Hà Nội: 28°C Hà Nội
Đà Nẵng: 27°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 26°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 27°C Thừa Thiên Huế

Hà Nội: Xem xét nới lỏng thực hiện giãn cách và chuẩn bị để học sinh đi học trở lại

LNV - Chiều 22/2, Phó Chủ tịch UBND thành phố, Trưởng ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch Covid-19 thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo cùng các quận, huyện, thị xã theo hình thức trực tuyến.
7 ngày không ghi nhận ca mắc mới tại cộng đồng

Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Hoàng Đức Hạnh cho biết, trong 7 ngày qua (từ 15 đến 22-2), Hà Nội chưa ghi nhận ca mắc mới. Lũy tích giai đoạn 4, Hà Nội có 35 ca mắc ngoài cộng đồng. Tính từ ngày 27-1, Hà Nội có 1.140 F1 (30 xét nghiệm dương tính, còn lại âm tính); 12.829 trường hợp F2, hiện còn cách ly 2.657 người.

Về vấn đề xét nghiệm cho những người từ vùng dịch, ông Hoàng Đức Hạnh cho biết, đã rà soát và xét nghiệm cho 51.595 người từ Hải Dương (trong đó số người từ Cẩm Giàng là 2.436 người), đến chiều nay đã có hơn 41.000 cho kết quả âm tính, còn lại chưa có kết quả; rà soát xét nghiệm 17.528 người tại 18 địa điểm có liên quan tới ca bệnh, đã cho kết quả âm tính.

Về vấn đề vắc xin, theo ông Hoàng Đức Hạnh, Hà Nội cần khoảng 15 triệu liều vắc xin cho người từ 18 tuổi trở lên (mỗi người 2 mũi).

Nhận định tình hình dịch trong thời gian tới, ông Hoàng Đức Hạnh cho rằng, tại Hà Nội cơ bản đã kiểm soát được dịch, tuy nhiên nguy cơ về dịch vẫn còn ở mức cao, vì thế Hà Nội cần phải đề cao công tác phòng, chống dịch.

Báo cáo tại cuộc họp, lãnh đạo quận Hoàng Mai cho biết, từ ngày 2-2 đến nay đã lấy 6.384 mẫu xét nghiệm; hiện còn 139 trường hợp đang cách ly tại khu cách ly tập trung Pháp Vân - Tứ Hiệp. Lãnh đạo huyện Gia Lâm cho biết, đã rà soát 3.599 trường hợp từ vùng dịch về, đã xét nghiệm và cho kết quả âm tính. Huyện Thanh Trì thông tin, đã rà soát được 4.091 trường hợp về từ vùng dịch, trong đó đã lấy mẫu xét nghiệm 4.037 trường hợp; đang cách ly tập trung 4 công dân (2 nhập cảnh và 2 F1); đã xét nghiệm công dân nhập ngũ trên địa bàn.

Liên quan đến các ca bệnh người Nhật Bản, trong đó có bệnh nhân 2.229, hiện quận Tây Hồ đang cách ly tập trung 458 trường hợp tại khách sạn Somerset West Point, quận đề nghị tiếp tục thực hiện phong tỏa khách sạn này đến hết tháng 2.

Về các hoạt động phòng, chống dịch khác, quận Hà Đông thông tin đã xử lý 9 trường hợp không thực hiện yêu cầu phòng, chống dịch, vẫn mở hàng quán, nhiều trường hợp không đeo khẩu trang. Quận Hoàn Kiếm báo cáo đã tạm dừng hoạt động đối với 362 quán cà phê, hơn 600 hộ kinh doanh quán ăn đường phố, hơn 700 di tích. Quận đã xử phạt 2 quán cà phê và toàn bộ số khách với hành vi không đeo khẩu trang, tụ tập nơi đông người...

Đại diện Cụm cảng hàng không miền Bắc cho biết, đã yêu cầu các điểm ăn uống tại sân bay phải thực hiện giãn cách, chấp hành quy định phòng, chống dịch; thực hiện phân luồng, giải tỏa hành khách tại sân bay Nội Bài. Đại diện Sở Du lịch thông tin, hiện có 510 chuyên gia đang cách ly tại 16/18 khách sạn được làm nơi cách ly tập trung; đã rà soát 12 khách sạn đăng ký mới để sẵn sàng cơ sở vật chất khi thành phố yêu cầu.

Liên quan đến việc hỗ trợ nông sản cho các địa phương có dịch, trong đó có tỉnh Hải Dương, Sở Công Thương cho biết, Sở đã kết nối 32 doanh nghiệp thương mại tại 34 chợ, đã thực hiện tiêu thụ được hơn 400 tấn nông sản. Sở Công Thương cũng giới thiệu 14 doanh nghiệp thực hiện tiêu thụ hơn 1.200 tấn gà đồi Chí Linh. Tuy nhiên, Sở Công Thương đề nghị, các cơ sở kinh doanh phải có địa chỉ rõ ràng, xác định rõ vị trí tiêu thụ để bảo đảm không ảnh hưởng đến giao thông, môi trường, an toàn thực phẩm cũng như truy xuất rõ nguồn gốc hàng hóa.

Tham gia ý kiến tại cuộc họp, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Khắc Hiền cho biết, với một số địa điểm đang bị phong tỏa, nếu tuần này không có phát sinh về ca bệnh thì thành phố xem xét việc nới lỏng phong tỏa để người dân trở về cuộc sống bình thường. Các quận, huyện, thị xã chỉ đạo các trường chủ động vệ sinh môi trường, rà soát các điều kiện để sẵn sàng cho học sinh đi học trở lại bình thường.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Chử Xuân Dũng phát biểu tại cuộc họp.


Hà Nội sẽ xem xét nới lỏng giãn cách

Phát biểu tại cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND thành phố Chử Xuân Dũng đánh giá tình hình dịch tại Hà Nội, dù nhiều ngày qua không có ca mắc mới nhưng Thủ đô luôn có nguy cơ cao vì là trung tâm giao thương lớn. Vì vậy, đồng chí Chử Xuân Dũng đề nghị các địa phương căn cứ vào các công văn chỉ đạo của Trung ương, thành phố về các công tác phòng, chống dịch bệnh. Theo Trưởng ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch thành phố, mặc dù các địa phương đã nỗ lực thực hiện các công tác phòng, chống dịch nhưng vẫn có những hiện tượng chưa thực hiện nghiêm túc. "Những ngày qua, vẫn còn các nhà hàng bia hơi mở bán, không thực hiện giãn cách. Chúng ta cần xử lý những trường hợp này, tránh việc cả thành phố nỗ lực cố gắng nhưng vẫn để xảy ra những hiện tượng ảnh hưởng đến công việc chung", đồng chí Chử Xuân Dũng nói.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Chử Xuân Dũng đề nghị các địa phương, đơn vị ngoài thực hiện theo chỉ đạo chung, còn cần tập trung vào một số phần việc: Sở Y tế chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố phối hợp với các địa phương rà soát những điểm đang phong tỏa (hiện còn 4 điểm), đánh giá lại các nguy cơ dựa vào kết quả đã xét nghiệm để đề xuất thành phố xem xét nới lỏng giãn cách; tiếp tục xây dựng kế hoạch cụ thể cho hoạt động xét nghiệm ngẫu nhiên tại những cơ sở, khu vực bệnh viện, phòng khám, khu cách ly tập trung, khu công nghiệp, nhà máy... Bên cạnh đó, Sở Y tế triển khai bài bản quy trình quản lý và khai báo y tế trên nền tảng hướng dẫn QRCode của Bộ Y tế để người dân ủng hộ, tham gia đông đảo.

Quang cảnh cuộc họp.


Ngoài ra, các địa phương tiếp tục chỉ đạo tổ giám sát Covid-19 cộng đồng hoạt động hiệu quả trong việc khai báo y tế, truy vết, tránh hình thức; chủ động công tác thông tin, truyền thông để người dân nắm bắt thông tin kịp thời công tác chỉ đạo của thành phố, xử lý nghiêm những trường hợp thông tin sai sự thật.

Đồng chí Chử Xuân Dũng cũng cho biết, Hà Nội đã không ghi nhận thêm ca mắc mới trong cộng đồng, thành phố sẽ tính đến việc nới lỏng việc tạm dừng các hoạt động đã thực hiện trước đây.

"Đề nghị các sở, ngành có kế hoạch đối với đơn vị mình, trong đó đánh giá, đầy đủ nguy cơ, từ đó đề xuất giải pháp trong lĩnh vực quản lý hoạt động của đơn vị mình. Các đơn vị phải có báo cáo muộn nhất vào 17h ngày 25-2 để Ban Chỉ đạo thành phố cân nhắc, xem xét, sau đó báo cáo Thường trực Thành ủy, tập thể lãnh đạo thành phố để quyết định việc này", đồng chí Chử Xuân Dũng nói.

Hoàng Lân/Theo HNM

Tin liên quan

Tin mới hơn

Định vị thương hiệu du lịch sen Hà Nội

Định vị thương hiệu du lịch sen Hà Nội

LNV - Sở hữu nhiều đầm sen lớn, ẩn chứa bao giá trị văn hóa, lịch sử của mảnh đất ngàn năm văn hiến, Hà Nội đang nỗ lực xây dựng nhiều sản phẩm trải nghiệm sen độc đáo, thu hút sự quan tâm của đông đảo khách tham quan trong và ngoài nước. Cách làm này góp phần định vị thương hiệu du lịch sen trong lòng địa danh Hà Nội.
Gia Lai quyết liệt vận hành hiệu quả chính quyền hai cấp "gần dân, sát dân, vì dân"

Gia Lai quyết liệt vận hành hiệu quả chính quyền hai cấp "gần dân, sát dân, vì dân"

LNV - Trong những ngày đầu triển khai mô hình chính quyền hai cấp sau sáp nhập, lãnh đạo tỉnh Gia Lai trực tiếp đến từng xã, phường để kiểm tra thực tế, lắng nghe tâm tư, tháo gỡ vướng mắc và truyền đi thông điệp chính quyền phải gần dân hơn, cán bộ phải vì dân nhiều hơn.
Kinh tế Việt Nam - Thăng trầm và đột phá: Góc nhìn xuyên suốt một hành trình đổi mới

Kinh tế Việt Nam - Thăng trầm và đột phá: Góc nhìn xuyên suốt một hành trình đổi mới

LNV - Mỗi chặng đường phát triển của đất nước đều để lại dấu ấn kinh tế rất riêng - khi là thành tựu, lúc lại là những bài học sâu sắc. “Kinh tế Việt Nam - Thăng trầm và đột phá”, cuốn sách được chắp bút bởi hai tác giả Phạm Minh Chính và Vương Quân Hoàng, do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản và phát hành, là một nỗ lực ghi lại hành trình ấy bằng thái độ khoa học nghiêm túc, cái nhìn đa chiều và tinh thần trách nhiệm cao độ.
Ninh Bình: Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lễ hội truyền thống

Ninh Bình: Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lễ hội truyền thống

LNV - Tỉnh Ninh Bình hiện sở hữu hơn 5.000 di tích lịch sử, văn hóa và khoảng 750 lễ hội truyền thống được duy trì và tổ chức hàng năm. Những lễ hội không chỉ mang ý nghĩa tâm linh, lịch sử mà còn trở thành sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh hấp dẫn, đóng góp ngày càng lớn vào phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Giáo dục văn hóa truyền thống cho học sinh người dân tộc thiểu số

Giáo dục văn hóa truyền thống cho học sinh người dân tộc thiểu số

LNV - Nhằm giáo dục ý thức cho học trò về văn hóa truyền thống cho học sinh người dân tộc thiểu số, ngành GD Lạng Sơn tổ chức nhiều hoạt động thực tế.
Chủ tịch Hà Thị Tính được vinh danh “Doanh nghiệp Văn hóa UNESCO năm 2025”

Chủ tịch Hà Thị Tính được vinh danh “Doanh nghiệp Văn hóa UNESCO năm 2025”

LNV - Lan tỏa tư tưởng Hồ Chí Minh giúp doanh nghiệp gìn giữ giá trị cốt lõi, tạo nên văn hóa ứng xử chuyên nghiệp và trách nhiệm xã hội trong thời hội nhập. Vừa qua, tại Hà Nội, Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam đã tổ chức chương trình “Diễn đàn đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp thời kỳ hội nhập hướng đến phát triển bền vững” năm 2025.

Tin khác

Hướng dẫn thí sinh xác nhận nhập học vào lớp 10 năm học 2025 - 2026

Hướng dẫn thí sinh xác nhận nhập học vào lớp 10 năm học 2025 - 2026

LNV - Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Hà Nội đã công bố điểm thi và điểm chuẩn trúng tuyển vào lớp 10 năm học 2025 - 2026 đối với 119 trường THPT công lập không chuyên và 4 trường chuyên. Sau khi nhận phiếu báo kết quả thi, thí sinh trúng tuyển cần thực hiện thủ
Vào hạ

Vào hạ

LNV - Trong vòng luân chuyển của thời gian, những khoảng khắc giao mùa luôn ngưng đọng trong tâm hồn mỗi người những xúc cảm mãnh liệt nhất. Những cung bậc tâm hồn ấy dường như được cộng hưởng bởi sự đổi thay của thiên nhiên và cảnh vật vô cùng mẫn cảm.
Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam

Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam

LNV - Trong tiến trình lịch sử dân tộc, các tôn giáo không chỉ đóng vai trò tín ngưỡng mà còn là những trụ cột tinh thần, tham gia vào việc ổn định xã hội, điều tiết đời sống văn hóa và phản ánh tâm thế con người trước các biến động lịch sử. Cuốn sách “Quán Đạo giáo với một số vấn đề lịch sử và tôn giáo ở Việt Nam” của TS. Nguyễn Thế Hùng do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành là một công trình chuyên khảo có giá trị, làm nổi bật vai trò của Đạo giáo, đặc biệt là hệ thống các quán Đạo giáo trong giai đoạn đầy biến động của xã hội Việt Nam thế kỷ XVI - XVII.
Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam

Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam

LNV - Trong hệ thống thiết chế tôn giáo, tín ngưỡng của người Việt, những công trình như đình, chùa, đền, miếu đã được nghiên cứu sâu rộng và trở thành biểu tượng quen thuộc trong tâm thức cộng đồng. Tuy nhiên, các quán Đạo giáo, nơi thờ phụng các vị thần của Đạo giáo lại là mảng màu còn thiếu trong bức tranh toàn cảnh ấy. Cuốn sách “Quán Đạo giáo với một số vấn đề lịch sử và tôn giáo ở Việt Nam” của TS. Nguyễn Thế Hùng, do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành năm 2025, là một công trình chuyên khảo có giá trị, góp phần lấp đầy khoảng trống học thuật và nhận thức xã hội về loại hình di tích tôn giáo đặc biệt này.
Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị

Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị

LNV - Khi các thiết chế tôn giáo quen thuộc như đình, chùa, đền, miếu đã khẳng định vị thế vững chắc trong nhận thức cộng đồng và chính sách bảo tồn di sản, thì quán Đạo giáo là một loại hình di tích gắn liền với sự du nhập và bản địa hóa của Đạo giáo ở Việt Nam, lại đang dần rơi vào quên lãng. Không chỉ thiếu các công trình nghiên cứu chuyên sâu, nhiều quán Đạo giáo còn bị hiểu sai, bị đồng nhất với kiến trúc chùa hay đền, dẫn đến việc tu bổ, trùng tu sai lệch, thậm chí là mất dấu. Trong bối cảnh đó, công trình chuyên khảo “Quán Đạo giáo với một số vấn đề lịch sử và tôn giáo ở Việt Nam” của TS. Nguyễn Thế Hùng được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành như một tiếng chuông đánh thức, nhấn mạnh giá trị lịch sử - tôn giáo - nghệ thuật đặc sắc của các quán Đạo giáo, đồng thời kêu gọi sự quan tâm đúng mức của cộng đồng và các nhà quản lý văn hóa.
Khi vũ điệu Chăm làm

Khi vũ điệu Chăm làm 'sống' lại không gian tháp cổ

LNV - Trong không gian thiêng của tháp cổ, mỗi điệu múa Chăm là một thực hành văn hóa sống động, minh chứng cho sự thành công của công tác bảo tồn di sản.
Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai mới, dấu mốc khởi đầu hành trình mới với một niềm tin lớn

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai mới, dấu mốc khởi đầu hành trình mới với một niềm tin lớn

LNV - Ngày đầu tháng Bảy năm 2025, một ngày ghi vào lịch sử hành chính của đất nước, ngày mà chính quyền tỉnh Gia Lai mới chính thức bước vào hoạt động, mở ra hành trình mới mang khát vọng phát triển thịnh vượng và bền vững.
“Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” - Lịch sử gần gũi từ những câu chuyện dân gian

“Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” - Lịch sử gần gũi từ những câu chuyện dân gian

LNV - Trong hành trình mở cõi về phương Nam của dân tộc Việt Nam, tên tuổi các chúa Nguyễn luôn gắn liền với những quyết sách mang tính chiến lược, thể hiện tầm nhìn xa và và sự khôn khéo của các chúa Nguyễn trong cách thiết lập quan hệ bang giao với triều đình Chân Lạp. Cuốn sách “Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” của nhà giáo, nhà nghiên cứu sử học Nguyễn Hữu Hiếu, do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành tháng 6 năm 2025, là một công trình góp phần tái hiện sinh động một thời đoạn lịch sử thông qua lăng kính kể chuyện đặc sắc.
Nhà báo, nhạc sĩ, nhà thơ Đinh Văn Bình: “Không có giới hạn nào giữa báo chí, thơ ca và âm nhạc”

Nhà báo, nhạc sĩ, nhà thơ Đinh Văn Bình: “Không có giới hạn nào giữa báo chí, thơ ca và âm nhạc”

LNV - “Làm báo như viết một bản nhạc, như gieo một câu thơ” - đó là cách nhà báo, nhạc sĩ, nhà thơ Đinh Văn Bình quan niệm về nghề làm báo. Những vai trò tưởng chừng tách biệt ấy lại hòa quyện, nâng đỡ nhau, tạo nên một phong cách làm báo riêng với ý niệm chuyển hóa nhân văn, hướng tới những điều tốt đẹp.
Hơn 8.000 tình nguyện viên Thủ đô tiếp sức kỳ thi tốt nghiệp THPT

Hơn 8.000 tình nguyện viên Thủ đô tiếp sức kỳ thi tốt nghiệp THPT

LNV - Thành đoàn Hà Nội đã tuyển chọn và tập huấn cho hơn 8.000 tình nguyện viên, bảo đảm mỗi cổng trường có 25 - 30 tình nguyện viên làm nhiệm vụ phân luồng giao thông, hướng dẫn thí sinh, cung cấp nước uống và hỗ trợ tìm phòng thi…
Nhiệm kỳ 2021–2026, HĐND tỉnh Bình Định hoàn thành xuất sắc sứ mệnh vì dân

Nhiệm kỳ 2021–2026, HĐND tỉnh Bình Định hoàn thành xuất sắc sứ mệnh vì dân

LNV - Trước thời khắc lịch sử hợp nhất với Gia Lai, HĐND tỉnh Bình Định khóa XIII đã hoàn thành chặng đường nhiệm kỳ 2021–2026 với nhiều dấu ấn nổi bật, thể hiện vai trò là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân.
Kỳ họp cuối của HĐND tỉnh Bình Định, khép lại một giai đoạn, mở ra thời cơ mới

Kỳ họp cuối của HĐND tỉnh Bình Định, khép lại một giai đoạn, mở ra thời cơ mới

LNV - Ngày 24/6, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, HĐND tỉnh Bình Định khóa XIII, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức khai mạc Kỳ họp thứ 25 – kỳ họp thường lệ giữa năm, cũng là kỳ họp có ý nghĩa đặc biệt trong bối cảnh tỉnh Bình Định sắp hợp nhất với Gia Lai để hình thành đơn vị hành chính mới theo chủ trương của Trung ương.
Tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025: Chủ động thích ứng với những điểm mới

Tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025: Chủ động thích ứng với những điểm mới

LNV - Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 đánh dấu bước chuyển mình của ngành Giáo dục khi có lứa thí sinh đầu tiên thi tốt nghiệp theo chương trình mới.
Bình Định ngày đầu vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền 2 cấp thuận lợi

Bình Định ngày đầu vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền 2 cấp thuận lợi

LNV - Đúng 8h sáng ngày 20/6, tỉnh Bình Định đồng loạt triển khai vận hành thử nghiệm công tác giải quyết thủ tục hành chính theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp đối với 58 xã, phường. Đây là bước chuẩn bị quan trọng nhằm đảm bảo hệ thống vận hành ổn định, thông suốt trước khi chính thức triển khai từ ngày 1/7/2025.
Trường THCS Nguyễn Trường Tộ liên tục đạt thành tích xuất sắc

Trường THCS Nguyễn Trường Tộ liên tục đạt thành tích xuất sắc

LNV - Danh nhân Nguyễn Trường Tộ (1830 – 1871), người được coi là “nhà yêu nước sáng suốt nhất” và là một trong những “nhà cải cách lớn”, “ nhà thiết kế vĩ đại” của Việt Nam ở thế kỉ XIX . Ông đã từng dâng lên triều đình bản điều trần gồm 58 điều, mong muốn canh tân ở nhiều lĩnh vực từ nội trị đến ngoại giao. Đặc biệt, ông đã đề xuất “Tám điều cần làm gấp” với triều đình, trong đó điều thứ 5 ông tha thiết “Xin sửa đổi học thuật, chú trọng thực dụng”. Với trí tuệ sáng suốt, tầm nhìn vượt tầm thời đại, ông khẳng định: “Học là phải làm hơn điều sách đã dạy”. Dù hơn một thế kỉ đã qua nhưng quan điểm và đóng góp của ông vẫn vô cùng giá trị và thiết thực với việc đổi mới giáo dục hiện nay.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Gia Lai: Từ đại ngàn hùng vĩ đến thiên đường biển xanh

Gia Lai: Từ đại ngàn hùng vĩ đến thiên đường biển xanh

Gia Lai – xứ sở cao nguyên bazan hùng vĩ, vừa chính thức “mở rộng vòng tay” đón biển xanh cát trắng sau khi hợp nhất với Bình Định. Sự kiện lịch sử này không chỉ tạo nên “tỉnh hai trong một” độc đáo, mà còn mở ra bức tranh du lịch đa sắc màu, từ rừng núi
Gia Lai: Hợp tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực năng lượng tái tạo

Gia Lai: Hợp tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực năng lượng tái tạo

Trường Đại học Quy Nhơn, Tập đoàn GEO (Cộng hoà liên bang Đức) và Công ty TNHH O-DOOR Việt Nam vừa diễn ra Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác về xây dựng và vận hành Trung tâm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực năng lượng tái tạo tại tỉnh Gia Lai, trước
“Mạch nghề” - Lan tỏa hình ảnh làng nghề trong thời đại số

“Mạch nghề” - Lan tỏa hình ảnh làng nghề trong thời đại số

Trong nỗ lực giữ gìn và lan tỏa giá trị văn hóa các làng nghề truyền thống, Tạp chí Làng nghề Việt Nam đã hợp tác cùng nhóm sinh viên Trường Đại học FPT (TP. HCM) để triển khai dự án truyền thông mang tên “Mạch nghề”. Sự kết hợp này được kỳ vọng sẽ mở ra
Thuận An triển khai hiệu quả nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp

Thuận An triển khai hiệu quả nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp

LNV - Xã Thuận An được thành lập trên cơ sở hợp nhất toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số các xã Lệ Chi, Dương Quang và một phần diện tích tự nhiên, dân số các xã Phú Sơn, Đặng Xá trước đây, tổng diện tích tự nhiên 2.967ha, trong đó có 94ha đất phát triển đ
6 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản ước tăng trên 14%

6 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản ước tăng trên 14%

LNV - Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết, 6 tháng đầu năm 2025, tổng giá trị xuất nhập khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 57 tỷ USD; trong đó, xuất khẩu ước đạt 33,5 tỷ USD (tăng 14,3%) và nhập khẩu 23,5 tỷ USD (tăng 12,8%) so với cùng kỳ năm 2024.
Giao diện di động