Hà Nội: 30°C Hà Nội
Đà Nẵng: 29°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 27°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 29°C Thừa Thiên Huế

Quá trình thành lập Phủ ủy (Đảng bộ) Thiệu Hóa, ngày 20/4/1939

LNV - Cuối năm 1935 đầu năm 1936, phong trào cách mạng ở Thanh Hóa từng bước phục hồi và phát triển. Nhiều cán bộ, đảng viên bị thực dân bắt giữ, giam cầm trong gian đoạn 1931 – 1935, nay đã được thoát khỏi các nhà tù, trở về tiếp tục hoạt động và khẩn trương bắt mối với các cơ sở, tích cực tham gia củng cố bộ máy lãnh đạo của Đảng, xây dựng các đoàn thể, quần chúng; Phát động quần chúng đấu tranh dưới nhiều hình thức mang nội dung đòi quyền dân sinh, dân chủ.
Sau khi Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh được triệu tập tại làng Yên Lộ, ngày 15 tháng 3 năm 1936, nhiệm vụ xây dựng và củng cố phát triển Đảng; xây dựng các đoàn thể, quần chúng, nhất là “Hội tương tế ái hữu” được chấn chỉnh lại và quyết định ra báo “Tia sáng” thay cho tờ “Hồn lao động”... Hội nghị bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh gôm 5 ủy viên, do đồng chí Lê Chủ làm Bí thư và phân công đồng chí Lê Chủ trực tiếp phụ trách Thiệu Hóa.

Trong thời gian này, với sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của “Hội tương tế ái hữu” ở hầu hết các địa phương trên địa bàn Thiệu Hóa, tiêu biểu như: làng Cựu Thôn, xã Thiệu Toán, gồm 70 hội viên, do đồng chí Lê Doãn Áng phụ trách, tiếp đến là “Hội tương tế ái hữu” Phúc Lộc, xã Thiệu Tiến; Yên Lộ, xã Thiệu Vũ; Mao Xá, Thung Dung, Thố Kỳ, xã Thiệu Toán; Ngô Xá Hạ, Ngô Xá Thượng, xã Thiệu Minh (nay là xã Minh Tâm); Đồng Thanh, Đồng Tiến, xã Thiệu Tâm (nay là xã Minh Tâm); Cẩm Tâm, Thái Khang, xã Thiệu Hòa đã trở thành lực lượng nòng cốt tập hợp quần chúng, tạo cơ sở vững chắc để các chi bộ Đảng ở Thiệu Hóa đi sâu vào các tầng lớp nhân dân lãnh đạo các cuộc đấu tranh đòi quyền tự do, dân chủ, cải thiện đời sống, chống cường quyền, bạo lực. Qua đó chọn lọc, rèn luyện các phần tử tiên tiến, kết nạp vào hàng ngũ của Đảng.

Trước tình hình phát triển mạnh mẽ “Hội tương tế ái hữu”, để thống nhất về tổ chức và hành động, các Đảng viên ở Thiệu Hóa cùng các cơ sở Đảng ở Yên Định đã quyết định thành lập Ban trị sự “Hội tương tế ái hữu” liên khu vực Thiệu Hóa - Yên Định. Ban trị sự Hội tương tế ái hữu Thiệu Hóa - Yên Định ra đời đã đánh dấu bước phát triển mới của phong trào quần chúng. Các tầng lớp nhân dân càng hăng hái tham gia vào các Hội tương tế ái hữu. Tính đến tháng 10 năm 1936, số hội viên ở Thiệu Hóa đã lên tới gần 1000 người. Cơ sở của Hội đã lan sang các làng thuộc các tổng Đại Bối (nay là Thiệu Giao), Vận Quy (nay là Thiệu Vận) ...

Tháng 8 năm 1936, hưởng ứng phong trào “Đông Dương Đại hội”. Ở Thiệu Hóa đã diễn ra sôi nổi. Nhân dân đã làm nhiều bản kiến nghị có chữ ký hoặc điểm chỉ gửi lên Ủy ban hành động tỉnh, góp phần cùng nhân dân Thanh Hóa đòi chính quyền thuộc địa thi hành các cải cách dân sinh, dân chủ. Tháng 12 năm 1936, Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa họp tại làng Yên Lộ, xã Thiệu Vũ. Sau khi kiểm điểm tình hình mọi mặt, Hội nghị đề ra chủ trương mở rộng hơn nữa phong trào“Hội tương tế ái hữu”, củng cố bộ máy tổ chức Đảng, mở các lớp huấn luyện cán bộ, tăng cường lực lượng cho phong trào cách mạng, tận dụng mọi khả năng, mọi hình thức công khai, hợp pháp lãnh dạo nhân dân đấu tranh đòi tự do, cơm áo, hoà bình.Nghị quyết của Hội nghị được triển khai nhanh chóng trên toàn Thiệu Hóa. Phong trào xây dựng “Hội tương tế ái hữu” một lần nữa tiếp tục phát triển mạnh mẽ với những nội dung và hình thức phong phú. Các tổ chức như: Nông hội đỏ, họ bạn, hội hiếu nghĩa... được chuyển thành Hội tương tế. Tại Yên Lộ, “Hội tương tế ái hữu” được tổ chức theo ngành nghề hay giới tính, dưới các hình thức như phụ lão tương tế, phụ nữ tương tế, thanh niên tương tế, nông hội tương tế…

Sau Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh tại Yên Lộ vào tháng 12 năm 1937, phong trào đấu tranh đòi tự do, cơm áo hoà bình, ủng hộ Mặt trận dân chủ Đông Dương, chống chiến tranh ở Thiệu Hóa càng dâng cao. Mở đầu là cuộc đấu tranh của nhân dân tổng Thử Cốc đòi tri phủ trả tiền “Hưng công đại chẩn” và quyền dân sinh, dân chủ ở các làng.

Tháng 2 năm 1938, dưới sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ, nhân dân Thiệu Hóa đã cùng với nhân dân các phủ huyện Yên Định, Thọ Xuân, Vĩnh Lộc tổ chức một cuộc mít tinh tại làng Chiềng (huyện Yên Định) để ủng hộ Liên Xô, ủng hộ Mặt trận nhân dân Pháp; đòi tự do, dân chủ, nghiệp đoàn; tự do lập hội; đòi thả hết tù chính trị. Cuộc mít linh diễn ra công khai, kết thúc thắng lợi đã đánh dấu bước phát triển mới của phong trào công khai và nửa công khai ở tỉnh Thanh Hóa. Trước phong trào đấu tranh của nhân dân ngày càng lên cao, chính quyền thuộc địa thực hiện chính sách mị dân, đưa ra cái gọi là “cải lương hương tục” để chia rẽ nhân dân với cách mạng. Nhận rõ âm mưu của kẻ thù, thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy Thanh Hóa, Hội tương tế ái hữu làng Yên Lộ đã vận động dân làng lập bản “dự thảo khế ước cải lương” gửi lên chính quyền tỉnh, trong đó nêu rõ: bỏ hủ tục ma chay, cưới xin linh đình, bỏ lệ đóng xôi cân, gà lượt; tự do lập hội giúp đỡ nhau lúc khó khăn; tự do mở trường học chữ quốc ngữ. Từ Yên Lộ, phong trào lập khế ước lan ra nhiều làng ở Thiệu Hóa. Trước sức đấu tranh sôi nổi với các yêu cầu hợp tình, hợp lý, đến mùa hè năm 1938, chính quyền tỉnh buộc phải chấp nhận các hình thức “cải lương hương tục” tại các làng Yên Lộ, Ngô Xá, Mao Xá, Phong Cốc, Trung Lập.

Sự lớn mạnh của phong trào cách mạng ở địa phương ngày càng đòi hỏi sự tăng cường lãnh đạo của Đảng. Nhận thức rõ yêu cầu bức xúc đó, các Đảng viên ở Thiệu Hóa đã tích cực đẩy mạnh công tác phát triển cơ sở đảng và đã đạt nhiều kết quả. Đầu tháng 6 năm 1938, Chi hội ghép 4 làng: Phong Cốc - Thuần Hậu - Xá Lê - Ngọc Trung được thành lập. Hội nghị thành lập chi bộ được tổ chức tại nhà bà Lý Đan (ở làng Ngọc Trung), với sự tham dự của các đồng chí Trịnh Ngọc Điệt, Nguyễn Văn Phác, Đỗ Huy Tám, Đỗ Huy Trai (tức Đỗ Anh Tuấn), Đỗ Huy Trinh. Chi bộ do đồng chí Trịnh Ngọc Điệt làm Bí thư. Ngày 20 tháng 6 năm 1938, sau một thời gian sinh hoạt trong chi bộ ghép Long Linh Ngoại (Thiệu Hóa) - Ngọc Vực (Yên Định), các đảng viên làng Long Linh Ngoại đã tổ chức một cuộc họp tại nhà đồng chí Ngô Xuân Nghiêm thành lập chi bộ độc lập gồm 5 đồng chí. Đồng chí Trịnh Khắc Sản làm Bí thư chi bộ; ngay sau khi thành lập, chi bộ đã đề ra các nhiệm vụ tiếp tục phát triển mở rộng “Hội tương tế ái hữu” và các tổ chức quần chúng; phát động phong trào hành động cách mạng mạnh mẽ thông qua đó để bồi dưỡng kết nạp Đảng viên. Chi bộ đã phân công trách nhiệm cụ thể cho từng Đảng viên trong công tác lãnh đạo phong trào.

Sự ra đời của chi bộ ghép Phong Cốc - Thuần Hậu - Xá Lê - Ngọc Trung và chi bộ Long Linh Ngoại đã làm cho năng lực lãnh đạo và tổ chức của Đảng ở Thiệu Hóa nâng lên một bước mới. Đến thời gian này, Thiệu Hóa đã có 6 chi bộ, trong đó có 1 chi bộ ghép. Lực lượng lãnh đạo được tăng cường, phong trào đấu tranh ở địa phương càng vươn lên mạnh mẽ. Từ giữa năm 1938, phong trào đấu tranh đòi khất thuế, giảm thuế và chống dự án thuế mới bùng lên khắp nơi trên địa bàn Thiệu Hóa. Ngay sau phong trào đòi khất thuế, giảm thuế, nhân dân Thiệu Hóa đã đấu tranh chống “dự án thuế mới” do chính quyền thống trị đề ra nhằm tăng cường bóc lột nhân dân ta. Hàng loạt các cuộc mít tinh, biểu tình liên tiếp nổ ra, hàng chục bản kiến nghị với nhiều chữ ký phản đối “dự án thuế mới” gửi cho khâm sứ Trung Kỳ, Viện dân biểu Trung Kỳ và Toàn quyền Đông Dương. Phong trào chống “dự án thuế mới” trở thành cao trào đấu tranh cách mạng, góp phần gây áp lực hậu thuẫn cho Viện dân biểu Trung Kỳ bác bỏ “dự án thuế mới” của chính quyền thuộc địa trong phiên họp ngày 12 tháng 9 năm 1938. Bên cạnh các hình thức đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ, trong các làng, tổng của Thiệu Hóa đã xuất hiện các cuộc đấu tranh nhằm vào bọn tay sai trong chính quyền cơ sở của địch.

Cuối năm 1938, đầu năm 1939, thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy Thanh Hóa, các chi bộ Đảng ở Thiệu Hóa đã tiến hành vận động nhân dân đòi thực hiện phổ thông đầu phiếu, qua đó bố trí đưa cán bộ và quần chúng tích cực, tiến bộ vào nắm giữ các vai trò quan trọng trong “Hội đồng hương chính”. Ở Yên Lộ, “Hội đồng hương chính” làng được thành lập đặt dưới sự chỉ đạo của chi bộ Đảng. Hội đồng gồm 15 người chia làm 5 tiểu ban: tuyên truyền giáo dục; vệ nông, giao thông cầu cống; kinh tế tài chính; trật tự trị an, tư pháp; lao động và kiến thiết nông thôn, do đồng chí Hoàng Văn Quế làm trưởng ban. Hội đồng hương chính Yên Lộ đã nắm các quyền điều hành mọi hoạt động chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của làng, theo đường lối của Mặt trận dân chủ. Bọn thống trị buộc phải thừa nhận Hội đồng này là hợp pháp. Sau Yên Lộ, chi bộ Ngô Xá Hạ đã vận động đưa những hội viên Hội tương tế ái hữu tham gia “Ngũ hương” (hương bạ, hương bản, hương kiểm, hương mục, hương dịch), tạo điều kiện thuận lợi trong việc thực hiện những chủ trương của Mặt trận Dân chủ. Ở tổng Thử Cốc, sau cuộc bầu cử Hội đồng hương chính, hầu hết các chức vụ trong Hội đồng ở các làng đều do quần chúng có cảm tình với cách mạng nắm giữ. Việc đưa người vào Hội đồng hương chính là sự vận dụng sáng tạo đường lối của Đảng vào thực tế địa phương, tạo điều kiện cho quần chúng tập dượt trong việc quản lý chính quyền ở cơ sở.

Đến đầu năm 1939, phong trào cách mạng ở Thiệu Hóa đã có những phát triển rất mạnh mẽ... Cơ sở đảng, tổ chức quần chúng ngày càng được tăng cường. Tuy nhiên, phong trào ở địa phương cho đến thời gian này vẫn theo 6 đầu mối chỉ đạo khác nhau. Đó là các chi bộ Yên Lộ, Ngô Xá Thượng, Ngô Xá Hạ, Mao Xá - Cựu Thôn, Long Linh và chi bộ Phong Cốc - Thuần Hậu - Xá Lê - Ngọc Trung. Tình hình trên đã gây nên những khó khăn cho sự phát triển đồng đều của phong trào cách mạng trong phủ. Để thống nhất chỉ đạo phong trào cách mạng của địa phương, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh uỷ, Hội nghị đại biểu Đảng bộ Thiệu Hóa được triệu tập tại nhà ông Hoàng Văn Lục, làng Yên Lộ, vào ngày 20 tháng 4 năm 1939. Dự Hội nghị có các đồng chí Hoàng Văn Quế, Hoàng Văn Đài, Ngô Ngọc Toản, Trịnh Ngọc Điệt, Lê Huy Toán, Ngô Đức.

Sau khi xem xét tình hình chung và địa phương, Hội nghị đề ra những nhiệm vụ cần kíp: lãnh đạo quần chúng đấu tranh, củng cố tổ chức Đảng, Hội nghị bầu ra Ban Chấp hành Đảng bộ phủ gồm 3 đồng chí Hoàng Văn Quế, Ngô Ngọc Toản, Hoàng Văn Đài, do đồng chí Hoàng Văn Quế làm Bí thư. Đây là cơ quan lãnh đạo cấp phủ, huyện đầu tiên của Đảng bộ Thanh Hóa. Hội nghị cũng bầu đại biểu đi dự Đại hội Đảng bộ tỉnh gồm các đồng (Ngô Ngọc Toản, Ngô Đức và Lê Huy Toán).

Sự ra đời của Phủ ủy (Đảng bộ) Thiệu Hóa đã đánh dấu bước tiến bộ vượt bậc của phong trào cách mạng ở địa phương. Sau Phủ ủy ra đời, các Đảng viên ở Thiệu Hóa càng đẩy mạnh xây dựng, củng cố tổ chức Đảng, các đoàn thể quần chúng, lãnh đạo nhân dân đấu tranh.

Bài và ảnh Trần Ngọc Tùng
Phó trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Thiệu Hóa

Tin liên quan

Tin mới hơn

Mitraco Hà Tĩnh lực lượng “đầu kéo” thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển

Mitraco Hà Tĩnh lực lượng “đầu kéo” thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển

LNV - Tính từ ngày thành lập đến nay, tổng Công ty Mitraco Hà Tĩnh (tiền thân của Công ty khai thác chế biến, xuất khẩu titan) đã chạm mốc thời gian 22 năm. Trải qua bao thăng trầm nghiệt ngã. Dưới sự chỉ đạo của Đảng ủy, Hội đồng quản trị và ban Giám đốc, những người lao động ở Mitraco luôn được truyền tải ý chí, họ đã không nản lòng sát cánh bên nhau vượt qua khó khăn, thử thách.
Nâng cao chất lượng  hoạt động hợp tác xã

Nâng cao chất lượng hoạt động hợp tác xã

LNV - Kinh tế tập thể mà nòng cốt là hợp tác xã (HTX) là một trong những hướng đi quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt ở khu vực nông thôn, miền núi. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, phần lớn HTX trên địa bàn tỉnh hoạt động cầm chừng, kém hiệu quả, quy mô nhỏ, thiếu tính liên kết và chưa thực sự phát huy vai trò trong việc nâng cao thu nhập cho thành viên cũng như đóng góp cho kinh tế địa phương.
6 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản ước tăng trên 14%

6 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản ước tăng trên 14%

LNV - Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết, 6 tháng đầu năm 2025, tổng giá trị xuất nhập khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 57 tỷ USD; trong đó, xuất khẩu ước đạt 33,5 tỷ USD (tăng 14,3%) và nhập khẩu 23,5 tỷ USD (tăng 12,8%) so với cùng kỳ năm 2024.
Sớm học nghề tự thân lập nghiệp

Sớm học nghề tự thân lập nghiệp

LNV - Nói đến anh Nguyễn Văn Bính (SN 1996) thợ sửa chữa xe máy ở khu 3 Đào Xá, Phú Thọ, thì người dân các xã ven Sông Đà khu vực các xã Đào Xá, Thanh Thủy, Tam Nông của tỉnh Phú Thọ và các xã Vật Lại, Cổ Đô của TP Hà Nội có nhiều người biết đến.
Thanh Hóa: Hiệu quả dự án Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững

Thanh Hóa: Hiệu quả dự án Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững

LNV - Trong những năm qua, tỉnh Thanh Hóa luôn xác định công tác giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ chính trị quan trọng của cả hệ thống chính trị, tập trung đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo và đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần hoàn thành mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo. Trong đó, nổi bật có Dự án 1 về hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo.
Chợ Trát Cầu - Không gian mới cho làng nghề vươn xa

Chợ Trát Cầu - Không gian mới cho làng nghề vươn xa

LNV - Giữa dòng chảy hiện đại, những làng nghề truyền thống như Trát Cầu thuộc xã Tiền Phong, huyện Thường Tín (nay là xã Thường Tín, Hà Nội) vẫn giữ được bản sắc riêng với đôi bàn tay tài hoa của những người thợ.

Tin khác

Sản xuất, tiêu thụ sản phẩm động vật theo chuỗi liên kết: Nâng hiệu quả kiểm soát chất lượng thực phẩm

Sản xuất, tiêu thụ sản phẩm động vật theo chuỗi liên kết: Nâng hiệu quả kiểm soát chất lượng thực phẩm

LNV - Thời gian qua, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội đã hỗ trợ các hợp tác xã, người dân tổ chức chăn nuôi theo chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, bảo đảm an toàn sinh học.
Lạng Sơn: Biến di sản thành tài sản

Lạng Sơn: Biến di sản thành tài sản

LNV - Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa không chỉ tạo ra lợi ích kinh tế mà còn là "chìa khóa" cho phát triển du lịch bền vững. Với kho tàng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể vô cùng phong phú, những năm qua, ngành du lịch tỉnh đã và đang nỗ lực biến những giá trị văn hoá truyền thống này thành tài nguyên quý giá. Qua đó, không chỉ thu hút du khách mà còn góp phần xây dựng thương hiệu cho du lịch Xứ Lạng.
Ngày 9/7: Giá cà phê giảm mạnh, hồ tiêu neo cao ở mức 140.600 đồng/kg

Ngày 9/7: Giá cà phê giảm mạnh, hồ tiêu neo cao ở mức 140.600 đồng/kg

LNV - Giá cà phê trong nước hôm nay (9/7) giảm mạnh, mức giảm từ 3.700 - 3.800 đồng/kg so với phiên giao dịch hôm qua. Trong khi đó, giá tiêu cũng biến động giảm và đi ngang, mức giảm từ 1.000 - 2.000 đồng/kg. Hiện giá thu mua tiêu trung bình tại các địa bàn trọng điểm 140.600 đồng/kg.
Xã Bát Tràng thu ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2025 đạt hơn 39 tỷ đồng

Xã Bát Tràng thu ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2025 đạt hơn 39 tỷ đồng

LNV - Chiều 7-7, Ban Chấp hành Đảng bộ xã Bát Tràng tổ chức Hội nghị lần thứ 2, triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 và công tác chuẩn bị Đại hội Đảng các cấp.
“Mệnh lệnh thép” của Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai khi giao chỉ tiêu cho 58 xã, phường mới

“Mệnh lệnh thép” của Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai khi giao chỉ tiêu cho 58 xã, phường mới

LNV - Tại Hội nghị trực tuyến triển khai giao chỉ tiêu và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 cho 58 xã, phường mới vào sáng ngày 3/7, Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai Hồ Quốc Dũng đưa ra “mệnh lệnh thép”, nhằm mục đích xây dựng kiến tạo tỉnh Gia Lai mới bứt phá thần tốc, tạo động lực phát triển nhanh, bền vững.
Dự báo, giá xăng, dầu giảm mạnh 6,8 - 7,5% trong ngày 3-7

Dự báo, giá xăng, dầu giảm mạnh 6,8 - 7,5% trong ngày 3-7

LNV - Mô hình dự báo giá xăng, dầu của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) nhận định, tại kỳ điều hành ngày 3-7, giá xăng, dầu bán lẻ có thể giảm 6,8 - 7,5%.
Trí thức trẻ Lê Bảo Hưng đam mê với khát vọng làm giàu trên mảnh đất quê hương

Trí thức trẻ Lê Bảo Hưng đam mê với khát vọng làm giàu trên mảnh đất quê hương

LNV - Năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, anh Lê Bảo Hưng, sinh năm 1993, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp chăn nuôi Bảo Hưng (HTX), xã Trường Hà đã khởi nghiệp thành công từ mô hình chăn nuôi an toàn sinh học. Anh là gương điển hình cho lớp trí thức trẻ Cao Bằng sống trọn với đam mê, bằng nghị lực tuổi trẻ, cùng ý chí vươn lên thực hiện khát vọng làm giàu trên chính mảnh đất quê hương của mình.
Khắc phục sụt giảm xuất khẩu rau quả: Yếu tố sống còn là chất lượng

Khắc phục sụt giảm xuất khẩu rau quả: Yếu tố sống còn là chất lượng

LNV - 5 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu rau quả sụt giảm đáng kể do một số loại quả chưa đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng an toàn thực phẩm. Nhiều lô sầu riêng của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc bị phát hiện chứa dư lượng kim loại nặng vượt ngưỡng quy định…
Nông dân Gia Lâm tập trung sản xuất nông nghiệp sạch

Nông dân Gia Lâm tập trung sản xuất nông nghiệp sạch

LNV - Huyện Gia Lâm hiện có hơn 30.000 cán bộ, hội viên sinh hoạt tại 16 tổ chức cơ sở hội xã, thị trấn, 124 chi hội địa bàn dân cư.
Thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án giảm nghèo

Thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án giảm nghèo

LNV - Thực hiện có hiệu quả những chương trình, dự án hỗ trợ tạo sinh kế, đào tạo nghề, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho người dân..., giai đoạn 2021 - 2025, nhiều hộ nghèo trên địa bàn huyện Lâm Hà đã có điều kiện phát triển kinh tế ổn định, tăng thu nhập, góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững.
Chăn nuôi an toàn sinh học – Hướng đi hiệu quả cho người dân Văn Quan

Chăn nuôi an toàn sinh học – Hướng đi hiệu quả cho người dân Văn Quan

LNV - Chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học (ATSH) đang được nhiều hợp tác xã, hộ dân trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn tích cực triển khai, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, phòng chống dịch bệnh hiệu quả và từng bước thay đổi tư duy từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang sản xuất hàng hóa bền vững.
Bình Định thu hút đại dự án nước ngoài tạo động lực phát triển xanh bền vững

Bình Định thu hút đại dự án nước ngoài tạo động lực phát triển xanh bền vững

LNV - Trong tháng 6/2025, tỉnh Bình Định liên tiếp đón nhận những tín hiệu tích cực từ các nhà đầu tư nước ngoài với hai đại dự án quy mô lớn trong lĩnh vực năng lượng tái tạo và du lịch nghỉ dưỡng - tài chính quốc tế. Đây được đánh giá là những bước đột phá chiến lược, góp phần hiện thực hóa mục tiêu phát triển kinh tế xanh, nâng tầm vị thế địa phương trên bản đồ đầu tư toàn cầu.
Bí thư Tỉnh ủy Bình Định trao Giấy chứng nhận đầu tư dự án 1 tỷ USD tại Thụy Điển

Bí thư Tỉnh ủy Bình Định trao Giấy chứng nhận đầu tư dự án 1 tỷ USD tại Thụy Điển

LNV - Chiều 12/6, tại diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Thụy Điển với chủ đề “Chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo”, diễn ra tại Stockholm (Thuỵ Điển), Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Hồ Quốc Dũng đã trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án “Tổ hợp sản xuất tái chế vải Polyester” cho Công ty SYRE Impact AB.
Bà Rịa - Vũng Tàu kỳ vọng trở thành động lực hội nhập kinh tế quốc tế

Bà Rịa - Vũng Tàu kỳ vọng trở thành động lực hội nhập kinh tế quốc tế

LNV - Với vị trí chiến lược cùng tiềm năng xuất khẩu lớn, Bà Rịa - Vũng Tàu, địa phương sắp hợp nhất cùng TP. HCM và Bình Dương, được kỳ vọng trở thành một trong những động lực phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế quan trọng của cả nước. Đó cũng là mục tiêu trọng tâm được các ngành chức năng đề ra tại “Hội thảo giới thiệu các thị trường tiềm năng thúc đẩy hợp tác kinh doanh giữa Doanh nghiệp Bà Rịa – Vũng Tàu và các nước” ngày 6/6.
Nâng tầm giá trị thương hiệu khô cá lóc

Nâng tầm giá trị thương hiệu khô cá lóc

LNV - Khô cá lóc – một món ăn tưởng chừng mộc mạc, dân dã nay đang dần trở thành một trong những đặc sản tiêu biểu của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Không chỉ là thức quà mang hương vị tuổi thơ, khô cá lóc còn đại diện cho mô hình sinh kế bền vững gắn liền với thiên nhiên, văn hóa và bản sắc địa phương. Trong đó, có thể kể đến hai sản phẩm tiêu biểu: Khô cá lóc Thạnh Hưng (Long An) và Khô cá lóc vị xưa “Khô cá Rừng Tràm” (An Giang). Hai thương hiệu với hai câu chuyện khác nhau nhưng cùng chung một khát vọng - lưu giữ hồn quê và phát triển kinh tế.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Công bố Quyết định công nhận danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2025

Công bố Quyết định công nhận danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2025

LNV - Sáng 14/7, tại xã Khổng Lào, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Lai Châu phối hợp với UBND xã Khổng Lào tổ chức Lễ công bố Quyết định công nhận danh mục di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia.
Nghề làm bún Đa Mai

Nghề làm bún Đa Mai

LNV - Trong khi nhiều làng nghề thủ công truyền thống đang phải đối mặt với nguy cơ mai một bởi khó khăn về đầu ra sản phẩm thì nghề làm bún tại phường Đa Mai, Bắc Giang (nay là Bắc Ninh) lại ngày càng phát triển, tạo thu nhập ổn định và đem lại cuộc sống khấm khá cho nhiều hộ dân.
Hưng Yên xử lý “điểm đen” ô nhiễm tại làng nghề Minh Khai

Hưng Yên xử lý “điểm đen” ô nhiễm tại làng nghề Minh Khai

LNV - Ngày 27-6, tại Hưng Yên, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam, phối hợp với Đại sứ quán Na Uy và Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Hưng Yên tổ chức Hội thảo tham vấn “Kế hoạch cải tạo và phục hồi môi trường khu vực ô nhiễm nhựa tại làng nghề Minh Khai, tỉnh Hưng Yên”, nhằm cải tạo khu vực tồn lưu rác thải nhựa nghiêm trọng, đồng thời thúc đẩy mô hình kinh tế tuần hoàn tại địa phương.
TP. Hồ Chí Minh công bố 28 sản phẩm OCOP 4 sao

TP. Hồ Chí Minh công bố 28 sản phẩm OCOP 4 sao

LNV - Đến tháng 6/2025, toàn TP. Hồ Chí minh ghi nhận đã có 419 sản phẩm OCOP được công nhận từ 155 chủ thể, trong đó có 312 sản phẩm đạt 3 sao và 107 sản phẩm đạt 4 sao.
An Giang: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các đề án khuyến công

An Giang: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các đề án khuyến công

LNV - Việc triển khai các đề án khuyến công địa phương không những hỗ trợ thiết bị mà còn góp phần lan tỏa giá trị văn hóa và thúc đẩy tinh thần giữ gìn nghề truyền thống của địa phương.
Giao diện di động