“Đòn bẩy” cho sản phẩm đạt chứng nhận sinh thái công bằng

LNV - Sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm hữu cơ là xu hướng chung của các nước trên thế giới và Việt Nam cũng không phải ngoại lệ. Tuy nhiên, hiện nay, vấn đề “Nông nghiệp sinh thái và thương mại công bằng” chưa được nhiều doanh nghiệp Việt Nam áp dụng. Cần chính sách đủ mạnh để thúc đẩy hoạt động này tại Việt Nam nhằm tận dụng lợi thế từ các FTA đã triển khai, đồng thời hướng tới nông nghiệp bền vững.
Doanh nghiệp chưa mặn mà đến nông nghiệp sinh thái

Tại buổi đối thoại Chính sách trực tuyến về xúc tiến cung và cầu cho các sản phẩm nông sản sinh thái – công bằng do Viện Nghiên cứu và Phát triển ngành nghề nông thôn Việt Nam (VIRI) và các đơn vị tổ chức ngày 21/12, ông Đặng Phúc Nguyên – Chủ tịch Hiệp hội Rau quả Việt Nam (VINAFRUIT) chỉ rõ, thời gian gần đây “Nông nghiệp Sinh thái và Thương mại công bằng” đang nổi lên như một chiến lược phát triển nông nghiệp đầy hứa hẹn ở nhiều quốc gia, thậm chí có thể hiểu đã trở thành một tiêu chuẩn cần có trong nông sản hàng hóa.

Bên cạnh đó, Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) đã vận hành từ ngày 1/8/2020 có hẳn điều khoản khẳng định và thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm sinh thái - công bằng, là thể hiện sự quan tâm của các nước về môi trường.

Sản phẩm sinh thái công bằng nhận được sự quan tâm của người tiêu dùng


“Tuy nhiên trong năm đầu tiên vận hành EVFTA, vấn đề “Nông nghiệp sinh thái và thương mại công bằng” chưa được nhiều doanh nghiệp áp dụng, vô tình bỏ quên lợi thế tiêu thụ sản phẩm nhiều hơn tại thị trường EU và một số thị trường khác” – ông Đặng Phúc Nguyên chỉ rõ. Đồng thời nêu nguyên nhân có thể là do còn mới quá, doanh nghiệp chưa kịp nhận ra sự cần thiết và lợi ích việc hàng hóa có Chứng nhận sinh thái - công bằng.

Không ít doanh nghiệp giữ nếp làm ăn cũ, cho rằng chỉ cần phấn đấu có Chứng nhận GlobalGAP hoặc VietGAP để hàng hóa có thể vào châu Âu, có VietGAP để xuất khẩu sang Mỹ, Nhật Bản, Úc, Hàn Quốc. Nhiều doanh nghiệp còn cho biết “chỉ cần hàng đẹp là xuất sang thị trường Trung Quốc được” trong khi Trung Quốc đang từng bước xiết chặt tiêu chuẩn nhập khẩu nông sản theo hướng quản lý Chứng nhận. Các chuyên gia cho biết nhu cầu của người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm đã được bổ sung nhiều yếu tố hơn, trong đó bao gồm nhu cầu nông sản được sản xuất trong môi trường Sinh thái bền vững và thương mại công bằng.

Chia sẻ về những cơ chế chính sách của Nhà nước, TSKH. Hà Phúc Mịch – Chủ tịch Hiệp hội nông nghiệp hữu cơ Việt Nam cho hay, năm 2017 là bước ngoặt mốc son quan trọng cho sự vận động chính sách nông nghiệp hữu cơ. Đảng ta có chủ trương “… Đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; Tập trung ưu tiên phát triển nông nghiệp với các sản phẩm sạch, thân thiện với môi trường, nông nghiệp hữu cơ, có năng suất cao giá trị lớn…” và “… Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện chính sách pháp luật khuyến khích phát triển nền nông nghiệp hữu cơ…”.

Từ những chủ trương chỉ đạo của Đảng, ngày 29/8/2018 Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành nghị định 109/2018/NĐ-CP về nông nghiệp hữu cơ và Bộ trưởng bộ Khoa học và công nghệ công bố tiêu chuẩn quốc gia TCVN:11041(2017). Trong Nghị định 109/2018/NĐ-CP đã quyết định rất nhiều nội dung chính sách ưu tiên cho phát triển nông nghiệp hữu cơ và chính sách đặc thù hỗ trợ (Điều 16 và 17 của Nghị định).

Nhằm tổ chức thực hiện có hiệu quả chủ trương và chính sách về nông nghiệp hữu cơ đã ban hành, ngày 23/6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định phê duyệt đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020-2030. Mục tiêu tổng quát của đề án là phát triển nông nghiệp hữu cơ có giá trị tăng cao, bền vững, thân thiện với môi trường sinh thái… Đồng thời, Việt Nam trở thành quốc gia có trình độ sản xuất nông nghiệp hữu cơ ngang bằng các nước tiên tiến trên thế giới. Cụ thể một số chỉ tiêu như: Tổng diện tích đất nông nghiệp hữu cơ, tỷ lệ sản phẩm chăn nuôi, diện tích nuôi trồng thủy sản đạt tỷ lệ 3% so với tổng diện tích đất nông nghiệp, tổng sản phẩm chăn nuôi và tổng diện tích nuôi trồng thủy sản…

“Đó là những chính sách đầu tiên nhất cho sự phát triển nền nông nghiệp hữu cơ Việt Nam. Do vậy, chưa có chính sách tiền tệ, chưa tổng kết kinh nghiệm thực tiễn và cũng không có thời gian khảo sát một cách khoa học, khách quan các mô hình trong nước, quốc tế. Nhưng nếu tổ chức thực hiện tốt, có hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời chỉ đạo thành công các mục tiêu chủ yếu của Đề án thì đến năm 2030 tổng sản phẩm giá trị hữu cơ sẽ đạt khoảng 6 đến 10 tỷ USD, giá trị sản phẩm trên 1 ha đất sẽ tăng gần gấp đôi so với giá trị hiện nay. Tiềm năng thế mạnh các vùng miền, địa phương được phát huy; nhất là những địa phương còn nhiều vùng đất không bị ô nhiễm bởi thuốc trừ sâu, phân bón hóa học” – TSKH Hà Phúc Mịch nhận định.

“Đòn bẩy” cho nông nghiệp sinh thái

Nhằm phát triển nông nghiệp sinh thái tại Việt Nam, theo các Hiệp hội, chuyên gia, cần các chính sách đủ mạnh cho ngành nghề này.

Theo đó, TSKH Hà Phúc Mịch cho rằng, ở tầm vĩ mô, các Bộ NN&PTNT, Bộ KH&CN, Bộ Tư pháp cần thiết có tổng kết, đánh giá các chính sách đã ban hành như: tiêu chuẩn quốc gia (TCVN:11041 -2017/2018); Nghị định 109/2018/NĐ-CP nhằm chỉnh sửa, bổ sung những vấn đề mới phát sinh từ thực tiễn và còn bất cập, chưa đầy đủ cho tổ chức thực hiện. Vào thời điểm sau 5 năm thực hiện (2023 và 2028). “Vào thời điểm thích hợp Nhà nước ta có thể ban hành các văn bản quy phạm pháp luật cao hơn như pháp lệnh hoặc Luật về nông nghiệp hữu cơ. Việt Nam có thể tham khảo kinh nghiệm hiện nay của các nước Liên minh châu Âu, Mỹ về vấn đề này” – TSKH Hà Phúc Mịch nhấn mạnh.

Bên cạnh hành lang pháp lý, cần quan tâm đào tạo nguồn nhân lực. Đồng thời, ban hành chính sách ưu tiên, khuyến khích cho các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất vật tư đầu vào phục vụ phát triển nông nghiệp hữu cơ (giống, phân bón, thức ăn gia súc, thủy sản, thuốc bảo vệ thực vật, thú y …)

Đồng thời, xây dựng chính sách có quan điểm hướng đến số đông hiện nay tham gia sản xuất nông nghiệp hữu cơ là nông dân, các nông hộ, gia trại. Đây là những đối tượng yếu thế cần quan tâm ưu tiên, ngoài mục tiêu kinh tế nông nghiệp hữu cơ còn đóng góp cho chính sách an sinh xã hội.

Ông Đặng Phúc Nguyên cũng cho rằng, để thúc đẩy nông nghiệp sinh thái ở Việt Nam, cần tập trung tăng cường thông tin trong các Viện, Trường nông nghiệp, các Hiệp hội ngành hàng, Chợ đầu mối nông sản, doanh nghiệp và truyền thông đại chúng về EVFTA, cơ hội thuận lợi và lợi ích xuất khẩu nông sản vào châu Âu. Song song với đó, tăng cường thông tin về tổ chức thực hiện “Nông nghiệp Sinh thái và Thương mại công bằng” trên nền tảng sản xuất G.A.P, Chứng nhận Sinh thái - công bằng chỉ được cấp cho sản phẩm thực hiện đầy đủ nội dung của bộ tiêu chuẩn về khía cạnh môi trường và xã hội bền vững.

Ngoài ra, tổ chức đưa “Nông nghiệp Sinh thái và Thương mại công bằng” vào xã hội thông qua các dự án tổ chức và khuyến khích thực hành sinh thái - công bằng, tăng cường áp dụng các công nghệ mới thân thiện môi trường, phát triển và đa dạng hóa sản xuất các sản phẩm sinh thái - công bằng, thúc đẩy tiêu dùng bền vững. Nâng cao năng lực của các tổ chức trung gian để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng bền vững thông qua kỹ thuật số, nền tảng điện tử, IoT. Gia tăng thị phần của các sản phẩm áp dụng công nghệ, thiết kế Sinh thái - công bằng ở châu Âu và các khu vực thị trường khác. Nâng cao năng lực tiếp cận tài chính Xanh cho các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ; Tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất, chế biến và tiêu dùng bền vững thông qua dự án kêu gọi thực hiện chính sách sản xuất và tiêu dùng bền vững và đối thoại chính sách về Sinh thái - công bằng.

Riêng đối với ngành chăn nuôi, Hội Chăn nuôi Việt Nam kiến nghị Bộ Công Thương tiếp tục tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động lưu thông và bình ổn thị trường sản phẩm chăn nuôi phù hợp nhằm khuyến khích sản xuất chăn nuôi trong nước phát triển; Mở rộng hệ thống cửa hàng, siêu thị thực phẩm mát trên thị trường, ngay cả ở các vùng nông thôn.

Tiếp tục đàm phán mở cửa thị trường xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi, trong đó chú ý đến các sản phẩm thịt gia cầm đã qua xử lý nhiệt. Đàm phán với các nước xuất khẩu lớn (Mỹ, Brazin, Achentina, Ấn Độ, Australia, Nga, Ucraina...) có chính sách, điều kiện thương mại ưu đãi cho xuất khẩu mặt hàng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, thủy sản vào Việt Nam, vì hiện nay nước ta đang nhập siêu về nhóm mặt hàng này (trung bình khoảng 6-6,5 tỷ USD/năm).

Bài, ảnh: Phương Lan

Tin liên quan

Tin mới hơn

Khai mạc Tuần lễ Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024

Khai mạc Tuần lễ Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024

LNV - Sáng ngày 16/4, Cục XTTM tổ chức thành công Lễ khai mạc Tuần lễ THQG 2024 và Diễn đàn quốc tế THQG Việt Nam 2024 theo hình thức hybrid (kết hợp trực tiếp và trực tuyến) tại Hà Nội, cùng với hoạt động bên lề là Triển lãm ảnh thành tựu THQG Việt Nam.
Ấn tượng  “Ngày hội văn hóa, du lịch Sa Pa tại Hà Nội”

Ấn tượng “Ngày hội văn hóa, du lịch Sa Pa tại Hà Nội”

LNV - Diễn ra trong 3 ngày cuối tuần (từ 5-7/4/2024), "Ngày hội văn hóa - du lịch Sa Pa tại Hà Nội" năm 2024 do UBND thị xã Sa Pa tổ chức đã chính thức khai mạc chiều 5/4 tại Vườn hoa Lý Thái Tổ (Hoàn Kiếm, Hà Nội), giới thiệu với du khách vẻ đẹp văn hóa đặc trưng của Sa Pa thông qua chuỗi các hoạt động, sự kiện đặc sắc.
Hà Nội: Hợp tác xã Đức Anh có 60 gian hàng tham gia “Chương trình xúc tiến thương mại, tuần văn hoá thiết kế sáng tạo quận Hoàng Mai năm 2023”

Hà Nội: Hợp tác xã Đức Anh có 60 gian hàng tham gia “Chương trình xúc tiến thương mại, tuần văn hoá thiết kế sáng tạo quận Hoàng Mai năm 2023”

LNV - Nhân dịp kỷ niệm 20 năm thành lập quận Hoàng Mai (25/11/2003-25/11/2023), UBND quận Hoàng Mai tổ chức “Chương trình xúc tiến thương mại, tuần văn hoá thiết kế sáng tạo quận Hoàng Mai năm 2023”. Được sự đồng ý cho phép của UBND quận, nhân dịp này, Hợp tác xã Đức Anh (Hà Nội) đã tổ chức trưng bày 60 gian hàng sinh vật cảnh, hàng thủ công mỹ nghệ tại Chương trình.
Sắp diễn ra “Hội chợ xúc tiến thương mại nông nghiệp, sản phẩm OCOP Hà Nội 2023”

Sắp diễn ra “Hội chợ xúc tiến thương mại nông nghiệp, sản phẩm OCOP Hà Nội 2023”

LNV - Từ 21-24/12, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức “Hội chợ xúc tiến thương mại nông nghiệp, sản phẩm OCOP Hà Nội 2023”, tại Trung tâm Thương mại AEON MALL quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng.
Thái Bình: Đưa hội chợ sản phẩm OCOP vào lễ hội chùa Keo

Thái Bình: Đưa hội chợ sản phẩm OCOP vào lễ hội chùa Keo

OVN - Hằng năm, tại Di tích Quốc gia đặc biệt chùa Keo (xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) diễn ra 2 lễ hội. Đó là lễ hội mùa Xuân (ngày mồng 4 tháng Giêng Âm lịch) và lễ hội mùa Thu (tháng Chín Âm lịch). Tại Lễ hội chùa Keo mùa Thu 2023 tới đây, UBND huyện Vũ Thư (tỉnh Thái Bình) sẽ kết hợp tổ chức hội chợ quảng bá sản phẩm OCOP.
Hà Nội: Đưa sản phẩm OCOP, làng nghề, nông sản thực phẩm an toàn tới khách hàng thủ đô

Hà Nội: Đưa sản phẩm OCOP, làng nghề, nông sản thực phẩm an toàn tới khách hàng thủ đô

LNV - Ngày 28/9, tại quận Hà Đông, Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội tổ chức khai mạc “Tuần hàng tư vấn, giới thiệu và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề, nông sản thực phẩm an toàn năm 2023”.

Tin khác

Tăng cường xúc tiến thương mại cho các sản phẩm làng nghề ở Thủ đô

Tăng cường xúc tiến thương mại cho các sản phẩm làng nghề ở Thủ đô

LNV - Trong những tháng cuối năm 2023, Thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục triển khai các chương trình xúc tiến thương mại, kích cầu tiêu dùng nông sản Việt Nam, góp phần hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.
Hội chợ Quốc tế đồ gỗ và mỹ nghệ  Việt Nam - ASEAN lần 1

Hội chợ Quốc tế đồ gỗ và mỹ nghệ Việt Nam - ASEAN lần 1

LNV - Theo Tổng Giám đốc Công ty CP TCMN Gỗ Liên Minh, mặc dù được tổ chức lần đầu, nhưng Hội chợ Quốc tế đồ gỗ và mỹ nghệ Việt Nam - ASEAN lần 1 (VIFA ASEAN 2023) thu hút gần 200 doanh nghiệp tham gia với 600 gian hàng trưng bày và hơn 2.000 khách quốc tế đăng ký tham quan. Hội chợ diễn ra từ ngày 29-8 đến 1-9-2023, tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC) quận 7, TP. Hồ Chí Minh.
Chợ phiên OCOP Sơn La: Về miền nông sản

Chợ phiên OCOP Sơn La: Về miền nông sản

OVN - Nhằm xúc tiến thương mại và nâng cao năng lực số của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại địa phương, Sơn La tổ chức Chợ phiên OCOP - Sơn La: Về miền nông sản.
Thương mại điện tử đưa sản phẩm làng nghề truyền thống Hà Nội vươn xa

Thương mại điện tử đưa sản phẩm làng nghề truyền thống Hà Nội vươn xa

LNV - Trong xu thế hội nhập quốc tế, thương mại điện tử (TMĐT) là kênh quảng bá hiệu quả, đưa các sản phẩm làng nghề truyền thống Hà Nội vươn ra thị trường.
Chuyển đổi số nâng tầm sản phẩm OCOP Phú Thọ

Chuyển đổi số nâng tầm sản phẩm OCOP Phú Thọ

LNV - Ngày 22/7/2023, Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN-PTNT) cùng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ, MCN Kolin tổ chức chương trình tập huấn livestream bán hàng cho các chủ thể OCOP Phú Thọ với mục tiêu xúc tiến thương mại và nâng cao năng lực số của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại địa phương.
Khai thác tiềm năng kinh tế số trong xúc tiến quảng bá sản phẩm OCOP

Khai thác tiềm năng kinh tế số trong xúc tiến quảng bá sản phẩm OCOP

LNV - Chiều 20/5, tại Nhà văn hoá tỉnh Bắc Kạn, T.Ư Đoàn và Tỉnh Đoàn Bắc Kạn tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số trong truyền thông quảng bá sản phẩm OCOP của thanh niên với chủ đề “Khai thác tiềm năng kinh tế số trong xúc tiến quảng bá sản phẩm OCOP”.
Lễ hội Xoài Đồng Tháp

Lễ hội Xoài Đồng Tháp

LNV - Chiều 12-4, tỉnh Đồng Tháp họp báo công bố Lễ hội xoài năm 2023 với chủ đề: “Xoài Đồng Tháp - nâng tầm vị thế”, điểm nhấn của lễ hội là ứng dụng chuyển đổi số, tháo gỡ khó khăn cho nông dân. Lễ hội xoài Đồng Tháp 2023 được tổ chức với quy mô cấp tỉnh, chủ đề “Xoài Đồng Tháp - Nâng tầm vị thế”, diễn ra từ ngày 28-4 đến 1-5, tại quảng trường công viên Văn Miếu, phường 1, TP Cao Lãnh.
Thủ công mỹ nghệ Việt Nam được Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn xúc tiến tại MIDA 2023 (Italia)

Thủ công mỹ nghệ Việt Nam được Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn xúc tiến tại MIDA 2023 (Italia)

LNV - Khu gian hàng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với các mặt hàng thủ công mỹ nghệ tiêu biểu độc đáo của Việt Nam, là điểm nhấn thu hút đối với khách tham quan và đối tác ngay trong ngày đầu khai mạc Hội chợ thủ công mỹ nghệ quốc tế MIDA 2023 (25/4).
Nâng cao hiệu quả xuất khẩu hàng hóa khi liên kết doanh nghiệp Việt Nam với hệ thống phân phối nước ngoài

Nâng cao hiệu quả xuất khẩu hàng hóa khi liên kết doanh nghiệp Việt Nam với hệ thống phân phối nước ngoài

LNV - Nâng cao hiệu quả xuất khẩu hàng hóa khi liên kết doanh nghiệp Việt Nam với hệ thống phân phối nước ngoài Việc thúc đẩy doanh nghiệp Việt tham gia trực tiếp mạng phân phối nước ngoài góp phần đưa các sản phẩm chất lượng cao của Việt Nam tới tay hàng triệu người tiêu dùng thông qua hệ thống phân phối trải khắp trên toàn thế giới.
Thừa Thiên Huế: Thương mại điện tử đưa sản phẩm làng nghề truyền thống vươn xa

Thừa Thiên Huế: Thương mại điện tử đưa sản phẩm làng nghề truyền thống vươn xa

LNV - Với sự phát triển của công nghệ số, các làng nghề truyền thống của Thừa Thiên Huế có nhiều cơ hội để tiêu thụ sản phẩm thông qua thị trường thương mại điện tử.
Kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP giữa Quảng Ninh và TP Cần Thơ

Kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP giữa Quảng Ninh và TP Cần Thơ

LNV - Ngày 6/4, Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh và Sở Công Thương TP Cần Thơ tổ chức hội nghị trực tuyến kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP, nông sản giữa tỉnh Quảng Ninh và TP Cần Thơ.
Thúc đẩy doanh nghiệp và HTX tỉnh Sơn La phát triển thương mại điện tử

Thúc đẩy doanh nghiệp và HTX tỉnh Sơn La phát triển thương mại điện tử

LNV - Ngày 4/4, tại tỉnh Sơn La, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số phối hợp với UBND thành phố Sơn La, Sở Công Thương tỉnh Sơn La, tổ chức chuỗi Hội nghị tập huấn về thương mại điện tử cho các doanh nghiệp sản xuất, hợp tác xã nhằm nâng cao nhận thức về chuyển đổi số trong nông nghiệp, nông thôn, hiểu hơn về kỹ năng số và các sàn thương mại điện tử (TMĐT).
Khai mạc Tuần lễ sản phẩm Thái Lan 2023 tại Quảng Ninh

Khai mạc Tuần lễ sản phẩm Thái Lan 2023 tại Quảng Ninh

LNV - Ngày 16/3, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh, Cục xúc tiến thương mại quốc tế Thái Lan đã tổ chức lễ khai mạc
Thái Bình: Chương trình OCOP nâng cao giá trị sản phẩm

Thái Bình: Chương trình OCOP nâng cao giá trị sản phẩm

LNV - Nhờ xác định đúng thế mạnh, đặc sản bánh cáy Thái Bình có sự phát triển mạnh mẽ. Không chỉ được chứng nhận là sản phẩm OCOP mà còn ngày càng tăng cao giá trị.
FTA: “Chìa khóa” cho xuất khẩu hàng hóa năm 2023

FTA: “Chìa khóa” cho xuất khẩu hàng hóa năm 2023

LNV - Trong vô vàn những khó khăn ở hầu khắp các thị trường, các hiệp định thương mại tự do (FTA) được kỳ vọng sẽ là chìa khóa để hoạt động xuất khẩu duy trì tăng trưởng trong năm 2023.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Nghề đan lát tre nứa thành sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo

Nghề đan lát tre nứa thành sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo

LNV - Dưới đôi bàn tay khéo léo, kỳ công và sáng tạo của các nghệ nhân ở làng nghề đan lát Đỗ Xuyên tre nứa đã trở thành những tác phẩm thủ công mỹ nghệ vô cùng độc đáo, đặc sắc gắn liền với miền quê Đất Tổ.
Tướng Hoàng Đan kể về buổi chiều 30/4/1975

Tướng Hoàng Đan kể về buổi chiều 30/4/1975

LNV - Kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024)
Đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng, người con ưu tú của dân tộc Việt Nam

Đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng, người con ưu tú của dân tộc Việt Nam

LNV - Vừa qua, tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức Hội thảo khoa học chủ đề “Tổng Bí thư Trần Phú - Chiến sĩ cộng sản kiên trung, bất khuất, người con ưu tú của dân tộc Việt Nam”. Nhân dịp kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024).
Thanh Hóa: Tăng cường công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng trong dịp Lễ 30/4, 01/5 và 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Thanh Hóa: Tăng cường công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng trong dịp Lễ 30/4, 01/5 và 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

LNV – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Mai Xuân Liêm vừa ký Công văn số 5653/UBND-CNTT về việc tăng cường công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng trong dịp Lễ 30/4, 01/5 và 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự phiên khai mạc Diễn đàn Tương lai ASEAN

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự phiên khai mạc Diễn đàn Tương lai ASEAN

LNV - Sáng 23/4, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và phát biểu tại phiên khai mạc Diễn đàn Tương lai ASEAN với chủ đề "Xây dựng Cộng đồng ASEAN phát triển nhanh, bền vững, lấy người dân làm trung tâm".
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
vf
ban-qlda-dau-tu-xay-dung-huyen-quan-son
the-92-coffee
cong-ty-tnhh-xay-dung-va-thuong-mai-duy-thang
cong-ty-tnhh-xay-dung-manh-truong-son
cong-ty-co-phan-tan-phong
dang-uy-ubnd-mttq-huyen-yen-thanh-nghe-an
cong-ty-tnhh-mtv-tan-anh
chao-mung-70-nam-chien-thang-dbp-49-nam-ngay-giai-phong-mien-nam-138-nam-ngay-qtld
Giao diện di động