Trung tâm Thư pháp TP Hải Phòng: Triển khai nhiều hoạt động xuân Quý Mão
Tiếp bước truyền thống cha ông, khi những nụ đào chớm nở, các hội viên Trung tâm thư pháp đã có những hoạt động: Giới thiệu hướng dẫn và tặng chữ thư pháp Việt tại Trường Trung học cơ cở Đà Nẵng và tặng chữ tại Trường Tiểu học Quang Trung (Ngô Quyền). Tại hội chợ Xuân Quý Mão thành phố, một nhà giáo người Nhật tên là Kon-do Ma-sa-ô-ky sang nghiên cứu văn hóa Việt Nam thật sự ngỡ ngàng, khâm phục hai thể thư pháp Nhân diện thư và Vật điểu thư do Nhà thư pháp Lê Thiên Lý sáng tạo ra với hai chữ Việt Nam - Nhật Bản (bằng Hán tự) và Việt Nam - Nhật Bản thành đôi chim bay (chữ quốc Ngữ).
Trong thời khắc giao thừa Đêm 30 Tết Quý Mão, thực hiện sự chỉ đạo của thành phố, Kỷ lục gia Thư pháp Lê Thiên Lý, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Làng nghề thành phố Hải Phòng, Giám đốc Trung tâm Thư pháp, Câu đối và Hán - Nôm học Hải Phòng cùng hội viên Trung tâm Thư pháp và môn sinh các lớp thư pháp tham gia viết và trình diễn thư pháp trong chương trình nghệ thuật Hải Phòng mừng Xuân Quý Mão - 2023. Đây là lần đầu tiên trên thành phố Cảng, những con chữ đã cùng cánh sóng bay xa trong thời khắc thiêng liêng chuyển giao năm cũ sang năm mới.
Ngay sau khi sang canh chào Xuân mới, Nhà thư pháp Lê Thiên Lý - Giám đốc Trung tâm Thư pháp cùng các hội viên Trung tâm Thư pháp đã tặng chữ tại tháp Tường Long, quận Đồ Sơn. Hoạt động tặng chữ tại tháp Tường Long diễn ra rất sôi nổi đến hết ngày 9 Tết Quỹ Mão. Như vậy, hội viên Trung tâm Thư pháp đã mở ra một truyền thống tốt đẹp là tặng chữ nhân dịp đầu Xuân tại tháp Tường Long - một địa danh mang dấu ấn truyền bá Phật giáo vào thành phố Hải Phòng.
Trong những ngày Tết, Trung tâm Thư pháp tổ chức tặng chữ ở rất nhiều nơi trên thành phố: Đền thờ Trạng trình Nguyễn Bỉnh Kiêm, đình Dư Hàng và rất nhiều chùa, đình (chùa Trung Hành, chùa Kỳ Viên, chùa Phúc Hưng...); tham gia tặng chữ tại buổi giao lưu thơ - nhạc Xuân Hải Phòng...Hàng vạn con chữ mang những ý nghĩa nhân văn sâu sắc như: Phúc, Lộc, Thọ, Tâm, Đức, Học, Nhẫn, Bình an, Đăng khoa, Như ý Cát tường, Vạn sự hanh thông bằng chữ Hán và chữ quốc ngữ...đã được các nhà thư pháp thể hiện bằng tâm huyết, trí tuệ, bút pháp khéo néo, tài hoa mang theo tâm hồn Việt, văn hóa Việt bay đi muôn nơi, vui Xuân cùng với nhân dân. Trong ngày 5 Tết, đã tặng chữ cho các cháu tại Trung tâm Ngoại ngữ AMON ENGLISH; tặng chữ kiều bào tại Trung tâm Hội nghị thành phố với chủ đề “Xuân quê hương Hải Phòng - 2023” để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp - những con chữ Thánh hiền đã được tỏa đi muôn nơi, không những trong và ngoài thành phố, mà còn đến với bạn bè khắp năm châu. Ngoài ra, tham gia tặng chữ, thi thư pháp tại Lễ hội đình Dư Hàng (quận Lê Chân); giới thiệu những kiến thức cơ bản về thư pháp cho các cháu học sinh lớp 10 Trường chuyên Trần Phú, Trường tiểu học xã Hợp Thành (Thủy Nguyên), Trường Lê Hồng Phong (An Dương), Trường Tiểu học, Trung học cơ sở quốc tế...
Lễ hội khai bút đầu Xuân - nét đẹp văn hóa
Từ xa xưa, tục khai bút được lưu truyền. Khai bút không những biểu trưng cho sự hiếu học mà còn thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo, sự thành kính của học trò đối với người thầy. Nghi lễ này không chỉ khơi dậy truyền thống tôn sư trọng đạo, tinh thần hiếu học của dân tộc Việt Nam, khơi dậy niềm tự hào, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa.
Phát huy truyền thống của các bậc tiền nhân, sáng 29/1 (tức mùng 8 Tết Nguyên đán), tại tháp Tường Long (phường Ngọc Xuyên, quận Đồ Sơn), UBND quận Đồ Sơn tổ chức Lễ Khai bút Xuân Quý Mão - 2023 với sự tham dự của lãnh đạo và các ban ngành quận Đồ Sơn, đông đảo nhân dân và du khách thập phương. Sau nghi lễ Xin bút, Rước bút, An vị bút và màn tấu trống hội, đọc Chúc văn là phần biểu diễn thư pháp của Nhà thư pháp Lê Thiên Lý với 4 chữ “Phong – Điều – Vũ – Thuận” có ý nghĩa cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, đồng thời gửi gắm thông điệp hy vọng một năm mới thành công đang đợi ở phía trước, một năm với những đổi thay, những bứt phá. Tiếp đến là phần khai bút của các đồng chí lãnh đạo các ban, ngành thành phố, lãnh đạo quận Đồ Sơn cùng các em học sinh và nhân dân, du khách. Có thể nói, Lễ khai bút tại Tháp Tường Long, quận Đồ Sơn đã đi bào lịch sử thư pháp thành phố Hải Phòng - lần đầu tiên một quận tổ chức lễ hội khai bút.
Cùng với Lễ khai bút tại quận Đồ Sơn, Trung tâm Thư pháp còn phối hợp với các ban ngành, các ban quản lý di tích văn hóa tổ chức: Lễ khai bút tại Đền thờ Tiến Sỹ Lê Đức Liêu (thôn Quỳnh Hoàng, xã Nam Sơn), đình An Hồng Phúc (xã An Hồng) thuộc huyện An Dương; Lễ khai bút tại Đền Hạ, phường Thượng Lý, quận Hồng Bàng; Lễ khai bút tại Lễ hội đình Dư Hàng, phường Dư Hàng Kênh, quận Lê Chân. Tại những nơi khai bút, ngoài các đại biểu ban ngành, nhân dân thập phương là các cháu học sinh đến xin chữ rất đông, cầu mong chăm ngoan, học hành tiến bộ, thi đỗ đạt - điều này khẳng định tinh thần hiếu học, tôn sư trọng đạo của các cháu, khơi dậy phong trào khuyến học, khuyến tài tại các địa phương này.
Hình ảnh những nhà thư pháp - “Ông đồ” của Trung tâm Thư pháp, Câu đối và Hán - Nôm học thuộc Hiệp hội Làng nghề thành phố Hải Phòng miệt mài, trí tuệ, bàn tay tài hoa thổi hồn vào từng con chữ...đã góp phần tích cực làm sáng lên những giá trị nhân văn của truyền thống tặng chữ, xin chữ đầu năm, khai bút, khai tâm, khai trí mở đầu một mùa xuân mới, xây dựng tinh thần “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”, để giấy đỏ bừng sáng lên hồn dân tộc trong điều kiện mới. Đạt được kết quả trên đây là sự quan tâm của Hiệp hội Làng nghề thành phố Hải Phòng, mà thường xuyên, trực tiếp là ông Nguyễn An Hưng, Chủ tịch Hiệp hội, Nhà thư pháp Lê Thiên Lý, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội, Giám đốc Trung tâm, Câu đối và Hán - Nôm học Hải Phòng và sự tâm huyết, nỗ lực của các Nghệ nhân thư pháp Ngô Thu An, Nguyễn Ngọc Huyền..., các nhà thư pháp: Đào Trọng Vân, Trần Văn Đa, Trần Thị Hương Trà, Phạm Quang Vịnh, Nguyễn Thị Kim Thoa, Hoàng Thị Kim Oanh, Lê Thị Tuyết...
Xin chữ, tặng chữ đầu năm là một phong tục cổ truyền, nét đẹp truyền thống đã có từ rất lâu đời của dân tộc ta; thể hiện tinh thần “Tôn sư trọng đạo”, “Nhất vi sư, bán tự vi sư”, tinh thần hiếu học của dân tộc ta. Hiện nay, phong trào học tập và luyện thư pháp phát triển rộng khắp cả nước, đã thành lập nhiều câu lạc bộ thư pháp Hán - Nôm, thư pháp Việt, điều đó chứng tỏ, thư pháp ngày càng khẳng định giá trị nhân văn trong đời sống xã hội.
Khai bút đầu Xuân được lưu giữ trở thành một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt. Lễ hội khai bút đầu Xuân cần được các cấp, các ngành, các nhà quản lý lịch sử, văn hóa nghiên cứu, triển khai rộng rãi, nhất là các văn miếu, các đền, đình thờ các cây đại thụ văn hóa như Chu Văn An, Trạng trình Nguyễn Bỉnh Kiêm, các vị tiến sỹ, trạng nguyên...để dấy lên phong trào học tập, khuyến học, khuyến tài, để cho “Hiền tài” thực sự là “Nguyên khí quốc gia”.
Thư pháp là một truyền thống tốt đẹp của cha ông, là một phần hồn cốt dân tộc. Nhân dịp Xuân Quý Mão, những người thư pháp mong muốn nhắn gửi đến các bạn trẻ ngày nay rằng hãy coi thư pháp là một nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc, hãy giành thời gian để tìm hiểu, nghiên cứu, tiếp thu và cùng những nhà thư pháp phát huy nét đẹp của thư pháp Hán - Nôm, góp phần đưa thư pháp Việt lan tỏa trong cả nước và bạn bè quốc tế.
Đại tá, Th.sỹ Trần Quốc Huy
Phó Tổng thư ký Hiệp hội Làng nghề thành phố Hải Phòng
Tin liên quan
Tin mới hơn

Bình Định chung sức xây dựng cộng đồng nhân ái
11:03 | 30/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định: Huyện Tuy Phước hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát
09:47 | 29/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Sôi động đêm đại nhạc hội Dạ Khúc Tháng Tư 2025: Viễn Nguyên
15:44 | 26/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Đoàn kiều bào dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào
14:36 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Phát pháo cuối cùng trong ngày lịch sử 30.4
14:34 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bản hùng ca Ngày đại thắng mùa xuân
14:34 | 24/04/2025 Thơ làng nghề, thơ nghệ nhân
Tin khác

Dũng sỹ trên đồi “thịt băm”
14:34 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Người giữ hồn Tây Nguyên
14:33 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Cơm nắm lá cọ ở làng cổ Phù Ninh
14:32 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Thơ người Làng nghề
14:32 | 24/04/2025 Thơ làng nghề, thơ nghệ nhân

Bánh bột lọc - Biểu tượng ẩm thực của Cố đô
14:31 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định: Huyện Vân Canh thực hiện đồng bộ, hiệu quả chính sách xóa nhà tạm, nhà dột nát
14:31 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Hương vị đặc biệt - Hủ tiếu Mỹ Tho
14:31 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Phát huy bản chất tốt đẹp Bộ đội Cụ Hồ trong xây dựng cuộc sống
10:17 | 23/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh tại thành phố Hồ Chí Minh
10:03 | 23/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Hồi ức của Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu về ngày giải phóng miền Nam 30/4/1975
10:02 | 23/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Sống lại ký ức nơi “Đất thép thành đồng”
09:58 | 23/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Tình thơ người lính trong tâm hồn dũng sĩ diệt xe cơ giới Lê Sỹ Thái
09:17 | 22/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bảo tồn văn hoá truyền thống qua tác phẩm truyện tranh về làng nghề
08:50 | 22/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn nghề truyền thống ở bản Sưng
08:50 | 22/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Lễ hội Tràng An - Hành trình về miền di sản linh thiêng
09:22 | 21/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bí thư Tỉnh ủy Bình Định tiếp xã giao Đoàn công tác quận Yongsan
04:00 Xúc tiến thương mại

Từ Nhật Bản trở về, anh nông dân trẻ "thay áo mới" cho thanh long quê nhà
11:03 Kinh tế

Phát huy vai trò chủ thể của người dân: Động lực bền vững trong xây dựng nông thôn mới ở Quảng Trị
11:03 Nông thôn mới

Bình Định chung sức xây dựng cộng đồng nhân ái
11:03 Văn hóa - Xã hội

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
11:03 OCOP