Vĩnh Phúc: Các xã nông thôn mới giữ vững tiêu chí thu nhập trong đại dịch
Với lợi thế có nhiều KCN đóng trên địa bàn, xã Thiện Kế phát triển mạnh các loại hình kinh doanh dịch vụ. Ảnh: Trà Hương
Về đích NTM năm 2015, xã Thiện Kế, huyện Bình Xuyên được biết đến là một xã có thế mạnh về phát triển thương mại dịch vụ (TM- DV). Với thế mạnh ấy, sau nhiều tháng áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội, Thiện Kế nhanh chóng trở lại không khí sôi động với tinh thần lạc quan, phấn khởi.
Chia sẻ vấn đề này, Phó Bí thư Đảng ủy xã Thiện Kế Nguyễn Văn Dương cho biết: Trên địa bàn xã hiện có 3 KCN với tổng số trên 80 doanh nghiệp đang hoạt động. Đây là lợi thế rất lớn trong phát triển kinh tế của địa phương, song cũng tạo ra những nguy cơ về lây nhiễm dịch bệnh.
Bởi vậy, xã xác định để giữ vững được tiêu chí thu nhập, phát triển kinh tế thì trước hết phải ngăn chặn sự xuất hiện của dịch bệnh.
Ngay khi dịch bệnh bùng phát trở lại hồi cuối tháng 4 đầu tháng 5, xã thành lập 10 tổ phòng chống Covid cộng đồng tại 10 thôn dân cư, cùng với các ban, ngành, đoàn thể trong xã thường xuyên tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt các quy định về phòng chống dịch.
Trong đợt dịch lần này, xã Thiện Kế chưa ghi nhận trường hợp nào dương tính với Covid -19, tuy nhiên, ngay khi có thông tin về các trường hợp đã tiếp xúc với F0, địa phương đều khẩn trương thực hiện rà soát, khoanh vùng, truy vết, báo cáo đưa đi cách ly tập trung. Công tác rà soát được thực hiện kỹ theo phương châm "đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người".
Nhờ làm tốt công tác phòng chống dịch, mặc dù các loại hình kinh doanh dịch vụ như: Hàng ăn, quán nước, quán karaoke, … phải đóng cửa song mảng kinh doanh nhà trọ tại Thiện Kế thời gian qua lại có sự phát triển đột biến.
Qua tìm hiểu được biết, do dịch bệnh, các lao động xa, đặc biệt là lao động ngoại tỉnh bị hạn chế đi lại, do đó mà nhu cầu thuê trọ tăng cao. Theo đó, nhiều hộ dân trong xã cũng đã mạnh dạn đầu tư kinh doanh phòng trọ.
Nếu như năm 2020, cả xã mới chỉ có hơn 2.000 phòng trọ thì đến nay, con số này đã tăng lên gấp đôi, đạt trên 4.000 phòng với số người tạm trú tại xã lên tới trên 8.000 người. Với mức giá bình quân 800 - 900 nghìn đồng/phòng, lĩnh vực này đã đưa lại một khoản thu không nhỏ cho địa phương.
Thêm vào đó, nhờ sự lãnh chỉ đạo quyết liệt của tỉnh trong công tác phòng chống dịch, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn xã nói riêng và trong tỉnh nói chung không phải đóng cửa, hơn 800 lao động của xã đang làm việc trong các KCN vẫn có việc làm và đảm bảo được thu nhập.
Bởi vậy, dù trong đại dịch song tiêu chí thu nhập của xã vẫn có sự bứt phá đáng kể. Năm 2021, thu nhập bình quân đầu người ước tính đạt 60 triệu đồng/năm, tăng hơn 10 triệu đồng so với năm 2020 (49,7 triệu đồng/năm), vượt xa so với thời điểm về đích NTM năm 2015 (27 triệu đồng/năm).
Khác với Thiện kế, Văn Quán lại là một xã thuần nông của huyện miền núi Lập Thạch. Mặc dù nông nghiệp cũng là một trong những lĩnh vực chịu ảnh hưởng của dịch bệnh, song Phó Chủ tịch UBND xã Văn Quán Nguyễn Ngọc Minh khẳng định: 2 năm qua, kinh tế của địa phương vẫn phát triển ổn định, thu nhập bình quân đầu người trong xã vẫn tăng.
Để khắc phục khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh, tránh nguy cơ tụt chuẩn tiêu chí, song song với công tác phòng dịch, thời gian qua, xã đẩy mạnh việc xây dựng các vùng sản xuất tập trung hàng hóa, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KHKT, đưa các cây con giống mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất.
Đặc biệt, từ năm 2020, từ nguồn tiết kiệm chi thường xuyên của địa phương, Đảng ủy xã đã ra Nghị quyết hỗ trợ các hộ dân vay vốn không lãi suất trong vòng 3 năm với mức vay là 30 - 40 triệu đồng/mô hình.
Được biết, chính sách hỗ trợ vay vốn không lãi suất của được dành cho các mô mình mới, lạ nhằm tìm kiếm và phát triển các hướng làm kinh tế mới. Theo đó, bên cạnh các trang trại, gia trại chăn nuôi lợn, gà, và nuôi trồng thủy sản đã hoạt động ổn định, cho thu nhập tốt, Văn Quán đã xuất hiện thêm một số mô hình kinh tế mới như: nuôi trai lấy ngọc, nuôi dê thương phẩm, nuôi bò thịt… cho hiệu quả kinh tế cao.
Với những giải pháp thiết thực, thu nhập bình quân của người dân trong xã năm qua đã được nâng lên đáng kể. Nếu như thời điểm về đích NTM năm 2018, thu nhập bình quân đầu người của xã chỉ đạt 40 triệu đồng/năm, thì đến năm 2021, con số này ước tính lên tới 45 triệu đồng/năm.
Cùng với Văn Quán, Thiện Kế, trước ảnh hưởng của dịch bệnh, các xã NTM trong tỉnh đã và đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, thực hiện tốt mục tiêu kép vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế.
Qua đó, không chỉ giữ vững kết quả của chặng đường 10 năm xây dựng NTM mà còn không ngừng nâng cao chất lượng các tiêu chí; đưa thu nhập bình quân khu vực nông thôn năm 2020 đạt gần 50 triệu đồng/người, tăng 4,21 lần so với năm 2008.
Nguyễn Hường
Tin liên quan
Tin mới hơn
Bắc Giang: Xây dựng nông thôn mới sâu rộng, kiểu mẫu
14:55 | 14/01/2025 Nông thôn mới
Huyện Ba Vì (Hà Nội): Xã Vạn Thắng về đích Nông thôn mới kiểu mẫu
14:22 | 13/01/2025 Nông thôn mới
Cao Bằng: Trao thiết bị hỗ trợ làng nghề dệt thổ cẩm cho xóm Luống Nọi (Hà Quảng)
09:58 | 10/01/2025 Nông thôn mới
Quảng Nam: Dấu ấn Phụ nữ Duy Xuyên trong hành trình xây dựng nông thôn mới
09:17 | 09/01/2025 Nông thôn mới
Sóc Sơn tiến gần mục tiêu “Huyện nông thôn mới nâng cao”
14:41 | 07/01/2025 Nông thôn mới
Quốc Oai (Hà Nội): Ngọc Mỹ phát triển kinh tế làng nghề gắn xây dựng Nông thôn mới nâng cao
08:52 | 07/01/2025 Nông thôn mới
Tin khác
Hoài Đức (Hà Nội): La Phù nâng cấp hạ tầng cơ sở đáp ứng kịp thời phát triển kinh tế
08:51 | 07/01/2025 Nông thôn mới
Trường THCS Đồng Thái: Địa chỉ đỏ của ngành Giáo dục đào tạo huyện Ba Vì
16:36 | 03/01/2025 Nông thôn mới
Huyện Lộc Bình: Lực lượng vũ trang tích cực góp sức xây dựng nông thôn mới
14:12 | 02/01/2025 Nông thôn mới
Làng nghề sản xuất dây keo Mỹ Hội Đông - Đổi mới để phát triển
20:30 | 26/12/2024 Nông thôn mới
Sơn La: Xã Chiềng Khay đạt chuẩn nông thôn mới
09:09 | 25/12/2024 Nông thôn mới
Quốc Oai (Hà Nội): Ngọc Mỹ phát triển kinh tế làng nghề kết hợp xây dựng Nông thôn mới nâng cao
22:00 | 24/12/2024 Nông thôn mới
Lâm Đồng: Đoãn xã Tân Thanh góp sức trẻ xây dựng nông thôn mới
10:57 | 23/12/2024 Nông thôn mới
Sơn La: Huy động tối đa nguồn lực, đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới
15:11 | 12/12/2024 Nông thôn mới
Bắc Kạn: Nỗ lực của chương trình xây dựng nông thôn mới, kết quả các huyện
09:25 | 09/12/2024 Nông thôn mới
Bắc Kạn: Duy trì hiệu quả chuỗi liên kết nông sản từ củ nghệ
09:24 | 09/12/2024 Nông thôn mới
Xây dựng nông thôn mới kinh nghiệm từ huyện Ba Bể: Thuận lợi và Thách Thức
09:20 | 09/12/2024 Nông thôn mới
Thanh Hóa: Tăng cường công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động vùng nông thôn, vùng khó khăn
09:19 | 09/12/2024 Nông thôn mới
Huyện Thạch Thành (Thanh Hóa): Triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về công tác giảm nghèo bền vững
13:56 | 06/12/2024 Nông thôn mới
Huyện Thạch Thành (Thanh Hóa): Xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, gia đình chính sách, hộ còn khó khăn
13:54 | 06/12/2024 Nông thôn mới
Huyện Thạch Thành (Thanh Hóa): Hiệu quả từ các dự án giảm nghèo bền vững
13:52 | 06/12/2024 Nông thôn mới
Bình Thuận: Nước mắm OCOP 4 sao và con đường xuất ngoại
10:12 OCOP
Sóc Trăng: Thêm 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
09:54 Tin tức
Bao lì xì Tết: Nghệ thuật từ những đôi tay đặc biệt hóa thành sắc màu mùa xuân
09:51 Văn hóa - Xã hội
Festival nông sản, sản phẩm làng nghề Hà Nội chào Xuân 2025
09:51 Tin tức
Festival nghề muối Việt Nam
09:51 Làng nghề, nghệ nhân