Từ câu chuyện vui lạm phát đến tăng trưởng xuất khẩu trên 4 mặt
Chuyện hai cha con ở hàng phở…
Năm 2008 có câu chuyện thế này: Hai cha con đến 1 hàng phở. Người con chạy vào hỏi, bao nhiêu tiền bát phở? 12 ngàn đồng. Đứa con chạy ra bảo, đi hàng khác cha ơi, hôm qua 10 ngàn, hôm nay đã tăng lên 12 ngàn rồi. Người cha buồn rầu nói, hàng nào cũng thế thôi, đang lạm phát mà. Rồi hai cha con cùng vào. Lúc đứng lên thanh toán, chủ quán bảo 15 ngàn 1 bát. Người con tức giận nói, lúc trước cô bảo 12 ngàn mà. Chủ quán điềm nhiên: Nãy đến giờ thịt bò, bánh phở đã tăng thêm 3 giá rồi.
Tất nhiên, đây chỉ là chuyện vui, nhưng phản ánh vấn đề rất thực, năm 2008, giá cả tăng lên vùn vụt, lạm phát tăng phi mã, tới 19,8%! Với mức tăng như vậy, người dân đua nhau tích trữ vàng, đô la để số tiền của mình không bị mất giá. Kết cục, tăng trưởng của nền kinh tế thấp vì người dân dè dặt bỏ tiền vào kinh doanh; giá vàng, giá đô la cao càng đẩy lạm phát lên cao.
Lạm phát cao có nhiều nguyên nhân, nhưng đặc biệt liên quan đến cán cân thương mại. So sánh 3 năm 2007, 2008, 2009 thấy rất rõ biểu đồ lên xuống của nhập siêu cũng tương ứng với đường lên xuống của lạm phát.
Tiếp tục so sánh từ 2016 đến nay, việc liên tục xuất siêu đã giúp chỉ số CPI liên tục được kiềm chế dưới 5% theo Nghị quyết của Quốc hội.
… đến cán cân thương mại…
Ngày 7/1, tại Hội nghị tổng kết ngành Công Thương, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao xuất khẩu giữ được nhịp độ tăng trưởng, đóng góp tích cực vào ổn định vĩ mô và tăng trưởng.
Xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu (xuất siêu) có nghĩa đồng USD trong nước không khan hiếm, người dân không có nhu cầu “ôm” đô la như một loại tài sản đảm bảo, thì đồng tiền Việt Nam ổn định. Khi đồng nội tệ ổn định, lạm phát vừa phải, người dân sẵn sàng bỏ tiền ra kinh doanh, đóng góp nhiều hơn cho tăng trưởng và việc làm. Đến lượt việc làm lại tạo ra một đội người tiêu dùng hùng hậu, trở thành một trong những bệ đỡ cho tăng trưởng.
Còn nhớ hồi đầu tháng 4 năm 2020, khi thực hiện giãn cách xã hội 3 tuần, Ngân hàng Nhà nước đã công bố có khoảng 2 triệu tỷ đồng, chiếm 23% dư nợ toàn hệ thống sẽ phải cơ cấu lại. Đây là điều chưa bao giờ từng chứng kiến trong hai chục năm trở lại đây. Lúc đó, dư luận đặc biệt lo ngại đến những khoản nợ xấu từ doanh nghiệp, từ người dân vay vốn làm ăn sẽ khiến hệ thống tài chính tê liệt. Nhưng không, đến hết năm, số dư nợ phải cơ cấu lại giảm xuống dưới 7%; tổng phương tiện thanh toán đã tăng 12,83% so với năm 2019.
Những chỉ số trên thể hiện sức sống dẻo dai, mãnh liệt của dòng chảy hàng hóa Việt Nam, vẫn xuất khẩu đều đặn, với mức tăng trưởng 6,5%, xuất siêu 19,1 tỷ USD, gấp gần 11 lần con số thặng dư năm 2016; vẫn len lỏi vào từng ngôi nhà, góc phố với tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng 6,8%. Một khi dòng hàng hóa vẫn chảy thì căn bệnh “mỡ máu” mang tên “nợ xấu” “thanh khoản thấp” đều bị thổi bay.
xuat khau
Năm 2020 xuất khẩu của Việt Nam vẫn đạt được mức tăng trưởng dương
… và chuyển hướng trên 4 mặt
Kết thúc năm 2020, về cơ bản các mục tiêu đề ra trong Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030 đều đạt được. Tăng trưởng xuất khẩu vượt mức kế hoạch đề ra trên cả 4 mặt.
Trước hết, về quy mô xuất khẩu, năm 2020, trong khi xuất khẩu của các nước trong khu vực đều giảm so với năm trước, xuất khẩu của Việt Nam vẫn đạt được mức tăng trưởng dương, kim ngạch xuất khẩu ước đạt gần 281,5 tỷ USD, tăng 6,5% so với năm 2019.
Như vậy, kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2016 - 2020 tăng từ 176,58 tỷ USD năm 2016 lên gần 281,5 tỷ USD. Tăng trưởng xuất khẩu giai đoạn này bình quân 11,7%/năm, cao hơn mục tiêu 10% đề ra tại Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII.
Thứ hai, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu tiếp tục cải thiện theo chiều hướng tích cực, giảm hàm lượng xuất khẩu thô, tăng xuất khẩu sản phẩm chế biến, sản phẩm công nghiệp, hàng Việt Nam tham gia ngày càng sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu. Khác với các năm trước đây, động lực tăng trưởng xuất khẩu trong 2 năm qua không đến từ nhóm nông sản, thủy sản mà đến từ các mặt hàng thuộc nhóm công nghiệp. Cụ thể, trong khi xuất khẩu nhóm nông sản, thủy sản năm 2020 ước giảm 2,5%; nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản giảm 35% thì nhóm hàng công nghiệp chế biến tăng 7% so với cùng kỳ năm 2019. Tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp chế biến chiếm trên 86,1% tổng kim ngạch xuất khẩu, cao hơn mức 84,2% của năm 2019; 82,9% năm 2018 và 81,1% của năm 2017.
Thứ ba, quy mô các mặt hàng xuất khẩu tiếp tục được mở rộng. Số mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu từ 1 tỷ USD trở lên đã tăng qua các năm, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Năm 2011 có 21 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 81% tổng kim ngạch xuất khẩu; năm 2016 tăng lên thành 25 mặt hàng với tỷ trọng chiếm khoảng 88,7%. Đến năm 2020 là 31 mặt hàng (trong đó có 9 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD và 6 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD), chiếm tỷ trọng 92% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Thứ tư, thị trường xuất khẩu, nhập khẩu được mở rộng, không chỉ tăng cường ở các thị trường truyền thống mà còn khai thác được các thị trường mới, tiềm năng và tận dụng hiệu quả các FTA. Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã vươn tới hầu hết các thị trường trên thế giới, nhiều sản phẩm đã dần có chỗ đứng vững chắc và nâng cao được khả năng cạnh tranh trên nhiều thị trường có yêu cầu cao về chất lượng như EU, Nhật Bản, Mỹ, Úc...
Hướng về doanh nghiệp
Kết quả nói trên có được từ một hệ thống đồng bộ các giải pháp hướng về doanh nghiệp.
Trước hết, sau 2 lần thực hiện cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện đầu tư kinh doanh, Bộ Công Thương đã cắt giảm, đơn giản hóa 880/1.216 điều kiện, giảm trên 72%.
Hai là, công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC) trong hoạt động xuất nhập khẩu được gắn công tác xây dựng thể chế, xây dựng, ban hành chính sách pháp luật; bảo đảm các quy định, thủ tục hành chính được thực thi thống nhất, hiệu quả trên phạm vi cả nước. Tính riêng lĩnh vực xuất nhập khẩu, Bộ đã thực hiện bãi bỏ và đơn giản hóa 50 TTHC trên tổng số 76 TTHC, tương đương 65,8% số TTHC thuộc lĩnh vực phụ trách của Bộ Công Thương.
Đến nay, Bộ Công Thương đã triển khai 56 dịch vụ công trực tuyến trong lĩnh vực xuất nhập khẩu ở cấp độ 3 và 4 trên Cổng dịch vụ công trực tuyến Bộ Công Thương. Đây đều là những thủ tục hành chính có số lượng hồ sơ nhiều, ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu, kinh doanh của doanh nghiệp.
Ba là, có phần đóng góp không nhỏ của việc tuyên truyền về hội nhập và cách tận dụng cam kết hội nhập; hiện đại hóa việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa; giảm kiểm tra chuyên ngành và hướng mạnh xuất khẩu vào các thị trường có FTA. Hiện tỷ lệ tận dụng ưu đãi từ các thị trường đã ký kết FTA đạt khoảng 40%, tăng mạnh so với con số khoảng 35% các năm trước.
Một số thị trường FTA có tỷ lệ tận dụng cao là Hàn Quốc đạt 51%, Ấn Độ 48%; Chi Lê 69%; Nhật Bản 35%... Các thị trường đã ký kết FTA đều có mức tăng trưởng kim ngạch cao như ASEAN tăng 14,5%; Trung Quốc tăng 26,6%; Nhật Bản tăng 12,2%; Hàn Quốc tăng 26,5%; Australia tăng 25,5%...
Bốn là, vào giai đoạn đầu dịch bệnh Covid-19 làm đứt gãy nguồn cung nguyên vật liệu, Bộ đã chỉ đạo hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài rà soát, tìm hiểu thông tin các thị trường có khả năng cung ứng nguồn nguyên liệu thay thế cho các ngành sản xuất trong nước. Đồng thời, chỉ đạo các đơn vị liên quan đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào hoạt động XTTM và quảng bá thương hiệu theo hướng hybrid (kết hợp trực tuyến và trực tiếp) giúp doanh nghiệp tiếp cận đối tác và thị trường xuất khẩu ngay tại “nhà” và tiết kiệm chi phí.
Theo thống kê sơ bộ, có khoảng 100.000 lượt doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài được hỗ trợ kết nối trực tuyến, các mặt hàng tham gia giao thương khá đa dạng, từ sản phẩm phòng dịch, nông sản, thực phẩm, sản phẩm tiêu dùng, đến đồ trang trí nội ngoại thất và vật liệu xây dựng, giày dép, sản phẩm thể thao...
Năm là, cùng với việc kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục tăng nhanh, năm 2020 số lượng các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại mới đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam cũng đạt mức cao nhất từ trước đến nay với 37 vụ việc, tăng 2,3 lần so với năm 2019. Bộ Công Thương đã nỗ lực xử lý hiệu quả các vụ việc phòng vệ thương mại, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của các ngành sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam. Nhờ đó, Việt Nam đã kháng nghị thành công 65 vụ việc, giúp nhiều doanh nghiệp, mặt hàng xuất khẩu tiếp tục được hưởng mức thuế 0% hoặc rất thấp, duy trì tăng trưởng xuất khẩu, nhất là sang các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU, Ca-na-đa...
Hệ thống đồng bộ các giải pháp nêu trên đã hỗ trợ doanh nghiệp và hàng hóa nước ta nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới, đưa xuất khẩu trở thành một trụ cột quan trọng trong ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, tăng trưởng chung của nền kinh tế. Và câu chuyện của 2 cha con ở hàng phở năm nào sẽ khó có cơ hội lặp lại.
Bài, ảnh: Châu Giang
Tin liên quan
Tin mới hơn
Hơn 200 gian hàng tham gia hội chợ Xuân Ất Tỵ Quảng Bình 2025
09:15 | 13/01/2025 Xúc tiến thương mại
Phú Yên sắp diễn ra sự kiện Tuần lễ trưng bày sản phẩm tại Tuy Hòa
09:10 | 05/12/2024 Xúc tiến thương mại
Hội chợ làng nghề lần thứ 20 năm 2024
09:26 | 25/10/2024 Xúc tiến thương mại
TP Hồ Chí Minh và các tỉnh Vùng Duyên hải Trung bộ hợp tác xúc tiến đầu tư
14:25 | 11/10/2024 Xúc tiến thương mại
Hoạt động xúc tiến thương mại “chắp cánh” sản phẩm OCOP vươn xa
13:31 | 02/10/2024 Xúc tiến thương mại
Hơn 400 đại biểu kiều bào dự khai mạc " Hội nghị Diên hồng" của người Việt Nam ở nước ngoài.
10:59 | 23/08/2024 Xúc tiến thương mại
Tin khác
Thanh Hoá: Nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh qua hoạt động xúc tiến thương mại
09:52 | 02/07/2024 Xúc tiến thương mại
Hơn 150 sản phẩm OCOP, đặc sản Bình Dương được giới thiệu tại TP Hồ Chí Minh
09:05 | 31/05/2024 Xúc tiến thương mại
Thanh Hóa tổ chức "Phiên chợ thực phẩm an toàn" năm 2024
14:59 | 06/05/2024 Xúc tiến thương mại
Hoài ân (Bình Định): Tổ chức Ngày hội nông sản
08:00 | 30/04/2024 Xúc tiến thương mại
Khai mạc Tuần lễ Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024
22:42 | 16/04/2024 Xúc tiến thương mại
Ấn tượng “Ngày hội văn hóa, du lịch Sa Pa tại Hà Nội”
09:53 | 08/04/2024 Xúc tiến thương mại
Hà Nội: Hợp tác xã Đức Anh có 60 gian hàng tham gia “Chương trình xúc tiến thương mại, tuần văn hoá thiết kế sáng tạo quận Hoàng Mai năm 2023”
13:51 | 17/11/2023 Xúc tiến thương mại
Sắp diễn ra “Hội chợ xúc tiến thương mại nông nghiệp, sản phẩm OCOP Hà Nội 2023”
15:31 | 14/11/2023 Xúc tiến thương mại
Thái Bình: Đưa hội chợ sản phẩm OCOP vào lễ hội chùa Keo
08:50 | 17/10/2023 Xúc tiến thương mại
Hà Nội: Đưa sản phẩm OCOP, làng nghề, nông sản thực phẩm an toàn tới khách hàng thủ đô
20:17 | 28/09/2023 Xúc tiến thương mại
Tăng cường xúc tiến thương mại cho các sản phẩm làng nghề ở Thủ đô
10:48 | 14/09/2023 Xúc tiến thương mại
Hội chợ Quốc tế đồ gỗ và mỹ nghệ Việt Nam - ASEAN lần 1
11:04 | 28/08/2023 Xúc tiến thương mại
Chợ phiên OCOP Sơn La: Về miền nông sản
10:32 | 21/08/2023 Xúc tiến thương mại
Thương mại điện tử đưa sản phẩm làng nghề truyền thống Hà Nội vươn xa
10:00 | 31/07/2023 Xúc tiến thương mại
Chuyển đổi số nâng tầm sản phẩm OCOP Phú Thọ
17:44 | 22/07/2023 Xúc tiến thương mại
Bình Thuận: Nước mắm OCOP 4 sao và con đường xuất ngoại
10:12 OCOP
Sóc Trăng: Thêm 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
09:54 Tin tức
Bao lì xì Tết: Nghệ thuật từ những đôi tay đặc biệt hóa thành sắc màu mùa xuân
09:51 Văn hóa - Xã hội
Festival nông sản, sản phẩm làng nghề Hà Nội chào Xuân 2025
09:51 Tin tức
Festival nghề muối Việt Nam
09:51 Làng nghề, nghệ nhân