Xây dựng nông thôn mới ở những vùng đất khó
Vốn là những địa phương có xuất phát điểm thấp, nhưng nhờ vào sự tham gia của các cấp chính quyền, sự đồng lòng ủng hộ của người dân và linh hoạt trong cách làm... nên tỉnh Yên Bái, Đắk Lắk đã đạt được những thành công bước đầu trong xây dựng NTM...
Sáng tạo trong xây dựng nông thôn mới
Để thành công trong xây dựng NTM, tỉnh Yên Bái đã "giao nhiệm vụ, khoán chỉ tiêu” đến từng cấp ủy, chính quyền, đoàn thể. Tỉnh ủy đã phân công nhiệm vụ giúp đỡ các huyện đến các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; phân công giúp đỡ các xã đến các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, trưởng các ngành; thực hiện giao nhiệm vụ hỗ trợ, giúp đỡ cho các xã vùng 3 đến các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh. Đồng thời, giao chỉ tiêu thoát nghèo từ 15 đến 30 hộ/năm cho các sở, ban ngành, đoàn thể cấp tỉnh; đưa nội dung giúp đỡ thoát nghèo vào chấm điểm thực hiện Chương trình hành động của Tỉnh ủy, qua đó thưởng trực tiếp cho đơn vị và địa phương hàng năm.
![]() |
Thành phố Yên Bái chụp từ trên cao. |
Kết quả của những cách làm sáng tạo nói trên, đến nay Yên Bái có 130/150 xã được công nhận đạt chuẩn NTM, 17 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 3 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; huyện Trấn Yên là huyện đầu tiên của khu vực Tây Bắc được công nhận đạt chuẩn NTM.
Phân công nhiệm vụ, gắn trách nhiệm xây dựng NTM cho từng cá nhân, đơn vị, đặc biệt, phát huy tối đa xã hội hóa trong xây dựng NTM, cũng được tỉnh Đắk Lắk triển khai, theo Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk, Y Giang Gry Niê Knơng, là tỉnh miền núi chậm phát triển nên thời điểm năm 2011 khi triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, Đắk Lắk gặp nhiều khó khăn do xuất phát điểm thấp.
Trong xây dựng NTM, Đắk Lắk chú trọng tuyên truyền vận động, phát huy dân chủ để toàn dân chung sức, đồng lòng, huy động sự đóng góp của nhân dân trong thực hiện từng tiêu chí. Nhờ vậy, tính đến đầu năm 2023, tỉnh đã huy động được hơn 49 nghìn tỷ đồng đầu tư cho xây dựng NTM; trong đó, ngân sách Trung ương và địa phương hơn 3,76 nghìn tỷ đồng, vốn tín dụng hơn 23,4 nghìn tỷ đồng, vốn đóng góp của cộng đồng dân cư 3,1 nghìn tỷ đồng và vốn huy động từ chương trình, dự án khác hơn 18,9 nghìn tỷ đồng. Từ các nguồn vốn trên, các cấp, các ngành và các địa phương trong tỉnh đã đầu tư thực hiện các nội dung xây dựng NTM đề ra một cách sáng tạo, thiết thực, phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương nhằm làm thay đổi nhận thức của người dân, từ chỗ số đông còn tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào đầu tư của Nhà nước đã chuyển sang chủ động, tích cực tham gia xây dựng NTM. Nhờ đó, cơ sở hạ tầng nông thôn trong tỉnh ngày càng hoàn thiện, cuộc sống của nhân dân và bộ mặt nông thôn theo hướng văn minh, hiện đại, nhất là các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
![]() |
Xây dựng nông thôn mới gắn với bảo tồn văn hóa của đồng bào Ê đê ở xã Ea Tul, huyện Cư Mgar, tỉnh Đắk Lắk . |
Hay tại Cao Bằng, qua 12 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, bộ mặt nông thôn của tỉnh đã có nhiều khởi sắc. Cuộc sống vật chất tinh thần của người dân ở khu vực nông thôn được cải thiện và nâng cao. Đến nay, toàn tỉnh duy trì 17 xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM, chiếm 12,2% trên tổng số xã trên địa bàn tỉnh. Có 8 xã đạt từ 15-18 tiêu chí, 46 xã đạt từ 10-14 tiêu chí, 64 xã đạt từ 5-9 tiêu chí và có 4 xã dưới 5 tiêu chí. Bình quân tiêu chí toàn tỉnh là 10,6 tiêu chí/xã, đạt 81,5% so với kế hoạch năm 2023. Ước đến ngày 31/12/2023, bình quân tiêu chí toàn tỉnh là 10,9 tiêu chí/xã, đạt 83,8% kế hoạch. Tỉnh đặt ra mục tiêu đến hết năm 2025 có 02 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn NTM và thành phố Cao Bằng hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM; 50% xã trở lên đạt chuẩn NTM.
Tăng nguồn lực cho xây dựng NTM
Ở xã Khánh Thiện, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái, sau 10 năm, đã huy động được hơn 109 tỷ đồng từ các nguồn để xây dựng NTM. Trong đó, vốn ngân sách nhà nước hơn 73 tỷ đồng, vốn nhân dân đóng góp hơn 9 tỷ đồng và 27 tỷ đồng từ nguồn vốn vay tín dụng. Để mở rộng giao thông nông thôn, người dân tự nguyện hiến hơn 5.000 m² đất; phá bỏ hàng nghìn cây ăn quả lâu năm, tháo dỡ, phá bỏ hơn 70 m tường rào, tham gia hàng nghìn ngày công lao động, góp phần mang lại diện mạo mới cho địa phương.
![]() |
Lớp mầm non thôn Khuôn Bổ, xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên vui chơi trong môi trường khang trang hơn từ việc xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu. |
Bà Hoàng Thị Hiên, dân tộc Tày, thôn Co chia sẻ, nhờ sự quan tâm của Đảng, sự quyết tâm, đồng lòng của chính quyền và nhân dân, thôn Co đã có đường bê tông phẳng đẹp thẳng tắp đến mọi ngõ xóm, có nhà văn hoá rộng rãi để bà con sinh hoạt. Trường lớp khang trang cho con, cháu học; có điện lưới quốc gia, nước sinh hoạt đảm bảo; sản xuất phần lớn đã được cơ giới hoá... Cuộc sống của chúng tôi ngày càng được đổi mới.
Người dân chủ động trong xây dựng NTM cũng đã làm thay đổi diện mạo của xã Ea Bung, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk. Xã biên giới đầu tiên đạt chuẩn xã NTM của tỉnh Đắk Lắk. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Ea Bung Phan Thanh Pha cho biết, khi triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM vào năm 2011, xã chỉ đạt 4/19 tiêu chí, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo chiếm đến 30%... để không bị bỏ lại phía sau trong phong trào xây dựng NTM, xã Ea Bung đã tận dụng tối đa nguồn vốn đầu tư của nhà nước, ngân sách địa phương, kết hợp các nguồn vốn xã hội hóa để đầu tư hơn 43,6 tỷ đồng xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn và các công trình văn hóa, xã hội khác trên địa bàn.
Từ một xã biên giới đặc biệt khó khăn, đất rộng, người thưa, đến cuối năm 2020, xã Ea Bung đạt 19/19 tiêu chí xây dựng NTM; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn dưới 4%, thu nhập bình quân đầu người đạt trên 41 triệu đồng/năm; hệ thống kênh mương được kiên cố hóa bảo đảm nước tưới cho trên 90% diện tích cây trồng; tỷ lệ lao động có việc làm đạt 91,5%; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn được giữ vững; hệ thống chính trị từ xã đến cơ sở vững mạnh, hoạt động hiệu quả…
Để tạo điều kiện cho các xã khó khăn và cũng nhằm đẩy mạnh chương trình xây dựng NTM, tỉnh ủy Đắk Lắk đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TU về xây dựng NTM đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Theo đó, tỉnh Đắk Lắk đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 toàn tình có 100 xã đạt chuẩn NTM, chiếm hơn 65% số xã; có 4/15 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn NTM, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM, trong đó có 1-2 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn NTM nâng cao; thu nhập bình quân dân nông thôn tăng 1,3 lần so với năm 2020; có 200 sản phẩm OCOP được cấp chứng nhận từ 3 sao trở lên. Đến năm 2030 có 85% số xã đạt chuẩn NTM; có 40% đơn vị cấp huyện đạt chuẩn NTM, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM, có 300 sản phẩm OCOP được cấp chứng nhận đạt từ 3 sao trở lên…
Đối với tỉnh Yên Bái, để chinh phục mục tiêu: Nông nghiệp phát triển, nông dân giàu có, nông thôn văn minh, lãnh đạo tỉnh xác định NTM chính là đầu ra kiểm nghiệm cho tính chính xác, hợp lý của mọi chương trình, dự án liên quan đến sản xuất và đời sống của người dân. Chính vì vậy, việc nhận diện đúng thời cơ, thách thức, chú trọng tạo đột phá, khơi thông các điểm nghẽn để khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của tỉnh được xem là yếu tố then chốt tạo đột phá cho phong trào xây dựng NTM của tỉnh sớm về đích. Từ đó thúc đẩy giải phóng và sử dụng có hiệu quả sức lao động, tư liệu sản xuất của nhân dân, nhất là tại các vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, dần xóa bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước.
Sau 10 năm xây dựng NTM, tại Yên Bái đã hình thành thị trường tiêu thụ ổn định cho 10 sản phẩm nông, lâm nghiệp chủ lực, gồm: quế gần 78.000 ha, măng tre Bát Độ hơn 6.600 ha, sơn tra gần 10.000 ha, lúa đặc sản chất lượng cao 3.000 ha, ngô 15.000 ha, cây ăn quả gần 10.000 ha, chè 8.000 ha, dâu tằm gần 1.000 ha, nguyên liệu gỗ rừng trồng sản xuất trên 220.000 ha; đàn trâu, bò gần 130.000 con; vùng nuôi trồng thủy sản hơn 2.600 ha và hơn 2.000 lồng cá. Tỷ lệ che phủ rừng 63%, xếp thứ tư cả nước. Giá trị sản phẩm thu hoạch trên 1 ha đất trồng trọt bình quân đạt hơn 75 triệu đồng, tăng 25 triệu đồng/ha so với năm 2015, trong đó, hơn 20.000 ha sản phẩm chủ lực đạt từ 250 - 300 triệu đồng; giá trị sản phẩm thu hoạch trên 1ha diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản bình quân đạt hơn 200 triệu đồng, gấp gần 2 lần năm 2015; nông nghiệp phát triển giúp thu nhập bình quân của người dân nông thôn đạt 32 triệu đồng/năm, cao gấp 2 lần so với năm 2015.
Tại Cao Bằng đến nay, tại tỉnh Cao Bằng có 17/139 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Bình quân toàn tỉnh đạt 10,32 tiêu chí nông thôn mới/xã. Trong đó, đang có 8 xã đạt từ 15 đến 18 tiêu chí.
![]() |
Qua 12 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM), bộ mặt nông thôn của tỉnh đã có nhiều khởi sắc. |
Ông Triệu Đình Lê, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng cho biết: Qua thực hiện chương trình, diện mạo nông thôn trong tỉnh Cao Bằng đổi mới, khởi sắc. Đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc không ngừng được cải thiện, nâng cao. Thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân kiểm tra, dân thụ hưởng” trong xây dựng nông thôn mới, các cấp, ngành, địa phương đã tăng cường tuyên truyền, vận động để nhân dân hiểu và tích cực tham gia, đóng góp xây dựng nông thôn mới. Từ năm 2021 đến nay, người dân đã hiến gần 221 nghìn m2 đất, tham gia gần 80 nghìn ngày công lao động xây dựng các công trình.
Những thành công trong xây dựng NTM từ những cách làm sáng tạo của những địa phương vốn có xuất phát điểm thấp như Yên Bái và Đăk Lăk hay Cao Bằng đã và đang lan tỏa đến nhiều địa phương trong cả nước.
Trang thông tin có sự phối hợp với Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương
Tin liên quan
Tin mới hơn

Bình Định: Ân Hảo Tây vượt khó về đích nông thôn mới
14:32 | 24/04/2025 Nông thôn mới

Tuyên Quang: Phát triển du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới
08:52 | 22/04/2025 Nông thôn mới

Bình Định: Xây dựng mới cầu vượt lũ Mỹ Thành hợp ý Đảng, lòng dân
09:24 | 21/04/2025 Nông thôn mới

Thủ đô Hà Nội hoàn thành xây dựng nông thôn mới
09:24 | 21/04/2025 Nông thôn mới

Thanh Háo: Thọ Xuân phát triển làng nghề gắn với xây dựng nông thôn mới
14:01 | 18/04/2025 Nông thôn mới

Hà Nội trình Thủ tướng công nhận “Thành phố hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới năm 2024”.
14:01 | 18/04/2025 Nông thôn mới
Tin khác

Tiền Giang: Sức sống mới ở huyện nông thôn mới nâng cao Gò Công Đông
13:32 | 16/04/2025 Nông thôn mới

Quảng Bình: Xây dựng nông thôn mới sau sáp nhập xã
13:29 | 16/04/2025 Nông thôn mới

Về xã nông thôn mới nâng cao Lay Nưa
14:36 | 15/04/2025 Nông thôn mới

Nông trường chè Quyết Thắng - Viên ngọc xanh giữa miền sơn cước
14:28 | 10/04/2025 Nông thôn mới

Tiền Giang: Huyện Tân Phú Đông đạt chuẩn nông thôn mới
11:23 | 10/04/2025 Nông thôn mới

Vĩnh Phúc: Huyện Yên Lạc đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
11:04 | 09/04/2025 Nông thôn mới

Bình Định: Phước Lộc đô thị hóa mạnh mẽ về đích nông thôn mới nâng cao
21:16 | 08/04/2025 Nông thôn mới

Khai thác tiềm năng du lịch nông thôn: Giải pháp nâng cao thu nhập và quảng bá văn hóa địa phương
21:13 | 08/04/2025 Tin tức

Tỉnh Bến Tre coi trọng phát triển sản phẩm nông nghiệp nông thôn
19:52 | 02/04/2025 Nông thôn mới

Về miền quê nông thôn mới kiểu mẫu Đồng Yên
11:34 | 02/04/2025 Nông thôn mới

Tuổi trẻ Phùng Nguyên chung tay xây dựng nông thôn mới
15:13 | 01/04/2025 Nông thôn mới

Bình Định có một đô thị ven sông Dinh lung linh in bóng nước
20:37 | 28/03/2025 Nông thôn mới

Bình Định: Nhơn Hải điểm sáng về nông thôn mới kiểu mẫu văn hóa - du lịch
11:28 | 27/03/2025 Nông thôn mới

Bến Tre: Phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới
11:27 | 27/03/2025 Nông thôn mới

Đẩy mạnh ứng dụng dữ liệu dân cư vào chuyển đổi số quốc gia
09:22 | 25/03/2025 Nông thôn mới

Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới
14:37 Tin tức

Nhiều hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
14:37 Tin tức

Đoàn kiều bào dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào
14:36 Văn hóa - Xã hội

“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ
14:36 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá
14:36 Làng nghề, nghệ nhân