Hà Nội: 26°C Hà Nội
Đà Nẵng: 28°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 33°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 32°C Thừa Thiên Huế

Ứng dụng KH&CN để bảo tồn và phát triển làng nghề sản xuất thủ công mỹ nghệ từ tre, nứa Đỗ Xuyên, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ gắn với xây dựng thương hiệu, tổ chức sản xuất, mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu

LNV – Trước bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, khoa học công nghệ đang phát triển vượt bậc, đặc biệt với cuộc Cách mạng công nghệ 4.0, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, liên kết sản xuất, phát triển thị trường… nhằm góp phần nâng cao thu nhập, duy trì sự phát triển của các làng nghề truyền thống, từng bước bảo tồn văn hóa địa phương. Việc triến khai xây dựng dự án “Ứng dụng KH&CN để bảo tồn và phát triển làng nghề sản xuất thủ công mỹ nghệ từ tre, nứa Đỗ Xuyên, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ gắn với xây dựng thương hiệu, tổ chức sản xuất, mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu” là cần thiết và phù hợp, có ý nghĩa quan trọng đối với địa phương góp phần xây dựng nông thôn mới theo hướng bền vững.
Hiện nay, khu vực nông thôn Việt Nam đang có 5.499 làng nghề và làng có nghề sản xuất ra các loại sản phẩm khác nhau, hầu hết làng nghề có quy mô nhỏ và vừa (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2017). Trong đó, làng nghề thuộc hoạt động sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh… chiếm 40% tổng số làng nghề. Đã có 1.926 làng nghề, làng nghề truyền thống và 125 nghề truyền thống đã được công nhận (2018). Đây là tiềm năng rất lớn để các địa phương khai thác, phát huy những giá trị truyền thống của các sản phẩm, gắn với xu thế tiêu dùng hướng về tinh thần, giá trị về văn hóa trong bối cảnh hiện nay.

Doanh nghiệp tại các làng nghề vẫn phải đối mặt với những thách thức rất lớn từ vấn đề lao động, thiết bị lạc hậu, liên kết sản xuất kém do quy mô sản xuất nhỏ, sản phẩm sản xuất, đặc biệt là sản phẩm xuất khẩu không có thương hiệu, chủ yếu là gia công theo đơn đặt hàng... Theo số liệu điều tra sơ bộ năm 2017, có đến 51,3% doanh nghiệp làng nghề khó khăn về vốn, 53,8% khó khăn về tiêu thụ sản phẩm...

Làng nghề tre, nứa dồn xã Đỗ Xuyên, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ là đã phát triển từ lâu đời, gắn với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ nổi tiếng của huyện như: mâm nứa dồn sơn mài, bình hoa, lục bình… Với kỹ thuật sản xuất nứa dồn thủ công, mẫu mã đặc sắc, tín năng sử dụng tiện lợi. Đặc biệt là sản phẩm mâm nứa dồn sơn mài là một sản phẩm đặc trưng, dùng để thờ cúng tại các hộ gia đình, tại các đền, chùa, miếu, đình… Các sản phẩm của làng nghề được sản xuất hoàn toàn thủ công, rất bền đẹp, đặc biệt đặc sắc, gây ấn tượng mạnh đối với khách hàng, tiếp cận các thị trường trong nước và quốc tế.

Dự án với mục tiêu Bảo tồn và phát triển nghề thủ công mỹ nghệ từ tre, nứa xã Đỗ Xuyên trên cơ sở phát huy vai trò của doanh nghiệp trong xây dựng thương hiệu, tổ chức sản xuất, áp dụng công nghệ, mở rộng thị trường nội tiêu và xuất khẩu, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập người dân nông thôn, đảm bảo vệ sinh môi trường ở khu vực xã Đỗ Xuyên, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ.

Mục tiêu cụ thể

Đánh giá được hiện trạng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ tre, nứa của xã Đỗ Xuyên.

Bảo tồn và phát triển nghề thủ công truyền thống từ tre, nứa xã Đỗ Xuyên trên cơ sở hoàn thiện quy trình kỹ thuật truyền thống, đào tạo và nâng cao số lượng lao động làm nghề trên địa bàn xã.

Hoàn thiện và tổ chức hoạt động HTX làng nghề thủ công mỹ nghệ từ tre, nứa xã Đỗ Xuyên.

Xây dựng mô hình liên kết sản xuất, thương mại sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ tre, nứa xã Đỗ Xuyên trên cơ sở các sản phẩm truyền thống (mâm nứa, bình, lọ, khay hộp, đồ thờ cúng…) với số lượng ít nhất 38.000 sản phẩm.

Xây dựng thương hiệu làng nghề thủ công mỹ nghệ Đỗ Xuyên dưới hình thức nhãn hiệu tập thể, gắn với vai trò của doanh nghiệp và HTX làng nghề thủ công mỹ nghệ từ tre, nứa xã Đỗ Xuyên.

Tổ chức quảng bá, giới thiệu và phát triển hệ thống tiêu thụ sản phẩm gắn với thương hiệu làng nghề Đỗ Xuyên trên thị trường trong nước và quốc tế.

Phạm vi thực hiện Dự án

Phạm vi về không gian: Dụ án được triển khai tại Làng nghề tre nứa dồn xã Đỗ Xuyên, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ. Bên cạnh đó một số nghiên cứu phụ trợ về kinh nghiệm sản xuất, thị trường được triển khai tại một số địa bàn có làng nghề tre nứa dồn phát triển như Ý Yên – Nam Định, Thanh Hóa, Ninh Bình và Hà Nội;

Phạm vi về thời gian: Thời gian triển khai các hoạt động nghiên cứu hỗ trợ là 01 năm, từ tháng 12/2019 đến tháng 12/2020. Các hoạt động nghiên cứu đánh giá về kinh nghiệm sản xuất thương mại của các làng nghề, đánh giá nhu cầu thị trường được đánh giá ngay tại thời điểm nghiên cứu.

Thực trạng phát triển làng nghề tre nứa dồn Đỗ Xuyên

Làng nghề tre, nứa dồn xã Đỗ Xuyên, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ là đã phát triển từ lâu đời, gắn với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ nổi tiếng của huyện như: mâm nứa dồn sơn mài, bình hoa, lục bình… Với kỹ thuật sản xuất nứa dồn thủ công, mẫu mã đặc sắc, tín năng sử dụng tiện lợi. Đặc biệt là sản phẩm mâm nứa dồn sơn mài là một sản phẩm đặc trưng, dùng để thờ cúng tại các hộ gia đình, tại các đền, chùa, miếu, đình… Các sản phẩm của làng nghề được sản xuất hoàn toàn thủ công, rất bền đẹp, đặc biệt đặc sắc, gây ấn tượng mạnh đối với khách hàng, tiếp cận các thị trường trong nước và quốc tế.

Mô hình tổ chức sản xuất của làng nghề tre nứa dồn Đỗ Xuyên hiện nay được phát triển theo mô hình tổ chức liên kết sản xuất giữa Doanh nghiệp – Hợp tác xã – Hộ gia đình. Trong đó Doanh nghiệp đóng vai trò đơn vị tổ chức xây dựng tiêu chuẩn sản phẩm và kết nối thị trường; đầu tư nguồn vốn về nguyên liệu đầu vào; ký hợp đồng với HTX về số lượng, quy cách sản phẩm; hoàn thiện sản phẩm cuối cùng và thương mại sản phẩm ra thị trường. HTX đóng vai trò tổ chức sơ chế nguyên liệu chung, đặt hàng sản phẩm đối với các thành viên, điều phối sản xuất trên cơ sở sử dụng trang thiết bị máy móc theo nhóm sản xuất; kiểm soát chất lượng và thu gom sản phẩm theo hợp đồng với doanh nghiệp; quản lý NHTT Đỗ Xuyên và thúc đẩy hoạt động giới thiệu làng nghề. Hộ thành viên HTX tổ chức sản xuất theo đơn đặt hàng của HTX và Hộ gia đình không phải thành viên HTX ký hợp đồng với HTX để sơ chế sản phẩm theo đơn đặt hàng, bán sản phẩm cho HTX để cung cấp cho doanh nghiệp. Tuy nhiên Hợp tác xã sản xuất thủ công mỹ nghệ Đỗ Xuyên mới được thành lập năm 2018, tổ chức bộ máy và hoạt động chưa hoàn thiện, còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là về tổ chức, cơ sở hạ tầng và công nghệ. Doanh nghiệp cơ cở hạ tầng của doanh nghiệp còn hạn chế, 1000 m2 nhà xưởng đã xuống cấp, khó áp dụng được khoa học, công nghệ, đặc biệt là các công nghệ mới như: phun sơn, sơn mài,… giá lao động và năng suất lao động còn thấp, mẫu mã sản phẩm chưa đa dạng, đồng nhất để đáp ứng yêu cầu của thị trường.

Lao động tại các hộ làng nghề tre nứa dồn Đỗ Xuyên cho thấy đa số lao động được sử dụng tại các làng nghề chủ yếu là lao động trung niên hoặc cao tuổi. 73,33% các hộ trong làng nghề coi hoạt động sản xuất trong làng nghề là hoạt động phụ của gia đình. 100% các hộ sản xuất hiện nay áp dụng phương thức sản xuất hoàn toàn thủ công bằng tay, chưa có hộ làng nghề nào đưa thiết bị máy móc vào sản xuất để nâng cao năng suất, giảm chi phí.

Ngoài sản phẩm truyển thống từ xa xưa, hiện nay làng nghề tre nứa dồn Đỗ Xuyên không phát triển thêm được các sản phẩm mới do thiếu nguồn đơn đặt hàng của khách cũng như các doanh nghiệp xuất khẩu. Nhìn chung các sản phẩm làng nghề tre nứa dồn Đỗ Xuyên khá đơn điệu, đơn giản, chỉ có giá trị về mặt sử dụng, tính thẩm mỹ kém… Do đó cần nghiên cứu tạo hướng đi mới cũng như kết nối với các doanh nghiệp, các làng nghề khác để đẩy mạnh phát triển sản xuất, tạo ra nhiều giá sản phẩm có giá trị kinh tế cao phục vụ sản xuất cũng như sinh hoạt của người tiêu dùng.

Thị trường tiêu thụ các sản phẩm làng nghề chủ yếu là tiêu thụ tại địa phương khác thông qua các doanh nghiệp hoặc cơ sở thu gom. Kênh tiêu thụ sản phẩm chính sản phẩm của làng nghề là người sản xuất bán qua doanh nghiệp hoặc thug om tại địa phương sau đó bán cho các doanh nghiệp làm cót ép phục vụ xây dựng.

Thực trạng phát triển kết cấu hạ tầng và xây dựng nông thôn mới

Được sự quan tâm tạo điều kiện của Huyện ủy, UBND huyện. Xã Đỗ Xuyên đã tập trung phát huy tốt việc thực hiện quy chế dân chủ, thực hiện lồng ghép các nguồn vốn cùng với sự tham gia đóng góp nhân lực, vật lực của nhân dân nâng cấp một số tuyến giao thông nông thôn. Năm 2019 huy động nhân dân các khu 1,2,4,5 đóng góp kinh phí, công lao động nâng cấp, mở rộng được trên 3km đường giao thông nông thôn bằng bê tông xi măng theo phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm;

Xuất xứ công nghệ được ứng dụng trong Dự án

Do không có đề tài nào nghiên cứu hoàn thiện, đề xuất giải pháp công nghệ mới cho sản xuất các sản phẩm tương tự như của Dự án, nên công nghệ được sử dụng trong dự án có xuất xứ chủ yếu từ thực tiễn đúc kết kinh nghiệm truyền thống, cải tiến, thử nghiệm và áp dụng thành công của Công ty chủ trì Dự án và của các nghệ nhân tại các làng nghề truyền thống, được các chuyên gia về ngành nghề nông thôn đánh giá tốt.

Mặt khác, thực tế bảo tồn và phát triển các ngành nghề truyền thống thủ công mỹ nghệ cho thấy, việc áp dụng công nghệ hiện đại cần hợp lý, hài hòa giữa áp dụng máy móc năng suất cao với lao động thủ công tay nghề cao, để đảm bảo sản phẩm đáp ứng các yêu cầu về bản sắc văn hóa truyền thống và sự đồng đều về chất lượng. Việc ứng dụng CGH đồng bộ là khó khả thi, thậm chí nếu áp đặt ứng dụng sẽ dẫn đến hệ lụy ngược: đầu tư lớn, sản xuất được nhiều, nhưng giá trị sản phẩm lại bị giảm đi, đánh mất thị trường…

Do đó thông qua việc tìm tòi, học hỏi của các nghệ nhân, người làm nghề mà các trang thiết bị máy móc được sáng chế, cải tiến và đưa vào thử nghiệm trong hoạt động làm nghề, và nó mang lại những hiệu quả thiết thực về năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.

Các máy móc được sử dụng vào Dự án có nguồn gốc và công năng như sau: (1) Máy sơ chế nguyên liệu; (2) Máy cắt ngang; (3) Máy lột bì, lột bụng và chẻ nan; (4) Máy dần nan (băm nan) và (5) Máy bào. Đó là các loại máy đã được các nghệ nhân ở các làng nghề sử dụng, được đội ngũ thợ cơ khí nghiên cứu, cải tiến và ứng dụng vào sản xuất ở một số làng nghề như: Làng nghề thủ công mỹ nghệ Hạ Thái, Phú Xuyên, Hà Nội; Công ty Cát Đằng ở làng nghề tre nứa dồn Ý Yên, Nam Định...

Các máy này cũng đã được các xưởng cơ khí ở Thái Bình, Đông Anh (Hà Nội), Nam Định sản xuất, lắp ráp và cung cấp cho các làng nghề truyền thống, phù hợp với từng điều kiện sản xuất và đặc tính nguyên liệu, hình dáng, kích thước, chủng loại của những nguyên liệu chế biến sẵn có ở Việt Nam.

Ngoài ra, còn có các thiết bị mới, hiện đại sẽ được ứng dụng trong Dự án như: (6) Hệ thống công nghệ phun sơn khép kín đảm bảo môi trường; (7) Máy chà 2 mặt sản phẩm; (8) Máy cắt tạo hình sản phẩm. Riêng các thiết bị máy móc tạo hình sản phẩm tiên tiến được sản xuất ở nước ngoài như Ý, Đức, Đài Loan và đã được ứng dụng ở Việt Nam, đem lại năng suất, hiệu quả cao và cải thiện rõ rệt chất lượng sản phẩm, độ đồng đều của hàng hóa tốt, giá thành thấp, mẫu mã phong phú, bắt mắt, đảm bảo không ô nhiễm môi trường. Các công nghệ này được Trường đại học Bách Khoa và một số doanh nghiệp cơ ký nghiên cứu, cải tiến và chế tạo thành công, áp dụng vào sản xuất tại phù hợp với điều kiện sản xuất và tính chất nguyên vật liệu ở Việt Nam và đã được đưa vào sử dụng tại một số doanh nghiệp như Hòa Phát, Cát Đằng.

Kết quả thực hiện các nội dung dự án

- Dự án đã đánh giá thực trạng về làng nghề, về sản xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ ở một số địa phương từ đó rút ra bài học kinh nghiệm hồi phục và phát triển làng nghề, nghề thủ công truyền thống ở một số địa phương có thể áp dụng cho làng nghề Đỗ Xuyên trong bảo tồn, phát triển nghề tre nứa dồn và đề xuất được các giải pháp bảo tồn cho Đỗ Xuyên.

- Dự án đã đánh giá được hiện trạng sản xuất và tiềm năng phát triển làng nghề tre, nứa dồn Đỗ Xuyên. Từ đó đề xuất được phương án tổ chức ứng dụng KHCN và bảo tồn làng nghề tre, nứa dồn Đỗ Xuyên cũng như kế hoạch hỗ trợ làng nghề nhằm bảo tồn, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm của làng nghề tre, nứa dồn Đỗ Xuyên.

- Dự án đã tiến hành củng cố lại mô hình HTX tre nứa dồn Đỗ Xuyên thông qua việc tư vấn hỗ trợ hoàn thiện về Điều lệ và Phương án sản xuất kinh doanh của HTX. Tập huấn hướng dẫn nâng cao năng lực cho Ban quản trị và các thành viên viên HTX về quy định pháp luật liên quan đến hoạt động của HTX; chính sách hỗ trợ HTX; về xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh của HTX; về quản trị và điều hành HTX; về quản lý tài chính, nhân sự của HTX; về phát triển thị trường, marketing sản phẩm; và về quản lý máy móc, trang thiết bị theo Nhóm sản xuất của HTX nhằm nâng cao năng suất lao động. Bên cạnh đó Dự án đã đầu tư cải tạo cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị cho HTX và Doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm giá thành, nâng cao thu nhập cho các hộ dân trên địa bàn.

- Việc đầu tư máy móc thiết bị mới kèm theo công tác chuyển giao, đào tạo nghề từ cơ bản đến chuyên sâu cho lao động kết hợp với sản xuất thử nghiệm một số sản phẩm truyền thống và sản phẩm mới là giải pháp cho thấy tính đồng bộ và đã mang lại hiệu quả cao trong việc nâng cao tay nghề và hiệu suất lao động cho người dân trong làng nghề.

- Mặc dù không hỗ trợ trực tiếp trong việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho HTX tre nứa dồn Đỗ Xuyên, tuy nhiên dự án cũng đã phối hợp với Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Phú Thọ, Phòng Kinh tế huyện Thanh Ba, Phòng Nông nghiệp huyện Thanh Ba và UBND xã Đỗ Xuyên triển khai tập huấn nâng cao năng lực cho Ban quản lý HTX và các thành viên có liên quan về quản lý và phát triển thương hiệu. Hỗ trợ xây dựng sổ tay quản lý và sử dụng nhãn hiệu tập thể tre nứa dồn Đỗ Xuyên và triển khai mô hình thí điểm trong việc quản lý và cấp quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể. Bên cạnh đó đã tiến hành hỗ trợ Công ty TNHH LV& Hòn ngọc Viễn Đông đạt chứng nhận ISO 14001:2015 về hệ thống quản lý môi trường, từ đó nâng cao năng lực cho Doanh nghiệp trong việc xuất khẩu sản phẩm của làng nghề đến một số thị trường khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ.

- Một trong những kết quả nổi bật khác của Dự án mang lại là xử lý vấn đề ô nhiễm trong làng nghề. Đây có thể xem như mô hình điểm để có thể nghiên cứu ứng dụng trên cả nước vì vấn đề ô nhiễm trong làng nghề luôn là vấn đề nhức nhối hiện nay của các cấp ban ngành. Thay vì để cá hộ ngâm tre nứa tự do tại các ao, hồ… trên địa bàn thì Dự án đã hỗ trợ hệ thống ao ngâm tập trung được xây dựng kiên cố (kè) kết hợp với hệ thống xử lý nước thải ba bước ngâm – lắng – xử lý bằng hóa chất kết hợp thả bèo tây đã góp phần xử lý mùi hôi thối và hệ thống nước ao ngâm đã đạt chứng nhận đủ tiêu chuẩn nước thải ra môi trường.

- Dự án đã tiến hành đánh giá rất cụ thể nhu cầu thị trường đối với các sản phẩm tren nứa dồn hiện nay thông qua điều tra các tác nhân thương mại (cửa hàng, đại lý, doanh nghiệp xuất khẩu). Thông qua đó đã tiến hành hỗ trợ Doanh nghiệp và HTX xây dựng các công cụ để quảng bá sản phẩm (catalogs về các sản phẩm, hệ thống tem nhãn, cẩm nang…). Đồng thời đã xây dựng các phóng sự về sự phát triển của làng nghề để phát sóng trên các kênh truyền hình của Trung Ương (VTV2) và Đài truyền hình Phú Thọ. Đồng thời đã hỗ trợ cho Doanh Nghiệp và HTX tham gia 05 Hội chợ trong nước và Quốc tế để quảng bá và giới thiệu các sản phẩm của làng nghề đến người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Kiến nghị

Nhìn chung, mặc dù do đác động của Dịch COVID-19 làm ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ triển khai dự án, tuy nhiên dự án vẫn đảm bảo tiến độ đề ra và mang lại những tác động tích cực, tạo công ăn việc làm cho lao động trong làng nghề, góp phần nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững, giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường của làng nghề… qua đó góp phần bảo tồn và phát triển làng nghề tre nứa dồn Đỗ Xuyên có nguy cơ ngày càng mai một. Bên cạnh đó, dự án cũng đã thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thông qua hoàn thiện nội dung các tiêu chí về thu nhập, giảm nghèo, tổ chức sản xuất, môi trường và đặc biệt là sản phẩm của làng nghề đã được Hội đồng OCOP tỉnh Phú Thọ công nhận đạt chuẩn 4 sao, góp phần đáng kể trong việc triển khai chương trình OCOP của xã Đỗ Xuyên nói riêng, huyện Thanh Ba – tỉnh Phú Thọ nói chung.

Một số hình ảnh về Dự án:
























Bài, ảnh: Lê Hùng


Tin liên quan

Tin mới hơn

Khai mạc Triển lãm sản phẩm thủ công mỹ nghệ, OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu ngành thêu ren, lụa, áo dài và túi vải năm 2024

Khai mạc Triển lãm sản phẩm thủ công mỹ nghệ, OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu ngành thêu ren, lụa, áo dài và túi vải năm 2024

LNV - Chiều ngày 26/9, tại Trung tâm Khuyến công và Tư vấn Phát triển công nghiệp (Hà Nội) đã diễn ra Lễ khai mạc Triển lãm sản phẩm thủ công mỹ nghệ, OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu ngành thêu ren, lụa, áo dài, túi vải năm 2024.
Khuyến công Đắk Lắk: Hỗ trợ máy móc tiên tiến sản xuất cà phê bột

Khuyến công Đắk Lắk: Hỗ trợ máy móc tiên tiến sản xuất cà phê bột

LNV - Ngày 10/9/2024, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn Phát triển công nghiệp Đắk Lắk phối hợp tổ chức nghiệm thu Đề án “Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong sản xuất cà phê bột” tại Hộ kinh doanh Famer coffee Toàn Khoa, phường Thiện An, thị xã Buôn Hồ.
Hội thảo lấy ý kiến dự thảo Nghị định sửa đổi về khuyến công

Hội thảo lấy ý kiến dự thảo Nghị định sửa đổi về khuyến công

LNV - Thực hiện chương trình công tác năm 2024, chiều ngày 05/9/2024, tại Long An Cục Công Thương Địa phương (Cục CTĐP) phối hợp với Sở Công Thương tỉnh Long An tổ chức Hội thảo lấy ý kiến đối với Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21/5/2012 của Chính phủ về khuyến công.
Kết nối giữa công nghệ và sản phẩm địa phương, OCOP

Kết nối giữa công nghệ và sản phẩm địa phương, OCOP

LNV - Ngày 24/9, tại Quảng trường Chiến Thắng, TP.Quy Nhơn, Sở Công Thương tỉnh Bình Định và Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) phối hợp tổ chức Lễ khai mạc triển lãm các mô hình công nghệ trong thương mại điện tử (TMĐT) và các sản phẩm đăng ký tham gia.
Khuyến công Cà Mau: Phát huy hiệu quả kinh phí khuyến công

Khuyến công Cà Mau: Phát huy hiệu quả kinh phí khuyến công

LNV - Thời gian qua, hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh Cà Mau đạt kết quả nổi bật, tạo điều kiện để các cơ sở công nghiệp nông thôn (CNNT) có cơ hội tiếp cận thiết bị máy móc hiện đại, nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất.
Khuyến công Bắc Giang: Nghiệm thu Đề án sản xuất gọng kính thủ công mỹ nghệ

Khuyến công Bắc Giang: Nghiệm thu Đề án sản xuất gọng kính thủ công mỹ nghệ

LNV - Chiều ngày 12/8/2024, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại Bắc Giang phối hợp với Phòng Quản lý công nghiệp (Sở Công Thương Bắc Giang), Phòng Kinh tế huyện Yên Dũng, UBND thị trấn Nham Biền tổ chức nghiệm thu hoàn thành đề án “ Đầu tư ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong sản xuất gọng kính thủ công mỹ nghệ “.

Tin khác

Khuyến công Bắc Giang: Hậu kiểm đánh giá hiệu quả đề án khuyến công của tỉnh

Khuyến công Bắc Giang: Hậu kiểm đánh giá hiệu quả đề án khuyến công của tỉnh

LNV - Tháng 7/2024, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh Bắc Giang phối hợp với các cơ quan, đơn vị, chính quyền địa phương, tổ chức hậu kiểm, đánh giá hiệu quả của các đề án khuyến công quốc gia, khuyến công địa phương được triển khai trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, giai đoạn hỗ trợ từ năm 2021 đến năm 2023.
Khuyến công Vĩnh Phúc: Hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nông thôn

Khuyến công Vĩnh Phúc: Hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nông thôn

LNV - Từ nguồn vốn khuyến công quốc gia, của tỉnh đã kịp thời hỗ trợ tích cực vào quá trình đổi mới công nghệ, phát triển sản xuất công nghiệp bền vững cũng như quảng bá, nâng cao năng lực hoạt động của nhiều doanh nghiệp (DN), cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn (CNNT). Từ đó, giúp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường, góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động việc làm và tăng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc.
Khuyến công Quảng Bình: Góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm các cơ sở CNNT

Khuyến công Quảng Bình: Góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm các cơ sở CNNT

LNV - Từ nguồn kinh phí khuyến công quốc gia và địa phương, thời gian qua, nhiều cơ sở công nghiệp nông thôn (CNNT) trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã được hỗ trợ đầu tư phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm, sức cạnh tranh trên thị trường.
Khoác áo mới có sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Bình Định

Khoác áo mới có sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Bình Định

LNV - Thời gian vừa qua tại Bình Định, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất có sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu đồng loạt thay đổi mẫu mã, bao bì nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm và tiếp cận khách hàng thuận lợi hơn.
Bình Định: Lễ trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án Nhà máy sản xuất cà phê hòa tan sấy lạnh

Bình Định: Lễ trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án Nhà máy sản xuất cà phê hòa tan sấy lạnh

LNV - Chiều 17/9, UBND tỉnh Bình Định, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định phối hợp với Công ty Cổ phần Becamex Bình Định long trọng tổ chức Lễ trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án Nhà máy sản xuất cà phê hòa tan sấy lạnh của Tập đoàn Future Enterprises Pte. Ltd (Singapore).
Kinh tế tập thể góp phần xây dựng nông thôn mới ở Hải Lăng

Kinh tế tập thể góp phần xây dựng nông thôn mới ở Hải Lăng

LNV - Đến nay, huyện Hải Lăng có 15/15 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM); 3 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; huyện hoàn thành 9/9 tiêu chí huyện NTM. Đóng góp vào kết quả chung đó, kinh tế tập thể (KTTT) mà nòng cốt là các hợp tác xã (HTX) đóng vai trò rất quan trọng trong việc cơ cấu lại sản xuất, góp phần nâng cao thu nhập, chuyển dịch cơ cấu lao động, thúc đẩy kinh tế phát triển, tạo ra sự thay đổi diện mạo nông thôn tại các địa phương.
Hà Nam: Khuyến công hỗ trợ thúc đẩy phát triển sản phẩm CNNT tiêu biểu

Hà Nam: Khuyến công hỗ trợ thúc đẩy phát triển sản phẩm CNNT tiêu biểu

LNV - Chương trình bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn (CNNT) đã mang lại những hiệu quả thiết thực, góp phần thúc đẩy CNNT phát triển; khôi phục, gìn giữ và phát triển một số ngành nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
Thái Bình: Hiệu quả từ nguồn vốn khuyến công Quốc gia

Thái Bình: Hiệu quả từ nguồn vốn khuyến công Quốc gia

LNV - Được sự hỗ trợ từ nguồn vốn khuyến công Quốc gia, Công ty Cổ phần Đầu tư QDH (cụm công nghiệp Thanh Tân, Kiến Xương) đã mạnh dạn đầu tư đổi mới máy móc, công nghệ sản xuất tạo sự bứt phá mạnh mẽ về sản lượng, doanh thu. Doanh nghiệp cũng tạo ra môi trường làm việc thuận lợi hơn cho người lao động, hướng tới mở rộng quy mô sản xuất và thị trường xuất khẩu.
Khuyến công Thái Bình: Hướng làng nghề thực hiện sản xuất sạch hơn

Khuyến công Thái Bình: Hướng làng nghề thực hiện sản xuất sạch hơn

LNV - Vừa qua, Sở Công Thương tỉnh Thái Bình đã chỉ đạo Trung tâm Khuyến công -Tư vấn phát triển công nghiệp tâp trung triển khai tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ bà con làng nghề xã Vũ Hội, huyện Vũ Thư nâng cao nhận thức và thực hành có hiệu quả về thực hiện sản xuất sạch hơn và tiết kiệm năng lượng trong sản xuất. Nhằm giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết giảm chi phí, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường, giúp làng nghề phát triển bền vững.
Khuyến công Đắk Lắk: Nghiệm thu đề án sản xuất hạt Mắc ca

Khuyến công Đắk Lắk: Nghiệm thu đề án sản xuất hạt Mắc ca

LNV - Vừa qua, Sở Công Thương Đắk Lắk, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn Phát triển công nghiệp phối hợp với phòng Kinh tế và Hạ tầng, UBND xã Chứ Kbô, huyện Krông Búk tổ chức nghiệm thu đề án: Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong sản xuất hạt mắc ca tại hộ kinh doanh Hoàng Nguyên.
Khuyến công Ninh Thuận: Hỗ trợ máy móc thiết bị tiên tiến chế biến táo sấy

Khuyến công Ninh Thuận: Hỗ trợ máy móc thiết bị tiên tiến chế biến táo sấy

LNV - Vừa qua, Sở Công Thương tỉnh Ninh Thuận đã chủ trì phối hợp tổ chức Đoàn nghiệm thu Đề án “Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong chế biến táo sấy” tại Hộ kinh doanh Trung Tuấn.
Thăng Bình (Quảng Nam): Trao chứng nhận cho 10 sản phẩm CNNT tiêu biểu

Thăng Bình (Quảng Nam): Trao chứng nhận cho 10 sản phẩm CNNT tiêu biểu

LNV - Huyện Thăng Bình (tỉnh Quảng Nam) vừa tổ chức hội nghị tổng kết, trao thưởng và giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn (CNNT) tiêu biểu năm 2024.
Đắk Lắk: Nghiệm thu hoàn thành đề án khuyến công

Đắk Lắk: Nghiệm thu hoàn thành đề án khuyến công

LNV - Ngày 21/8/2024, Sở Công Thương Đắk Lắk; Trung tâm Khuyến công và Tư vấn Phát triển công nghiệp phối hợp với phòng Kinh tế và Hạ tầng, UBND xã Ea Pil, huyện M’Drắk tổ chức nghiệm thu đề án: Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong sản xuất tinh dầu thảo dược tại Công ty TNHH Thương mại EPIS xã Ea Pil, huyện M’Drắk.
Sắp diễn ra Hội chợ Công Thương khu vực phía Bắc - Hòa Bình 2024

Sắp diễn ra Hội chợ Công Thương khu vực phía Bắc - Hòa Bình 2024

LNV - UBND tỉnh Hòa Bình vừa ban hành Kế hoạch số 163/KH-UBND về việc tổ chức Hội chợ Công Thương khu vực phía Bắc - Hòa Bình 2024.
Khuyến công Đắk Lắk: Hỗ trợ thiết bị tiên tiến trong chế biến nông sản

Khuyến công Đắk Lắk: Hỗ trợ thiết bị tiên tiến trong chế biến nông sản

LNV - Vừa qua, Sở Công Thương Đắk Lắk; Trung tâm Khuyến công và Tư vấn Phát triển công nghiệp phối hợp với Phòng Kinh tế và Hạ tầng và UBND xã Cư Dliê M’nông, huyện Cư M’gar tổ chức nghiệm thu đề án: Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong chế biến nông sản tại Hộ kinh doanh Trung Nguyễn, xã Cư Dliê M’nông, huyện Cư M’gar
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Nghệ nhân ẩm thực nâng tầm món ăn truyền thống Việt

Nghệ nhân ẩm thực nâng tầm món ăn truyền thống Việt

LNV - Với niềm đam mê đặc biệt với ẩm thực, nghệ nhân Lưu Huỳnh Châu đã mang nhiều món ăn đặc trưng của người Việt giới thiệu tới thực khách quốc tế, tích cực dạy nghề cho thế hệ trẻ. Góp phần giữ gìn và phát huy tinh hoa ẩm thực truyền thống Việt trong cuộc sống hiện đại.
Nghề nuôi ong lấy mật ở Thọ Văn có sản phẩm chất lượng OCOP 3 sao

Nghề nuôi ong lấy mật ở Thọ Văn có sản phẩm chất lượng OCOP 3 sao

OVN - Từ địa hình nhiều đồi núi, sẵn nguồn thức ăn tự nhiên từ các loại hoa, HTX dịch vụ thủy lợi Thọ Văn (xã Thọ Văn, huyện Tam Nông, Phú Thọ) đã xây dựng được dòng sản phẩm mật ong chất lượng được chứng nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao.
Khai mạc Triển lãm sản phẩm thủ công mỹ nghệ, OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu ngành thêu ren, lụa, áo dài và túi vải năm 2024

Khai mạc Triển lãm sản phẩm thủ công mỹ nghệ, OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu ngành thêu ren, lụa, áo dài và túi vải năm 2024

LNV - Chiều ngày 26/9, tại Trung tâm Khuyến công và Tư vấn Phát triển công nghiệp (Hà Nội) đã diễn ra Lễ khai mạc Triển lãm sản phẩm thủ công mỹ nghệ, OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu ngành thêu ren, lụa, áo dài, túi vải năm 2024.
Làng nghề chè Ba Trại Phát triển bền vững

Làng nghề chè Ba Trại Phát triển bền vững

LNV - Làng nghề chè Ba Trại, huyện Ba Vì (Hà Nội) nổi tiếng với thương hiệu chè búp khô chất lượng cao. Được nâng cấp công nghệ và mở rộng thị trường, chè Ba Trại không chỉ giữ vững danh tiếng mà còn kết hợp du lịch, mang lại giá trị bền vững cho cộng đồng địa phương.
Lợi thế phát triển sản phẩm OCOP Hà Nội từ vốn văn hóa, tri thức bản địa

Lợi thế phát triển sản phẩm OCOP Hà Nội từ vốn văn hóa, tri thức bản địa

LNV - Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), thời gian qua, nhiều nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ ở Hà Nội đã khai thác lợi thế này để phát triển sản phẩm OCOP. Nguồn nguyên liệu địa phương kết hợp với văn hóa, tri thức nuôi trồng bản địa đã và đang nâng tầm sản phẩm, cho giá trị kinh tế cao.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
ct-tnhh-pt-xuan-thanh
ctcp-xd-tan-loc
nong-nghiep-xanh
minh-hieu
nhu-thanh
an-phat
thanh-chau
thuan-duc
ha-tinh
binh-dinh
Giao diện di động