84 năm truyền thống vẻ vang của người thợ mỏ
Thợ mỏ Na Dương
Cán bộ công nhân tự hào về đội ngũ công nhân mỏ than là một tổ chức vô sản ra đời sớm nhất ở nước ta, từ khi chủ nghĩa thực dân Pháp tiến hành chính sách khai thác thuộc địa, bóc lột lao động và vơ vét tài nguyên của Việt Nam. Từ cuối thế kỷ 19 các mỏ khoáng chất đã ra đời, trong đó có Công ty than Bắc kỳ được thành lập năm 1888 là tập đoàn tư sản lớn nhất của thực dân Pháp và cũng từ đây vùng mỏ Quảng Ninh trở thành khu công nghiệp lớn và quan trọng nhất ở Việt Nam và Đông Dương. Đội ngũ công nhân mỏ than cũng từ đây được hình thành và dần dần trở thành lực lượng công nhân công nghiệp trong giai cấp công nhân Việt Nam.
Công nhân mỏ xuất thân từ những người nông dân nghèo khổ ở các tỉnh đồng bằng Bắc bộ bị địa chủ phong kiến và bọn cường hào gian ác áp bức bóc lột phải ra mỏ làm phu kiếm sống. Một số khác là anh em thợ thủ công bị thất nghiệp phiêu bạt ra đất mỏ làm ăn. Những người thợ mỏ mang trong lòng nỗi nhục của người dân mất nước phải làm nô lệ và mối căm thù bọn tay sai phong kiến nên ý thức phản kháng luôn luôn sục sôi trong trái tim họ khi có thời cơ và có hạt nhân lãnh đạo, họ sẵn sàng vùng lên đấu tranh.
Công nhân khai thác hầm lò- Mỏ than Khánh Hòa, Thái Nguyên
Công việc khai thác mỏ lúc này hoàn toàn là thủ công hết sức nặng nhọc vất vả. Mỗi ngày thợ phải làm từ 10 đến 12 giờ tiền lương ít ỏi, cuộc sống cơ cực lại thường xuyên bị bọn cai ký đánh đập bớt xén. Điều kiện ăn ở sinh sống rất lầm than. Họ không có con đường nào khác là phải đấu tranh đòi chủ mỏ tăng lương cải thiện điều kiện làm việc.
Vào những năm 20 của thế kỷ hai mươi, công nhân cả nước đã có nhiều hoạt động đấu tranh chống giới chủ, bọn cầm quyền thực dân Pháp và tay sai. Trong ngành mỏ ở các tỉnh Yên Bái, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh công nhân mỏ cũng có nhiều cuộc phản kháng sự áp bức bóc lột của bọn chủ mỏ. Cho đến những năm 30 của thế kỷ XX sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, tại các vùng mỏ nhiều chi bộ Đảng cộng sản được bí mật thành lập, thu hút những người thợ mỏ giác ngộ, có tinh thần đấu tranh, những người tiên tiến nhất trong đội ngũ công nhân tham gia. Thời kỳ này phong trào vô sản hoá của Đảng đã đưa nhiều đảng viên về vùng mỏ làm công nhân, sống gần gũi với thợ mỏ để tuyên truyền vận động giác ngộ họ, cùng họ tổ chức những cuộc đấu tranh.
Trước mắt là cuộc đấu tranh có tính chất kinh tế, đòi quyền lợi và tập dượt để phát triển thành cuộc đấu tranh chính trị chống chế độ thống trị cuả bọn thực dân Pháp, trong đó cuộc tổng bãi công vang dội của hơn 3 vạn thợ mỏ từ chiều ngày 12/11/1936 đã đánh dấu chặng đường trưởng thành của phong trào đấu tranh của công nhân mỏ.
Bóc đất đá chuẩn bị khai thác than tại mỏ than Na Dương, Thái Nguyên
Cuộc tổng bãi công được mở đầu tại vùng Cẩm phả. Đây là một trung tâm khai thác lớn của Công ty than Bắc kỳ, nơi tập trung đông công nhân nhất và cũng là nơi diễn ra nhiều mâu thuẫn gay gắt giữa thợ và bọn chủ mỏ. Cuộc tổng bãi công nổ ra tại đây có tác động mạnh mẽ toàn khu mỏ và lan rộng như một đám cháy lớn. Sau gần 10 ngày đấu tranh quyết liệt bất chấp mọi thủ đoạn lừa bịp và đàn áp dã man của địch. Cuộc bãi công đã thắng lợi vào 3 giờ chiều ngày 20/11/1936. Bọn chủ mỏ và cả bọn thống trị Pháp ra thông báo chấp nhận tất cả mọi yêu sách của cuộc bãi công.
Sau khi công nhân Cẩm Phả kết thúc cuộc bãi công thì ngày 22/11 đến ngày 24/11 tại các mỏ Mông Dương, Hòn Gai, Cửa Ông, Bãi Cháy... Công nhân mỏ cùng lần lượt nghỉ việc để hưởng ứng. Một sự kiện có ý nghĩa sâu sắc trong cuộc tổng bãi công lần này là mối quan hệ anh em gắn bó giữa những người thợ điện nhà máy điện Cọc 5 và công nhân mỏ vùng Hòn Gai - Cẩm Phả. Bất chấp sự ngăn cản của địch, công nhân nhà máy điện vẫn đòi nghỉ việc để hưởng ứng cuộc bãi công.
Trước ý chí và quyết tâm mạnh mẽ của công nhân mỏ nên sáng ngày 28/11/1936 công nhân mỏ vùng Hòn Gai, Mông Dương, Cửa Ông đã cùng giành được thắng lợi. Cuộc tổng bãi công đã toàn thắng trên một địa bàn rộng thu hút hơn 3 vạn người tham gia kéo dài gần 17 ngày căng thẳng, quyết liệt thể hiện ý chí sắt đá của những người thợ mỏ than Việt Nam.
Thắng lợi vang dội của cuộc tổng bãi công đã làm rung chuyển hệ thống cai trị của bọn thực dân xâm lược và tay sai, thúc đẩy mạnh mẽ phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân cả nước trong thời kỳ 1936- 1945. Đây là cái mốc quan trọng đánh dấu bước trưởng thành của đội ngũ công nhân ngành than về ý thức chính trị, trình độ giác ngộ và đấu tranh giai cấp dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông Dương nay là Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tám mươi tư năm đã đi qua nhưng chiến thắng của thế hệ những người thợ mỏ năm 1936 mãi mãi là niềm tự hào trong lịch sử và truyền thống của ngành than Việt Nam. Sự kiện đó như một chương mở đầu bản anh hùng ca của những người thợ mỏ được viết bằng xương máu, bằng tâm lực của các thế hệ thợ mỏ Việt Nam.
Để ghi lại mốc son lịch sử, ngày 4/11/1982 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) đã có quyết định số 292- CT chính thức công nhận ngày 12/11 hàng năm là ngày hội truyền thống của Ngành than trong cả nước. Sau ngày cách mạng thắng lợi, công nhân cán bộ ngành than đã vượt qua mọi khó khăn gian khổ để khai thác và cung cấp cho đất nước hàng trăm triệu tấn than làm giầu cho Tổ quốc. Phấn khởi và tự hào về truyền thống công nhân mỏ, tự hào về các thế hệ cha anh đi trước đã anh dũng hy sinh cho cách mạng, cho Tổ quốc tạo nên một thành quả vô giá cho thế hệ hôm nay...
Kỹ sư Nguyễn Quang Tình
Tin liên quan
Tin mới hơn

Định vị thương hiệu du lịch sen Hà Nội
10:44 | 10/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Gia Lai quyết liệt vận hành hiệu quả chính quyền hai cấp "gần dân, sát dân, vì dân"
09:44 | 10/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Kinh tế Việt Nam - Thăng trầm và đột phá: Góc nhìn xuyên suốt một hành trình đổi mới
09:44 | 10/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Ninh Bình: Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lễ hội truyền thống
13:57 | 09/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Giáo dục văn hóa truyền thống cho học sinh người dân tộc thiểu số
13:57 | 09/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Chủ tịch Hà Thị Tính được vinh danh “Doanh nghiệp Văn hóa UNESCO năm 2025”
09:11 | 09/07/2025 Văn hóa - Xã hội
Tin khác

Hướng dẫn thí sinh xác nhận nhập học vào lớp 10 năm học 2025 - 2026
08:44 | 08/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Vào hạ
09:17 | 07/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam
11:14 | 05/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam
11:14 | 05/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị
11:13 | 05/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Khi vũ điệu Chăm làm 'sống' lại không gian tháp cổ
14:07 | 02/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai mới, dấu mốc khởi đầu hành trình mới với một niềm tin lớn
11:01 | 02/07/2025 Văn hóa - Xã hội

“Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” - Lịch sử gần gũi từ những câu chuyện dân gian
09:18 | 01/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Nhà báo, nhạc sĩ, nhà thơ Đinh Văn Bình: “Không có giới hạn nào giữa báo chí, thơ ca và âm nhạc”
09:54 | 28/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Hơn 8.000 tình nguyện viên Thủ đô tiếp sức kỳ thi tốt nghiệp THPT
10:19 | 26/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Nhiệm kỳ 2021–2026, HĐND tỉnh Bình Định hoàn thành xuất sắc sứ mệnh vì dân
09:14 | 26/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Kỳ họp cuối của HĐND tỉnh Bình Định, khép lại một giai đoạn, mở ra thời cơ mới
09:15 | 25/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025: Chủ động thích ứng với những điểm mới
10:03 | 23/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định ngày đầu vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền 2 cấp thuận lợi
16:15 | 21/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Trường THCS Nguyễn Trường Tộ liên tục đạt thành tích xuất sắc
10:07 | 18/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Gia Lai: Từ đại ngàn hùng vĩ đến thiên đường biển xanh
20:20 Du lịch làng nghề

Gia Lai: Hợp tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực năng lượng tái tạo
20:20 Đào tạo nghề

“Mạch nghề” - Lan tỏa hình ảnh làng nghề trong thời đại số
20:17 Tin tức

Thuận An triển khai hiệu quả nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp
10:32 Khuyến nông

6 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản ước tăng trên 14%
10:30 Kinh tế