đặt tên
là miếu bà Cô.
Tương truyền, tàu thuyền qua lại nơi này nếu không tắt máy, hạ buồm là không qua nổi nên nhân dân trong vùng đã lập bàn thờ bà Cô bằng tre bốn cột, mặt bàn thờ bằng nứa ở một hốc cây đa. Khoảng năm 1923, nghè mọc thêm cây ruối và cây gạo. Năm 1978, do điều kiện kinh tế khó khăn, nhân dân đã chặt cây gạo để làm bàn ghế cho học sinh trong xã, từ đó gốc cây gạo chồi lên hai nhánh như bây giờ. Năm 2017, thôn tiến hành xây mở rộng nghè với mái bằng gỗ lim và lợp ngói. Từ đó đến nay, nghè trở thành địa điểm sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của nhân dân trong và ngoài vùng.
Mấy năm gần đây, mỗi độ tháng Ba về, cây gạo Lãng Sơn lại thu hút rất đông du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh. Theo thống kê của Ban quản lý thôn Tân Mỹ, đúng mùa hoa gạo nở, nơi đây thu hút khoảng 5 nghìn khách.
Nắm bắt được lợi thế này, trên cơ sở Chiến lược phát triển du lịch của tỉnh và huyện Yên Dũng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã Lãng Sơn nhiệm kỳ 2020-2025 xác định: Đầu tư xây dựng, tôn tạo và phát triển khu cây gạo miếu Cô trở thành một điểm du lịch cộng đồng gắn với di tích tâm linh, nét văn hóa đặc thù như nói tức làng Đông Loan, không gian nghệ thuật nghề mộc mỹ nghệ Đông Thượng, các khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của xã. Từ điểm cây gạo cũng dễ dàng kết nối các tuyến du lịch của huyện đến chùa Vĩnh Nghiêm (cách khoảng 4 km); Thiền viện Trúc Lâm Phượng Hoàng, sân golf và dịch vụ Yên Dũng (khoảng 10 km) và nhiều địa điểm du lịch tâm linh khác trên dãy Nham Biền núi Non Vua huyền thoại.
Mấy năm gần đây, cùng với sự phát triển của xã hội, cây gạo Lãng Sơn đã trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn của đông đảo người dân trong và ngoài huyện Yên Dũng. Thậm chí, vẻ đẹp lãng mạn, bình yên của cây gạo, nhất là mỗi độ tháng 2, tháng 3 âm lịch hàng năm - khi hoa gạo nở rộ-thu hút khá nhiều du khách ngoại tỉnh đến tham quan, chiêm ngưỡng và chụp ảnh lưu niệm.
Ông Vũ Trí Văn, Phó Chủ tịch UBND xã Lãng Sơn cho biết: Nhận thức được giá trị lớn của cây gạo đối với đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân, UBND xã đã chỉ đạo Ban quản lý thôn Tân Mỹ triển khai các phương án nhằm quản lý, bảo vệ cây. Thời gian tới sẽ tổ chức khoanh vùng bảo vệ, bố trí người trông nom. Đẩy mạnh việc tuyên truyền để người dân đến tham quan xây dựng ý thức chung tay giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ cây cối.
Ngoài ra, xúc tiến sớm việc hoàn thiện và thực hiện đề án phát triển du lịch cây Gạo gắn với miếu Bà Cô, chủ yếu theo hình thức cộng đồng để ngày càng phát huy hơn nữa giá trị của điểm du lịch đặc sắc này.
Bài, ảnh: Thanh Thanh
Tin liên quan
Tin mới hơn

Lễ hội Áo dài TP. Hồ Chí Minh 2025 – Vẻ đẹp truyền thống và hiện đại
08:29 | 24/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Nhạc sĩ trẻ đầy triển vọng Chu Văn Minh trên quê hương Ba Vì
09:37 | 21/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Linh thiêng nghi lễ rước nước Bạch Hạc
18:10 | 20/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

734 tác phẩm dự thi Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 42
10:23 | 20/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Phát triển du lịch từ lễ hội truyền thống
10:44 | 19/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Lễ hội truyền thống thôn Đinh Xuyên (Hà Nội): Hành trình trở về cội nguồn văn hóa
10:27 | 18/03/2025 Văn hóa - Xã hội
Tin khác

Thanh niên Bình Định chung sức xóa nhà tạm, nhà dột nát
08:28 | 18/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định sẽ bắn pháo hoa chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng
10:08 | 17/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Chuỗi hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội Hoa Ban 2025
09:01 | 14/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Lễ hội đền Hai Bà Trưng: Bảo tồn, gìn giữ nét đẹp văn hóa dân tộc
08:59 | 14/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Hoa tháng 3
08:59 | 14/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 với 15 hoạt động chính thức
08:59 | 14/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 42 tổ chức tại Bình Định
08:58 | 14/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Lễ hội làng Bát Tràng được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
11:42 | 13/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định: Lễ hội Cầu ngư vạn chài ở Nhơn Hải mang đậm bản sắc văn hóa đặc trưng của ngư dân miền biển
08:50 | 12/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Quảng Ngãi: Khởi nghĩa Ba Tơ - Giá trị lịch sử và bài học kinh nghiệm
08:49 | 12/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Quận Tây Hồ (Hà Nội): Phát động sáng tác ca khúc chào mừng 30 năm thành lập quận Tây Hồ
15:20 | 11/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Lễ hội Áo dài TP. HCM 2025 – Tôn vinh vẻ đẹp truyền thống và hiện đại
14:32 | 10/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Đắk Lắk - “Thủ phủ cà phê”
14:00 | 07/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Cá cơm và mắm nêm: Từ món ăn quen thuộc đến những kỷ niệm ngọt ngào
09:51 | 07/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Thư pháp “Chân quê” của một Chi hội trưởng Cựu chiến binh
15:45 | 06/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Thủ tướng Chính Phủ Phạm Minh Chính tham dự khánh thành công trình đập dâng Phú Phong
09:23 Tin tức

Đẩy mạnh ứng dụng dữ liệu dân cư vào chuyển đổi số quốc gia
09:22 Nông thôn mới

Trường mầm non Nga Yên Xây dựng trường học hạnh phúc - Lấy trẻ làm trung tâm
09:21 Tin tức

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bình Định triển khai các công việc với tinh thần “3 có và 2 không”
14:33 Tin tức

TRƯỜNG MẦM NON THỊ TRẤN 2 NGA SƠN TÍCH CỰC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM
14:32 Tin tức









