Hà Nội: 30°C Hà Nội
Đà Nẵng: 31°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 0°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 0°C Thừa Thiên Huế

Trát Cầu ngày mới

LNV - Từ chỗ “sống được” nhờ nghề bật bông truyền thống, sau khi mở rộng sản xuất chăn, ga, gối, đệm..., 90% số hộ gia đình ở làng Trát Cầu (xã Tiền Phong, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội) đã “sống khỏe”, có nhiều hộ giàu lên. Sản phẩm làng nghề đã có mặt ở hầu hết các tỉnh, thành phố trong nước và ở Lào, Campuchia. Thương hiệu làng nghề Trát Cầu đã khẳng định được vị thế trên thị trường rộng lớn.

Sản phẩm đa dạng của cơ sở sản xuất Mai Hương.


Làng nghề trăm tuổi

Những ngày giáp Tết Tân Sửu 2021, lưu lượng người, phương tiện đi, đến Trát Cầu tăng cao. Trưởng cụm dân cư Đội 6 Phạm Văn Sáng dẫn tôi đi thăm các cơ sở sản xuất trên địa bàn. Chỉ hai năm nữa là “bách tuế” nhưng cụ Nguyễn Cao Bìm, người thợ bật bông giàu kinh nghiệm vẫn rất minh mẫn.

Theo cụ Bìm, từ hàng trăm năm trước, nhiều người dân Trát Cầu đã rong ruổi tứ xứ, mưu sinh bằng nghề bật bông. Họ quan niệm: “Ruộng bề bề không bằng nghề trong tay”; việc ruộng vườn chỉ theo mùa vụ, thời gian còn lại là “đi lấy tiền thiên hạ”. Có thể đi một mình, nhưng thường đi hai người để làm nhanh hơn. Dụng cụ thì chỉ cần một cây sa cán và dây cung, một ít vải xô để làm vỏ bao ngoài, tạo hình ruột chăn bông và kim chỉ để cố định bông trong ruột chăn không bị xô lệch. Họ vừa đi vừa rao: “Bật bông đê!”, nhà nào có ruột chăn bông dùng lâu đã bị xẹp, giữ nhiệt kém thì gọi thợ vào giúp bật lại cho ruột bông tơi xốp, khi đắp chăn sẽ giữ ấm tốt hơn. Ban đầu chỉ đi bộ, sau này là xe đạp, người làng có mặt khắp mọi miền, đáp ứng nhu cầu tại chỗ của khách hàng nên rất được tín nhiệm, làm không hết việc.

Nói là làm nghề bật bông nhưng người làng Trát Cầu xưa chủ yếu làm chăn, gối bông, việc bật bông chỉ là giúp khách hàng tái sử dụng sản phẩm mà thợ làng đã sản xuất và bán ra trước đó. Cụ Bìm cho biết: Muốn làm được những chiếc chăn bông siêu bền thì phải tuân thủ 20 công đoạn hoàn toàn thủ công, mất rất nhiều thời gian và công sức. Trước tiên là dùng loại máy thô sơ để tách hạt và hoa bông, rồi dùng dây cung bật để đám bông tơi trở thành những tựa bông dài. Tiếp đó, dùng cung “lải” (cán lướt, căn ke) để hình thành khuôn khổ mặt chăn và mỗi chiều làm dư 20 phân làm bìa gấp. Sau đó, “teng” (là, lướt) nhẹ trên mặt chăn sao cho lớp lông tơ mịn mà vẫn xốp. Đến khâu dùng sợi để mạng chăn thành 4 cấp thì chỉ những thợ lành nghề mới làm được.

Các khâu sau đó cũng đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo. Thợ dùng bàn xoa bằng gỗ là lướt nhẹ cả hai mặt để ngọn bông quyện với sợi mạng, sau đó lồng ruột chăn vào vỏ bằng vải hoặc sa tanh. Kết thúc là khâu “chần” (khâu thưa mũi) xuyên qua hai lớp vỏ chăn. Sau khoảng chục năm, nếu bông trong ruột chăn bị xẹp, giữ ấm kém thì khách hàng lại gọi thợ Trát Cầu đến bật lại tại nhà.

Cuối câu chuyện, cụ Bìm cho biết người nông dân Trát Cầu từ chỗ làm thợ thủ công đã biết tận dụng, hồi sinh và cải tiến những máy dệt của Nhật để lại sau năm 1945 thành máy làm chăn gối. Không chỉ phục vụ nhu cầu dân sinh, thợ làng còn được tín nhiệm giao nhiệm vụ sản xuất quân trang (áo bông, chăn bông) cho bộ đội ta trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ trước đây. Chỉ vào ông Phạm Văn Sáng, cụ Bìm cười rất vui: “Mừng nhất là làng có những thế hệ tiếp nối và vươn cao như thế này. Truyền thống không mất mà còn được kết hợp với công nghệ cao để làng nghề ngày càng phát triển”.

Máy thêu tự động 20 đầu kim của cơ sở sản xuất Hoành Diễn.


Bắt mạch thị trường

Bước vào thời kỳ hội nhập, không ít làng nghề truyền thống lao đao, mai một, thậm chí mất dấu trên thị trường. Để tồn tại và phát triển, Trát Cầu đã nhanh chóng cập nhật tiến bộ khoa học công nghệ và mở rộng ngành hàng sản xuất. Từ chỗ chỉ bật bông, làm chăn, gối hoàn toàn bằng phương pháp thủ công..., các hộ đã tiếp thu kỹ thuật mới và mạnh dạn đầu tư nhiều loại máy móc phục vụ sản xuất.

Ghé thăm gian hàng Chính Loan ở Đội 6, chúng tôi được chủ cơ sở sản xuất giới thiệu rất nhiều loại sản phẩm, ngoài chăn, ga, gối, đệm còn có thú nhồi bông, khăn, đồ lưu niệm... Chị Loan tự tin khẳng định: Nhờ có máy móc hiện đại nên các loại sản phẩm của làng nghề đã đạt độ tinh xảo, có thể sánh ngang với hàng ngoại cùng loại và thỏa mãn cả những khách hàng khó tính nhất. Điều này đã được chính khách hàng thừa nhận.

Đội 6 của ông Phạm Văn Sáng có 387 hộ với 2.100 nhân khẩu, 100% số hộ làm nghề, doanh thu năm 2020 đạt 600 - 700 tỷ đồng. Doanh thu bình quân mỗi hộ sản xuất quy mô nhỏ trong năm 2020 ước đạt 200 triệu đồng, hộ sản xuất quy mô trung bình đạt trên dưới 1 tỷ đồng, hộ sản xuất quy mô lớn có doanh thu cả chục tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 đạt trên 40 triệu đồng.

Theo ông Nguyễn Hưng Kha, Phó Chủ tịch UBND xã Tiền Phong, hiện nay làng Trát Cầu có trên 1.200 hộ với gần 6.000 nhân khẩu thì có trên 90% số hộ tham gia làm nghề, trên 90% lao động có việc làm thường xuyên. Hầu như hộ nào cũng có máy cán bông và cào bông. Đón bắt xu thế phát triển và thị hiếu khách hàng, từ chỗ chỉ có một vài hộ đầu tư công nghệ thiết kế mẫu trên máy vi tính ở thời điểm 20 năm trước, đến nay đã có gần 100 hộ có máy thiết kế mẫu mã, máy dệt vải và in, phun, thêu trên vải... Có hộ đầu tư cả chục tỷ đồng mua sắm dây chuyền công nghệ mới, mỗi ngày xuất hàng trăm đệm, chăn, ga, gối. Đơn cử mặt hàng “ăn” nhất là đệm, có đủ loại sản phẩm cho khách hàng lựa chọn: Loại đệm xốp có giá chỉ 200 nghìn - 400 nghìn đồng, loại đệm bông trung bình có giá trên dưới 1 triệu đồng, đệm bông cao cấp nhất giá trên 2 triệu đồng. Có hộ gia đình một ngày xuất hàng trăm bộ đệm, chưa kể tiền bán các mặt hàng khác thì đã có doanh thu rất “khủng”.

Từ nhiều năm qua, sản phẩm của làng nghề Trát Cầu đã có mặt ở hầu hết các tỉnh, thành phố trong nước và ở Lào, Campuchia. Thương hiệu làng nghề Trát Cầu đã khẳng định vị thế trên thị trường rộng lớn. Ngoài hàng trăm hộ sản xuất theo quy mô gia đình thì đã có trên 50 cơ sở sản xuất hoạt động theo mô hình doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Hưng Kha cho biết: Ngoài việc khuyến khích tinh thần nỗ lực tự thân của các cơ sở sản xuất, UBND xã tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính để các hộ dân vay vốn đầu tư máy móc, ứng dụng công nghệ hiện đại để vừa mở rộng sản xuất vừa nâng cao chất lượng sản phẩm. Năm 2021, xã đặt chỉ tiêu phấn đấu thu nhập bình quân đạt 53 triệu đồng/người và tin tưởng có thể đạt được mục tiêu đó.

Nói về những băn khoăn, trăn trở trước yêu cầu phát triển làng nghề, ông Nguyễn Hưng Kha bộc bạch: Có 3 vấn đề chính. Thứ nhất, chính quyền xã và người dân Trát Cầu mong được các cấp phê duyệt mở rộng thêm quy mô, mặt bằng sản xuất của làng nghề. Thứ hai, bảo vệ tốt hơn môi trường làng nghề. Thứ ba là làm sao để có thương hiệu thuần Việt. Bởi hiện vẫn có những cơ sở sản xuất mang tên “lai” như Pusanvi, Handada, Sinhcohan, Vicohan, Kosamy..., nếu đổi tên khác thì ảnh hưởng thế nào đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm? Giải pháp hợp lý nhất là khuyến khích các doanh nghiệp thành lập tới đây mang tên thuần Việt; còn các cơ sở đã ổn định sản xuất với nhãn hiệu hàng hóa đã đăng ký thì tiếp tục mang tên cũ.

Theo ông Kha, vấn đề lớn nhất vẫn là tạo ra mẫu mã mới và nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Ông Kha nhấn mạnh: Chúng tôi sẽ tăng cường tuyên truyền cho nhân dân hiểu và cùng chung tay xây dựng làng nghề phát triển vững vàng, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân cả về vật chất lẫn tinh thần.

Bài, ảnh: Thùy Liên

Tin liên quan

Tin mới hơn

An Giang: Nỗ lực bảo tồn làng nghề truyền thống

An Giang: Nỗ lực bảo tồn làng nghề truyền thống

LNV - Thời gian qua, An Giang đã ban hành, triển khai thực hiện đồng bộ nhiều cơ chế, chính sách nhằm nỗ lực bảo tồn và phát triển các ngành nghề nông thôn, các làng nghề, làng nghề truyền thống, góp phần phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn bền vững.
Thái Nguyên tham dự hội chợ ẩm thực " món ngon từ biển" và sản phẩm OCOP làng nghề tỉnh Bình Định.

Thái Nguyên tham dự hội chợ ẩm thực " món ngon từ biển" và sản phẩm OCOP làng nghề tỉnh Bình Định.

LNV - Từ ngày 11/7/2024 đến hết ngày 15/7/2024; Hội chợ ẩm thực “Món ngon từ biển” và Sản phảm OCOP, làng nghề tỉnh Bình Định được tổ chức tại Công viên Thiếu nhi tỉnh Thành phố Quy Nhơn. Đến tham dự hội chợ có trên 100 gian hàng với nhiều tỉnh tham gia. Đặc biệt, gian hàng của Chi cục phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên được nhiều người dân và du khách quan tâm .
Độc đáo làng nghề làm miến khô tại phố Núi - Buôn Mê Thuột

Độc đáo làng nghề làm miến khô tại phố Núi - Buôn Mê Thuột

LNV - Trái ngược với hình ảnh quen thuộc của những đồi cà phê bạt ngàn, làng nghề miến Chi Lăng thuộc phường Khánh Xuân, thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) giờ đây nơi đây lại nhộn nhịp với những hoạt động sản xuất miến khô tấp nập, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Quảng Nam: Tôn vinh Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia nghề đan võng ngô đồng

Quảng Nam: Tôn vinh Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia nghề đan võng ngô đồng

LNV - Lễ đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia nghề đan võng ngô đồng sẽ được tổ chức trong khuôn khổ Festival “Cù Lao Chàm-Mùa Ngô đồng đỏ” 2024 tại xã đảo Tân Hiệp (Quảng Nam).
Làng nghề làm trống Bắc Thai trăm năm tuổi

Làng nghề làm trống Bắc Thai trăm năm tuổi

LNV - Làng nghề làm trống Bắc Thai nổi tiếng và được biết đến như một sản phẩm đặc trưng của tỉnh Hà Tĩnh. Nghề làm trống đã gắn bó với người dân nơi đây khoảng 100 năm, dù trải qua nhiều khó khăn, nơi đây vẫn giữ nghề như một nét văn hóa riêng.
Làng nghề truyền thống Minh Khánh - Đỏ lửa làng rèn trăm năm

Làng nghề truyền thống Minh Khánh - Đỏ lửa làng rèn trăm năm

LNV - Cái nghề cha truyền con nối ấy cứ thế tồn tại, qua lúc thịnh lúc suy nhưng dường như người làng rèn này chưa một ngày dừng tay búa, chưa một ngày dừng thổi lửa. Sắt và thép cứ thế được tôi luyện để ra thành phẩm phục vụ mọi người.

Tin khác

Công nghệ nâng tầm mây tre đan Vân Sơn

Công nghệ nâng tầm mây tre đan Vân Sơn

LNV - Tận dụng nguồn đất đai, lao động, và nguồn mây tre dồi dào ở huyện miền núi Tuyên Hóa (Quảng Bình), HTX mây tre đan Vân Sơn đã kết hợp nhuần nhuyễn với ứng dụng khoa học công nghệ để đưa mô hình sản xuất tiểu thủ công nghiệp thích ứng với kinh tế thị trường.
Nghệ nhân bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa người Hrê

Nghệ nhân bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa người Hrê

LNV - Nhờ sự nỗ lực, tâm huyết của các nghệ nhân dân gian và Người có uy tín, đã giúp bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá truyền thống của người Hrê ở Quảng Ngãi, từ nhạc cụ, làn điệu dân ca, những hiện vật...
Bình Định: Làng nghề trồng hoa Bình Lâm và hành trình công nhận làng nghề truyền thống

Bình Định: Làng nghề trồng hoa Bình Lâm và hành trình công nhận làng nghề truyền thống

LNV - Làng nghề trồng hoa Bình Lâm, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước hình thành trong đời sống người dân từ lâu. Làng nghề được công nhận sẽ là động lực, khuyến khích người dân địa phương tiếp tục phát triển sản xuất kinh doanh, duy trì phát triển làng nghề ngày càng hiện đại, văn minh, góp phần xây dựng nông thôn mới bền vững.
Huyện Ba Vì (Hà Nội): Xã Minh Châu xây dựng nông thôn mới nâng cao

Huyện Ba Vì (Hà Nội): Xã Minh Châu xây dựng nông thôn mới nâng cao

LNV - Minh Châu được gọi với cái tên là "xã đảo" nằm giữa Sông Hồng thuộc địa phận huyện Ba Vì (Hà Nội). Khó khăn trở ngại lớn nhất của người dân nơi đây là đi lại sinh hoạt từ xã về huyện, nhất là trong các mùa mưa bão, lũ lụt, phải sử dụng thuyền, đò.
Có chính sách thông thoáng hỗ trợ làng nghề Hà Nội phát triển

Có chính sách thông thoáng hỗ trợ làng nghề Hà Nội phát triển

LNV - Sáng 5-7, UBND thành phố Hà Nội tổ chức đối thoại tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất tại làng nghề trên địa bàn thành phố.
Người đam mê với điêu khắc gốm

Người đam mê với điêu khắc gốm

LNV - Nhà điêu khắc Lê Anh Vũ, sinh năm 1984, tại Giang Cao, xã Bát Tràng, Gia Lâm (Hà Nội) và hiện đang là giảng viên Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp
Luật Thủ đô (sửa đổi): Thúc đẩy gìn giữ, bảo tồn và phát triển làng nghề

Luật Thủ đô (sửa đổi): Thúc đẩy gìn giữ, bảo tồn và phát triển làng nghề

LNV - Trong quá trình xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi), thành phố đặc biệt quan tâm đến vấn đề gìn giữ, bảo tồn và phát triển làng nghề. Trong Luật Thủ đô mới được Quốc hội thông qua đã có nhiều điều, khoản thúc đẩy phát triển lĩnh vực giàu tiềm năng này.
Ẩm thực cá ngừ đại dương và OCOP, Làng nghề được tôn vinh tại Lễ hội tinh hoa đất biển Bình Định năm 2024

Ẩm thực cá ngừ đại dương và OCOP, Làng nghề được tôn vinh tại Lễ hội tinh hoa đất biển Bình Định năm 2024

LNV - Lễ hội tinh hoa đất biển Bình Định năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 11 đến ngày 15/7/2024, trong đó chương trình giới thiệu nghệ thuật ẩm thực cá ngừ đại dương gắn với Hội chợ ẩm thực “Món ngon từ biển” và Hội chợ OCOP, Làng nghề tỉnh Bình Định là điểm nhấn tạo sự khác biệt để thu hút du khách mọi miền đất nước hội tụ về Bình Định.
Nghệ nhân nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới cho làng nghề đúc truyền thống

Nghệ nhân nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới cho làng nghề đúc truyền thống

LNV - Nghệ nhân bàn tay vàng Nguyễn Thế Uy (sinh năm 1979), sinh ra và lớn lên tại làng đúc truyền thống thuộc xã Mỹ Đồng, huyện Thuỷ Nguyên, TP Hải Phòng. Gia đình anh có 3 thế hệ làm nghề đúc nơi đây. Hiện anh làm Giám đốc Công ty TNHH MTV BK (trụ sở tại thôn Văn Cú, xã An Đồng, huyện An Dương, TP Hải Phòng),
Làng nghề “làm nhà” cho chim cảnh

Làng nghề “làm nhà” cho chim cảnh

LNV - Nghề làm lồng chim ở làng Canh Hoạch đã có từ lâu đời có hơn 1000 hộ làm lồng chim. Người được coi là ông tổ làng nghề phải kể đến cố nghệ nhân Nguyễn Văn Tý. Sau này, cụ Nguyễn Văn Tý truyền nghề cho con trai là Nguyễn Văn Nghi (cụ Ba Mi). Sinh thời, cụ Nguyễn Văn Nghi nức tiếng trong vùng bởi có "đôi tay vàng".
Tương làng Bợ - Sản phẩm OCOP 4 sao nức tiếng gần xa

Tương làng Bợ - Sản phẩm OCOP 4 sao nức tiếng gần xa

OVN - Dù có nhiều giai đoạn thăng trầm, nghề làm tương ở Làng Bợ (xã Thạch Đồng, huyện Thanh Thủy, Phú Thọ) vẫn nức tiếng gần xa nhờ hương vị thơm ngon. Sản phẩm đạt chất lượng OCOP 4 sao vừa góp phần tăng thu nhập cho người dân, đồng thời cũng lưu giữ được hồn cốt của làng quê ven sông Đà.
Bình Định: Làng nghề truyền thống sản xuất bánh tráng, bún số 8 Tăng Long 1

Bình Định: Làng nghề truyền thống sản xuất bánh tráng, bún số 8 Tăng Long 1

LNV - Làng nghề truyền thống sản xuất bánh tráng, bún số 8 Tăng Long 1, phường Tam Quan Nam, thị xã Hoài Nhơn là một trong 5 làng nghề được tỉnh Bình Định lựa chọn để tập trung hỗ trợ phát triển trong giai đoạn 2023-2025 trở thành điểm du lịch làng nghề.
Phụ nữ Thủ đô: Bảo tồn và phát huy giá trị sản phẩm nghề truyền thống

Phụ nữ Thủ đô: Bảo tồn và phát huy giá trị sản phẩm nghề truyền thống

LNV - Sáng 27/6, tại quận Tây Hồ, Hội LHPN Hà Nội đã tổ chức hội thảo “Vai trò của phụ nữ trong bảo tồn và phát huy giá trị sản phẩm nghề truyền thống trên địa bàn thành phố Hà Nội”, với sự tham gia của Hội LHPN 15 quận huyện, đại diện các nghệ nhân, làng nghề truyền thống…
Khai mạc kỳ họp thứ mười bảy HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI

Khai mạc kỳ họp thứ mười bảy HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI

LNV - Sáng 1-7, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 đã khai mạc kỳ họp thứ mười bảy-kỳ họp giữa năm để xem xét, quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền.
Phú Yên: Khảo sát hoạt động làng nghề bánh tráng Long Bình phục vụ phát triển du lịch cộng đồng

Phú Yên: Khảo sát hoạt động làng nghề bánh tráng Long Bình phục vụ phát triển du lịch cộng đồng

LNV - Sở NN&PTNT vừa phối hợp UBND huyện Đồng Xuân, Trung tâm Xúc tiến du lịch (Sở VHTT&DL), Công ty TNHH Du hành Đại Hữu, Trường phổ thông Duy Tân tiến hành khảo sát, đánh giá hoạt động làng nghề bánh tráng Long Bình để gắn với phát triển du lịch cộng đồng nông thôn tại khu phố Long Bình, thị trấn La Hai, huyện Đồng Xuân.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
TỔNG THUẬT: LỄ TRUY ĐIỆU VÀ LỄ AN TÁNG TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG

TỔNG THUẬT: LỄ TRUY ĐIỆU VÀ LỄ AN TÁNG TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG

LNV - Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức lúc 13 giờ 00 phút ngày 26 tháng 7 năm 2024 tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội.
Huyện Bình Liêu (Quảng Ninh): Ứng dụng công nghệ số trong xây dựng Nông thôn mới

Huyện Bình Liêu (Quảng Ninh): Ứng dụng công nghệ số trong xây dựng Nông thôn mới

LNV - Ứng dụng công nghệ số trong xây dựng nông thôn mới đã góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống người dân, thu hẹp dần khoảng cách về chất lượng cung cấp dịch vụ giữa nông thôn với thành thị.
Nghề đan võng ngô đồng đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia

Nghề đan võng ngô đồng đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia

LNV - Lễ đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia nghề đan võng ngô đồng được tổ chức trong khuôn khổ Festival “Cù Lao Chàm - Mùa Ngô đồng đỏ” 2024 tại xã đảo Tân Hiệp (Quảng Nam).
Quản lý và giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề

Quản lý và giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề

LNV - Môi trường trong lành là một yếu tố vô cùng quan trọng và thực sự cần thiết đối với mỗi con người, mỗi quốc gia. Hiện nay Việt Nam cũng không tránh khỏi việc phải đối mặt với các vấn đề môi trường nan giải, trong đó vấn đề bảo vệ môi trường tại các làng nghề đang thu hút được nhiều sự quan tâm của Nhà nước và xã hội.
Khuyến công Hà Nam: Hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn thiết bị tiên tiến vào sản xuất

Khuyến công Hà Nam: Hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn thiết bị tiên tiến vào sản xuất

LNV - 6 tháng đầu năm 2024, Sở Công Thương Hà Nam đã chỉ đạo triển khai đề án hỗ trợ cho 4 cơ sở công nghiệp nông thôn ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất với nguồn kinh phí hỗ trợ là 1 tỷ đồng.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
ct-tnhh-pt-xuan-thanh
ctcp-xd-tan-loc
nong-nghiep-xanh
minh-hieu
nhu-thanh
an-phat
thanh-chau
thuan-duc
ha-tinh
binh-dinh
Giao diện di động