Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: Cách ly xã hội không phải phong tỏa đất nước
Theo nhận định, số ca mắc Covid-19 ở Việt đang tăng nhanh từng ngày và có nguy cơ cao lây nhiễm trong cộng đồng. Dự báo, dịch bệnh sẽ lây lan nhanh trên diện rộng, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe con người và kinh tế - xã hội của đất nước.
1. Cách ly toàn xã hội trong vòng 15 ngày kể từ 0h ngày 1/4 trên phạm vi toàn quốc.
2. Yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết.
3. Phải giữ khoảng cách tối thiểu 2 m khi giao tiếp.
4. Không tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tại nơi công cộng.
5. Cơ bản dừng hoạt động vận chuyển hành khách công cộng.
6. Hạn chế việc di chuyển giữa các địa bàn.
7. Tạm thời đóng cửa các cửa khẩu chính, cửa khẩu phụ dành cho người qua lại từ 0h ngày 1/4 trên tuyến biên giới với Lào và Campuchia.
8. Các cơ quan Nhà nước cho cán bộ làm việc tại nhà, thật sự cần thiết mới đến công sở.
9. Dừng thăm bệnh nhân tại các bệnh viện; yêu cầu kê khai y tế bắt buộc với bệnh nhân, người nhà, người chăm sóc bệnh nhân.
10. Thần tốc, cương quyết, dồn mọi nguồn lực và bằng mọi giải pháp xử lý triệt để các ổ dịch tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), quán bar Buddha (TP.HCM).
Người phát ngôn Chính phủ - Bộ trưởng Mai Tiến Dũng khẳng định "cách ly xã hội không phải phong tỏa đất nước". Ảnh: Duy Hiếu.
Cách ly xã hội không phải là phong tỏa
Chia sẻ với Zing.vn để lý giải rõ hơn các yêu cầu trong Chỉ thị vừa được Thủ tướng ban hành, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng - Người phát ngôn Chính phủ, khẳng định yêu cầu cách ly xã hội không phải là phong tỏa đất nước như một số quốc gia đã làm.
Tùy thuộc vào diễn biến của dịch bệnh, Chính phủ sẽ đưa ra các khuyến cáo, yêu cầu ở mức độ phù hợp. Dịch bệnh diễn biến phức tạp hơn, các yêu cầu, chỉ đạo sẽ ở cấp cao hơn. Nếu dịch vẫn tiếp tục diễn biến xấu, lây lan mạnh mẽ trong cộng đồng thì phải có sắc lệnh cao hơn và nghiêm ngặt hơn nữa. Nhưng muốn thực hiện hiệu quả các giải pháp đó, phải chuẩn bị và “đi từng bước”.
“Đây là những dự lệnh, những khuyến cáo, hạn chế, yêu cầu mà lãnh đạo Chính phủ đưa ra, chưa phải lệnh cấm”, Bộ trưởng Dũng giải thích và cho biết Chính phủ luôn chuẩn bị sẵn mọi phương án. Nếu thấy tình hình bùng phát sẽ báo cáo cấp có thẩm quyền, báo cáo lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
Theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, Chính phủ vẫn đồng ý cho nhà máy, phân xưởng hoạt động nhưng yêu cầu cán bộ văn phòng, cơ quan hành chính Nhà nước, doanh nghiệp có thể ứng dụng công nghệ thông tin làm việc tại nhà.
Ông Dũng cũng dẫn chứng ngay như Văn phòng Chính phủ hiện đã quyết định cho 50% cán bộ với khoảng hơn 300 người làm việc ở nhà. Nhưng người bắt buộc đến công sở cũng phải đảm bảo ngồi cách nhau 2 m, khi ăn mỗi người một bàn.
Lần này, Chính phủ giao trách nhiệm cho người đứng đầu đơn vị để giám sát và xử lý. Nếu thủ trưởng cơ quan để cho đơn vị mình có người bị lây nhiễm Covid-19 do thả lỏng quản lý, để cán bộ đi tụ tập thì người đứng đầu đó phải chịu trách nhiệm.
Bởi với những nhà máy, công xưởng có hàng chục nghìn lao động, chỉ cần lơi lỏng, không kiểm sát tốt, để xảy ra 1 trường hợp lây nhiễm cũng phải đóng cửa ngay lập tức, tránh lây nhiễm chéo và lây lan ra cộng đồng.
Người phát ngôn Chính phủ cho biết cấp trên trực tiếp quản lý sẽ giám sát, xử lý người đứng đầu cấp dưới trong việc thực hiện các yêu cầu này.
Bỏ qua "thời cơ vàng" sẽ rất phức tạp, khó khăn
Dù những ngày qua Chính phủ và các bộ ngành liên tiếp đưa ra khuyến cáo về việc không tập trung đông người, ở một số địa phương, như Nha Trang vẫn còn tình trạng hàng nghìn người tập trung tắm biển bất chấp diễn biến phức tạp của dịch. Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết lãnh đạo địa phương phải chịu trách nhiệm về việc này. Trước mắt, Chính phủ sẽ có nhắc nhở và chấn chỉnh ngay.
Bất chấp diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, hàng nghìn người vẫn tập trung tắm biển ở Nha Trang. Ảnh: An Bình.
Lý giải vì sao chưa ban hành lệnh phong tỏa khi dịch đang diễn biến phức tạp, ông Dũng nhấn mạnh Chính phủ vẫn đang kiểm soát được tình hình, vì vậy, vẫn cần phải đảm bảo các vấn đề về sinh hoạt, về sản xuất, về kinh tế xã hội. Khi kiểm soát được thì không nên đóng cửa ngay lập tức, vì thực chất có những tỉnh chưa có dịch, hoặc có nhưng họ đã khoanh vùng và kiểm soát được rồi.
Về quyết định tạm đóng cửa biên giới Lào, Campuchia, người phát ngôn Chính phủ nhận định do tình hình bên đó phức tạp hơn, người Việt Nam ở các nước này đang có xu hướng về nước, đường hàng không đã cấm nên họ về bằng đường bộ qua biên giới. Vì vậy, cần có giải pháp mạnh mẽ ở đây để có thể kiểm soát tốt tình hình.
Với yêu cầu không tụ tập trên 2 người ngoài công sở, bệnh viện, trường học và các nơi công cộng, theo ông Dũng, đó là thông điệp mạnh mẽ hơn so với cách đây 4 ngày khi yêu cầu không tụ tập trên 10 người. Điều này truyền đi thông điệp rằng mong mọi người dân nên ở nhà trong giai đoạn cao điểm, hạn chế đi ra ngoài, tụ tập đông người vì tình hình bây giờ đã khác 4 ngày trước.
“Nếu bỏ qua cơ hội này là mất thời cơ vàng, lúc đó tình hình sẽ phức tạp và khó khăn hơn rất nhiều. Chính phủ hiểu rằng với những yêu cầu nêu trên, người dân, doanh nghiệp có thể sẽ khó khăn hoặc cảm thấy không thoải mái, nhưng mong tất cả chấp hành. Vì chống dịch phải có sự đồng thuận của tất cả các cấp từ Trung ương đến địa phương và đặc biệt có sự đồng thuận, chung sức của người dân”, Người phát ngôn Chính phủ chia sẻ.
Theo Zing
Tin liên quan
Tin mới hơn

“Mạch nghề” - Lan tỏa hình ảnh làng nghề trong thời đại số
20:17 | 14/07/2025 Tin tức

Dịch tả heo châu Phi bùng phát ở Quảng Ngãi
10:26 | 14/07/2025 Tin tức

Giữ lửa nghề truyền thống guốc mộc Yên Xá
10:02 | 14/07/2025 Tin tức

Xã Vật Lại TP Hà Nội công bố các Quyết định tiếp nhận thành lập các tổ chức thuộc Đảng bộ xã và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025
09:42 | 14/07/2025 Tin tức

Hiệp Hội Làng nghề TP Hải Phòng trao tặng danh hiệu Nghệ nhân - Bàn tay vàng Làng nghề năm 2025.
21:55 | 12/07/2025 Tin tức

Truyền cảm hứng cộng đồng, XinTravel Hub giới thiệu tour du lịch cùng thần tượng
11:41 | 12/07/2025 Tin tức
Tin khác

Triển lãm Liên hoan du lịch, ẩm thực, làng nghề Vĩnh Phúc năm 2025
11:57 | 11/07/2025 Tin tức

Hà Nội lần đầu đăng cai tổ chức Festival làng nghề quốc tế năm 2025
11:56 | 11/07/2025 Tin tức

Hà Nội lắp đặt, huy động 284 màn hình LED phục vụ lễ kỷ niệm Quốc khánh 2-9
10:36 | 10/07/2025 Tin tức

Thanh Hóa: Hiệu quả từ các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững
09:45 | 10/07/2025 Tin tức

Ninh Bình: Công nhận làng nghề trồng hoa đào
13:57 | 09/07/2025 Tin tức

Thanh Hóa: Bà Phạm Thị Thanh Thủy giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy
13:56 | 09/07/2025 Tin tức

Bún bò Huế được công nhận Di sản quốc gia
14:34 | 08/07/2025 Tin tức

Tọa đàm “Pháp lý nền tảng bảo vệ thương hiệu nông sản, làng nghề xanh” lần I/2025
14:00 | 08/07/2025 Tin tức

Tổng Bí thư Tô Lâm: Kịp thời phát hiện, xử lý các sai phạm liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy
08:50 | 08/07/2025 Tin tức

Phê duyệt Đề án tổ chức Triển lãm thành tựu đất nước nhân 80 năm Ngày Quốc khánh
08:47 | 08/07/2025 Tin tức

Sáng nay (8/7), khai mạc kỳ họp thứ 25 HĐND thành phố Hà Nội
08:41 | 08/07/2025 Tin tức

Vương quốc Anh và ASEAN khởi động Chương trình Hợp tác An ninh Y tế
08:32 | 08/07/2025 Tin tức

Hai làng nghề được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
09:19 | 07/07/2025 Tin tức

Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 từ ngày 1/7
09:18 | 07/07/2025 Tin tức

Hiến pháp sửa đổi năm 2025: Nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước
11:12 | 05/07/2025 Tin tức

Gia Lai: Từ đại ngàn hùng vĩ đến thiên đường biển xanh
20:20 Du lịch làng nghề

Gia Lai: Hợp tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực năng lượng tái tạo
20:20 Đào tạo nghề

“Mạch nghề” - Lan tỏa hình ảnh làng nghề trong thời đại số
20:17 Tin tức

Thuận An triển khai hiệu quả nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp
10:32 Khuyến nông

6 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản ước tăng trên 14%
10:30 Kinh tế