Hà Nội: 26°C Hà Nội
Đà Nẵng: 28°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 33°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 32°C Thừa Thiên Huế

Trám Thu

Tạp chí Làng nghề Việt Nam! Cơ quan Trung Ương Hiệp Hội Làng Nghề Việt Nam, Tiếng Nói Của Các Làng Nghề, Nghệ Nhân Cả Nước


Hồi nhớ hương vị của một thức quà ngon từng được người Hà Nội chờ đón mỗi khi mùa thu về. Trám trắng (còn gọi là trám xanh) thường hay xuất hiện trước trám đen ở những ngôi chợ Hà Nội. Và vụ trám trắng, hình như cũng kéo dài hơn vụ trám đen. Vào cữ cuối tháng Năm, đầu tháng Sáu âm lịch, nắng nóng vẫn đang rừng rực, đội nón ra chợ đã thấy lác đác có những hàng trám trắng. Cho đến tháng Mười âm lịch, trời đã chớm đông, thi thoảng vẫn bắt gặp.

Riêng trám đen thì cứ phải sang tháng Bảy, tháng Tám âm lịch, khi gió heo may bắt đầu nổi, mới thấy về chợ ùn ùn. Nhưng chỉ sang tháng Chín là đã vãn.


Kho cá, dầm tương hay dầm mắm. Đó là 3 món ngon từ trám trắng mà sinh thời mẹ tôi thường làm mỗi mùa trám về. Trám trắng, một khi đã xuống đến chợ Hà Nội, thì hầu như đều đã được luộc qua, bỏ hạt và cắt đôi. Trông hình dáng chúng như những chiếc thuyền bé xinh, rất đáng yêu. Gọi là trám trắng là để phân biệt với trám đen, chứ thực ra màu trám trắng nó vàng hanh hanh như màu cốm mộc. Trám càng dầy cùi thì càng ngon.

Nếu muốn làm trám dầm, mẹ tôi chỉ luộc trám trắng qua nước sôi cho sạch sẽ, rồi ngâm lại nước sôi để nguội cho giòn. Sau đó, vớt ra, dầm với chút nước mắm, cùng với đường và ớt tươi. Để từ sáng đến chiều là ăn đã vừa vặn rồi đấy. Có khi mẹ thay mắm bằng tương, vì bà ngoại tôi thích vị ngọt của tương. Khen là nó dịu hơn nhiều so với vị nước mắm.

Các cụ ngày xưa có tính tiết kiệm, ăn dè để dành nên trám dầm thường khá mặn. Chỉ có hai bà cùng mẹ tôi với dì Hai tôi thích ăn, chứ đám trẻ chúng tôi thường lảng tránh, chả thiết tha gì. Mẹ tôi thường bảo:
- Dốt lắm, ăn thử một miếng xem nào. Chả ngon hơn ăn cà muối bao nhiêu lần ấy chứ. Bảo sao nó đắt. Cân trám đắt gấp 4 - 5 lần cân cà đấy, chứ có vừa đâu.
- Con chả thích. Bao giờ mẹ đem kho cá kho thịt thì con ăn.
Mẹ tôi nhìn dì tôi cười cười. Ra ý bảo chị em tôi khôn mồm lắm, chả dỗ lừa được đâu:
- Thế dì nó xem thế nào, chủ nhật ra chợ kiếm mớ trám mới vậy. Cá mua con nhơ nhỡ thôi. Con to đắt lắm. Mà phiếu thịt nhà còn không? Mua lấy dăm lạng ba dọi nữa nhé.
- Vâng, để em lên chợ Bắc Qua mua trám cho rẻ. Chợ Hàng Bè đắt lắm. Thôi, coi như chủ nhật này đổi món.

Mẹ tôi rửa qua trám trắng, lót xuống kín đáy chiếc niêu đất. Sau đó là xếp một lượt những khúc cá đã đánh vẩy, làm sạch. Tiếp đó là một lượt những miếng thịt ba chỉ cắt khúc nhơ nhỡ. Rồi lại một lượt trám, một lượt cá, một lượt thịt nữa. Trên cùng vẫn lại thêm lượt trám. Đoạn, bà lấy chai tương nếp Cự Đà rót ngập xăm xắp lượt trám trên cùng. Tưới thêm một chút mật mía. Ướp như vậy chừng nửa giờ đồng hồ rồi bà cho lên bếp mùn cưa đun sôi to. Sau đó hạ lửa, đun liu riu đến lúc nước tương cạn sanh sánh dưới đáy nồi là được. Kho từ sáng thì chiều may ra mới có cá ăn. Mùi cá thơm bay khắp nhà, bay lên tận gác hai, khiến chị em chúng tôi cứ chạy lên chạy xuống hít hà, mong cho sớm đến bữa cơm tối.

Mà ngày trước, nhà tôi hầu như không ăn cá kho khô, chỉ ăn cá kho nhỡ. Bởi vì mẹ tôi còn tận dụng nước cá kho cho cả nhà chấm rau, chấm dưa. Ngon bằng vạn là chấm cái nước mắm mậu dịch loại 3 đun thêm muối khắm lằm lặm. Cái mùi mà nhà nào ở Hà Nội cũng thi thoảng tra tấn hàng xóm mỗi năm đôi ba phiên như thế. Nói là thích trám kho cá hơn trám dầm chứ chị em chúng tôi cũng vẫn chỉ nhăm nhăm thịt cá. Trám có khác gì thức ăn độn đâu, tôi nghĩ bụng thế. Nhưng chết nỗi, cái vị cá, vị thịt kho lẫn trám, nó ngon hơn một bậc cá thịt kho bình thường. Bởi vì độ bùi, độ ngậy đều hơn hẳn. Vị chua của trám trắng át phăng đi cái mùi tanh của cá. Lúc này, mẹ và dì có dỗ ăn thêm miếng trám, chị em tôi cũng dễ xiêu lòng. Miếng trám chắc chắc, bùi bùi, ngấm vị ngon của thịt cá và tương nếp. Dù là ăn với cơm độn ngô hay cơm độn mỳ, cũng đánh veo veo ba bốn bát.

Bây giờ, tuổi đã cao, tôi thi thoảng vẫn kho cá cùng trám thịt. Mà lạ thật, tôi rồi cũng giống mẹ khi xưa từ lúc nào chả nhớ, lại thích ăn miếng trám hơn cả miếng thịt hay miếng cá. Khác hẳn lúc còn trẻ con. Giật mình, lại nghĩ những đứa con tôi, cũng chả đứa nào ỏ ê món trám, mặc dù mẹ ra sức thuyết minh rằng bùi, rằng thơm rằng ngon. Mai sau rồi thì sẽ ra sao nhỉ? Vừa ăn tôi vừa ngẫm nghĩ. Mới biết, thưởng thức miếng ngon có khi phải học cả đời, chứ phải đâu là một đôi bữa hay dăm ba năm.


Gần Tết, trên phố Hàng Đường có món ô mai trám, rắc thêm cam thảo, ớt khô, ăn không quá chua như ô mai sấu và ô mai mơ. Cũng lạ miệng với đám tuổi ô mai Hà Nội một thời. Chị em tôi cũng bắt chước tự làm ô mai trám. Nhưng không thể ngon giòn bằng mua ở hàng. Lại còn hơi chan chát nữa. Chưa rõ người Hàng Đường có bí quyết gì bên trong cách làm ô mai trám vậy? Cho đến giờ tôi vẫn chưa khám phá nổi. Tiến sĩ khảo cổ học Vũ Thế Long là người cũng rất tinh sành về ẩm thực Hà Nội. Có lần ông than thở là bao năm chả còn được thưởng thức món ô mai trám đen Hàng Đường ngày xưa, hương vị còn tuyệt diệu hơn ô mai trám trắng rất nhiều.

Trong ký ức của tôi, trám đen về Hà Nội bắt đầu không phải từ chợ, mà từ những bà hàng gánh trám bán rong, như là bán một trong những thức quà thời trân của mùa thu Hà Nội. Bởi hồi bé, chúng tôi đâu biết trám có nguồn gốc từ những tỉnh trung du miền núi như Lạng Sơn, Bắc Giang, Phú Thọ, Cao Bằng, Tuyên Quang… Các bà hàng bán trám chân đất, áo nâu, khăn vấn, quần chân què rộng thùng thình. Thay vì hai đầu gánh hai chiếc thúng như các bà bán rươi, thì các bà gánh hai chiếc chậu sành da lươn Phù Lãng nặng chịch, giống như gánh hàng của các bà bán ốc mút. Trong chậu là một núi trám đen nhô cao trên nền nước om trám tối sẫm. Hai bên cạnh chậu trám là hai bó lá sen già và hai bó rơm nếp còn vương đôi hạt thóc lép. Các bà vừa gánh trám trên phố vừa rao:
- Trám ơ! Ai trám ơ!

Hễ ai gọi mua, mà đa phần khách là đám trẻ lau nhau, thì các bà dừng lại. Đầu tiên là các bà cuốn một góc chiếc lá sen thành chiếc bồ đài nhỏ, đong trám bằng chiếc muôi nhôm đổ vào bồ đài, một chục hay hai chục trám. Rồi bà rút sợi rơm buộc xoáy từ dưới lên trên, tay kia đưa thêm cho khách một túi giấy báo gói vừng rang be bé. Rẻ lắm, tiền suất trám chỉ ngang ngang tiền suất ốc mút chi đó thôi. Tôi nhớ mang máng vậy. Xưa, người bán trám đếm chục đếm trăm, chứ không bán cân bán lạng như lâu nay.
Trám đen chấm muối vừng, ăn chỉ có no mà không có chán. Bùi bùi, đậm đậm, thơm thơm. Ăn hết cùi trám, còn lấy gạch thi nhau đập hạt trám khêu cho kỳ được cái nhân trám trắng tinh, ngon hết biết. Có đứa sốt ruột, ghè cả vào tay, đau chết điếng. Nếu không đập hạt thì vác dao phay ra chặt hạt trám làm đôi, lấy tăm khều nhân nhấm nháp cũng quá ngon.


Nhân ấy, kỳ công cho vào làm nhân bánh nướng bánh dẻo Trung thu thì miễn bàn. Xưa cũng chả có mấy đâu. Bây giờ thì tiệt nọc. Nhưng ối đứa vác dao chặt hạt trám vỉa hè, không may dao bị mẻ lưỡi thì không trốn nổi cái cốc lủng đầu của ông bố bà mẹ đâu nhé. Bọn con trai chả cần ăn trám lẫn nhân, chỉ chăm chăm chọn hạt trám nào to tròn đều đẹp để làm con quay trám buộc dây đánh tít mù trên vỉa hè hay sân trường xanh ôm bóng lá bàng. Ôi sao mà nhớ!

Thi thoảng có bà khách cất hàng từ Bắc Giang về, đem biếu nhà một vài cân trám đen, vỏ còn tươi nguyên màu phấn trắng. Mẹ tôi hào phóng cho cả nhà thưởng thức bữa quà trung du thoải mái. Bà sai các con rửa sạch, vò sát vỏ trám cho mỏng bớt. Rồi bà đun nước sôi già, rót nước sôi ra chiếc âu sứ to, hòa thêm dúm muối. Khi nước nguội bớt còn chừng độ 70 - 80 độ chi đó, bà mới đổ trám vào âu và đậy nắp kín. Chừng một vài giờ là được. Bố tôi hôm ấy được bữa nhắm rượu cùng trám om chấm muối vừng. Ông gật gù nâng chén kể chuyện xưa nhà vẫn chạy xe tải vận chuyển hàng trong kháng chiến chống Pháp lên vùng trung du, miền núi. Trám đen, trám trắng đầy rừng. Dân toàn cho không, ai muốn lấy bao nhiêu cũng được, chứ không bán như bây giờ.

Bớt lại ít trám đã om, mẹ tôi gỡ lấy thịt cùi, phi hành mỡ chưng lên với đôi ba lạng thịt băm, chưng thật mặn với nước mắm, rắc chút hạt tiêu để dành ăn dần trong các bữa sau. Trám chưng như thế ăn với cháy cơm thì thôi rồi, khỏi nói. Mẹ tôi dặn:
- Om trám phải nhớ cẩn thận. Nước sôi quá cũng không được, trám sẽ cứng như đá, chỉ có mà đem vất đi. Nước hơi nguội chút, thì trám sẽ nát bét. Bỏ thì thương, vương thì tội.

Thế mới kỳ lạ chứ. Nóng cứng, nguội nát. Sau này tôi lấy chồng, ra ở riêng, cũng có lúc om trám. Mà phải nói là không được tự tin lắm. Bữa được thì khoe lấy khoe để. Tinh vi, tinh tướng. Bữa hỏng thì giấu nhèm nhẹm, len lén mà đổ đi. Bạn bè hỏi đến, kêu là bữa nay chợ không có trám. Khổ thế đấy!

Thời bao cấp khó khăn, tôi không thấy nhà mình thổi xôi trám hay làm món trám nhồi bao giờ, mà chỉ nghe mẹ hoặc dì Hai thi thoảng nhắc tới. Đến khi tôi đi làm phóng viên truyền hình tại Đài Hà Nội, cũng là lúc thành phố bắt đầu bước vào thời kỳ đổi mới, mở cửa đúng dịp chuyên mục Hà thành đặc sản ra đời trên sóng truyền hình mỗi trưa chủ nhật hằng tuần tôi mới có điều kiện “mắt thấy tai nghe”.

Như thế thì ăn quả là thơm hơn, nhưng có lẽ là hơi ngấy một chút. Nhớ cũng không cho mắm muối gì. Đoạn rồi, đổ chỗ cùi trám đã bóc sẵn, băm nhỏ vào xào tiếp. Trám này thường đã rất mặn. Nên xào với thịt không mắm muối và cho lẫn xôi không mắm muối, đánh đều lên, là sẽ vừa vặn. Cũng có nhà thổi xôi trám chỉ có nếp và trám. Cho là ăn như thế mới nguyên thủy, mới thuần vị.
Cũng là một ý hay.

Bây giờ dễ lắm nhé. Trám xào sẵn bán đầy trên mạng. Chả cứ mùa trám, vẫn có xôi trám ăn. Thật đấy. Viết về trám lâu nay có lẽ chẳng ai dám “múa rìu qua mặt”... văn nhân xứ trám vốn sở hữu một giọng điệu văn chương rất điệu đà, quyến rũ Nguyễn Tham Thiện Kế. Tôi đã từng đọc liền một mạch ba thiên tùy bút về đất và người quê trám rất lâm ly, bi thiết và hấp dẫn. Tuy nhiên, xét về góc độ ẩm thực mà nói thì tôi chỉ chú ý tới món canh trám trắng nấu thịt gà đen. Theo Nguyễn Tham Thiện Kế thì đó chính là món canh đãi khách thượng thặng. Nấu với nấm hương, nấm tuyết, mộc nhĩ. Nghe rất quý tộc chứ không hề đơn sơ, mộc mạc. Thể nào tôi cũng phải thử một phen. Lại hóng mùa trám mới sang năm.

Bài và ảnh Nguyễn Thị Tuyết Nhung

Tin liên quan

Tin mới hơn

Nguyễn Đình Thi và khúc tráng ca "Người Hà Nội"

Nguyễn Đình Thi và khúc tráng ca "Người Hà Nội"

LNV - Nguyễn Đình Thi (1924 - 2003) là một trong những nhạc sĩ, nhà văn nổi tiếng của Việt Nam. ông đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng công chúng với nhiều tác phẩm văn học và âm nhạc xuất sắc. Trong đó, ca khúc “Người Hà Nội” là một bản hùng ca về lòng yêu nước, sự kiên cường và tinh thần bất khuất của người dân Thủ đô trong cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc.
Triển lãm thư pháp “ Nghiên bút còn thơm ”

Triển lãm thư pháp “ Nghiên bút còn thơm ”

LNV - Triển lãm “ Nghiên bút còn thơm” với 70 tác phẩm chính của 15 tác giả đến từ ba miền Bắc - Trung - Nam là một hoạt động văn hóa ý nghĩa hướng đến dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024). Triển lãm đã khai mạc chiều 31/8 tại Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám và kết thúc ngày 25/09/2024.
Bình Định: Chuyện về Đào Duy Từ cùng gia phả họ Đào

Bình Định: Chuyện về Đào Duy Từ cùng gia phả họ Đào

LNV - Đào Duy Từ (1572-1634) là danh nhân văn hóa, nhà quân sự lỗi lạc, sau khi bệnh nặng, ông đột ngột qua đời ở tuổi 63, Chúa Sãi thương tiếc ông khôn nguôi, truy tặng ông là “Hiệp niên đồng đức công thần, đặc tôn Kim tứ Vinh lộc Đại phu”, đưa về an táng tại thôn Tùng Châu, phủ Hoài Nhơn.
Tạp chí Tài nguyên và Môi trường tổ chức về nguồn và Tọa đàm nhân dịp kỷ niệm 21 năm thành lập

Tạp chí Tài nguyên và Môi trường tổ chức về nguồn và Tọa đàm nhân dịp kỷ niệm 21 năm thành lập

LNV - Ngày 11/10/2024, tại Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng, xã Tân Thái, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường tổ chức chức kỷ niệm 21 năm Ngày thành lập (13/10/2003 - 13/10/2024) và Tọa đàm với chủ đề “Phát huy vai trò của hội viên Chi hội Nhà báo trong phát triển nội dung Tạp chí TN&MT”.
Bác Hồ với Hà Nội những ngày mới giải phóng

Bác Hồ với Hà Nội những ngày mới giải phóng

LNV - Những ngày đầu Thủ đô giải phóng, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuy bận trăm công nghìn việc, nhưng bác vẫn dành cho Hà Nội sự quan tâm đặc biệt. Mối quan tâm hàng đầu của Bác là đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ đủ năng lực, phẩm chất để tiếp quản và xây dựng Thủ đô. Tại lớp tập huấn cán bộ, bộ đội, công an trước khi vào tiếp quản, Bác đến nói chuyện, giải đáp thắc mắc và bổ sung một điều đáng quan tâm mà không ai nêu ra, đó là đạo đức và nhân cách cán bộ. Bác nói "Mấy năm kháng chiến, các cô, các chú đã học được nhiều đức tính tốt, về xuôi, nhất là thành thị, sẽ có nhiều phức tạp, nhiều thứ quyến rũ mình vào thói xấu.. Có thể những người khi kháng chiến thì rất anh dũng, trước bom đạn không chịu khuất phục, nhưng đến khi về thành thị lại bị tiền bạc, gái đẹp quyến rũ, mất lập trường, sa vào tội lỗi". Bác khuyên mọi người phải cảnh giác với "viên đạn bọc đường".
Nghệ sĩ Lưu Hồng Quang với độc tấu Piano “Hành Trình Hồi Sinh”

Nghệ sĩ Lưu Hồng Quang với độc tấu Piano “Hành Trình Hồi Sinh”

LNV - Tối ngày 08/10/2024, tại Phòng Hòa nhạc lớn Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, Nghệ sĩ Piano Lưu Hồng Quang đã có một chương trình độc tấu Piano với chủ đề: “Hành trình hồi sinh: cùng Liszt, Schumann & Brahms” được đông đảo khán giả lắng nghe và tán thưởng. Những tiếng vỗ tay vang rền khắp khán phòng.

Tin khác

Phú Yên: Đưa thổ cẩm Xí Thoại trở thành sản phẩm du lịch

Phú Yên: Đưa thổ cẩm Xí Thoại trở thành sản phẩm du lịch

LNV - Dệt thổ cẩm Xí Thoại là một nghề truyền thống lâu đời của người dân tộc thiểu số Ba Na thuộc xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân được UBND tỉnh Phú Yên công nhận Làng nghề truyền thống năm 2023. Hiện thổ cẩm của Làng nghề trở thành một trong những sản phẩm du lịch văn hóa cộng đồng thôn Xí Thoại.
Sống động chương trình “Ký ức Hà Nội - 70 năm”

Sống động chương trình “Ký ức Hà Nội - 70 năm”

LNV - Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và 25 năm Hà Nội được UNESCO vinh danh “Thành phố vì hòa bình”, sáng 4/10, tại không gian bích họa phố Phùng Hưng, UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức chương trình “Ký ức Hà Nội - 70 năm” nhằm tái hiện không gian Hà Nội giai đoạn 1947 - 1954.
Lễ hội Thành Tuyên 2024

Lễ hội Thành Tuyên 2024

LNV - Tuyên Quang được ví là hình ảnh thu nhỏ của vùng văn hóa Việt Bắc với 658 di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh, 425 di sản văn hóa phi vật thể của các dân tộc. Nơi đây có 22 dân tộc cư trú và sinh sống, mỗi dân tộc đều mang trong mình những giá trị văn hóa truyền thống, phong tục tập quán và sắc thái riêng biệt.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp đại diện trí thức kiều bào thuộc cộng đồng Pháp ngữ

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp đại diện trí thức kiều bào thuộc cộng đồng Pháp ngữ

LNV - Nhân chuyến công tác dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 và thăm chính thức Pháp, sáng ngày 5/10, theo giờ địa phương, tại Paris, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có cuộc trò chuyện thân mật với gần 30 chuyên gia, trí thức kiều bào tiêu biểu từ các nước Pháp, Anh, Bỉ, Canada, Luxembourg và Thụy Sỹ.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp gỡ cộng đồng người Việt tại Mông Cổ ở Đại sứ quán

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp gỡ cộng đồng người Việt tại Mông Cổ ở Đại sứ quán

LNV - Theo đặc phái viên TTXVN, sáng 1/10 (theo giờ địa phương), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm Đại sứ quán Việt Nam, gặp gỡ, nói chuyện thân mật với cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và đại diện cộng đồng người Việt tại Mông Cổ.
70 Năm Giải Phóng Ứng Hòa và Chiến Thắng Khu Cháy

70 Năm Giải Phóng Ứng Hòa và Chiến Thắng Khu Cháy

LNV - Khu Cháy với 12 xã nằm ở phía Nam huyện Ứng Hòa (thành phố Hà Nội), đã trở thành biểu tượng của ý chí kiên cường và tinh thần kháng chiến, là căn cứ cách mạng, nơi du kích hoạt động giữa lòng địch trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Nghề nhuộm vải truyền thống của dân tộc Dong ở Qúy Châu

Nghề nhuộm vải truyền thống của dân tộc Dong ở Qúy Châu

LNV - Từ những nguyên liệu của thiên nhiên, dân tộc Dong ở tỉnh Quý Châu, Trung Quốc đã làm ra loại vải nhuộm tạo cảm hứng cho các nhà thiết kế tạo nên phong cách thời trang đặc sắc.
Nghị lực của một thầy giáo khiếm thị

Nghị lực của một thầy giáo khiếm thị

LNV - Mặc dầu bản thân không nhìn thấy rõ cảnh vật xung quanh và chỉ nghe để phân biệt mọi người qua giọng nói, nhưng bằng trí tuệ, sự đam mê cùng một nghị lực phi thường Nguyễn Cảnh Dương đã sớm trở thành một giáo viên ngoại ngữ giỏi, có sức lan tỏa lớn trong giới học đường. Không ít những học sinh khi học qua thầy Dương đã tìm được việc làm và thu nhập ổn định. Họ đang đồng hành với nhau cùng chinh phục tri thức trên con đường lập nghiệp.
Hà Tĩnh: Công nhận Miếu Nhàng Nhàng là di tích lịch sử - văn hoá cấp tỉnh

Hà Tĩnh: Công nhận Miếu Nhàng Nhàng là di tích lịch sử - văn hoá cấp tỉnh

LNV - Sáng 25/9, UBND thị trấn Cẩm Xuyên tổ chức lễ đón nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử - văn hoá cấp tỉnh miếu Nhàng Nhàng.
Nỗ lực lưu giữ và lan tỏa giá trị văn hóa của gốm Mường

Nỗ lực lưu giữ và lan tỏa giá trị văn hóa của gốm Mường

LNV – Lan tỏa những giá trị đương đại của gốm Mường nói riêng và văn hóa Mường nói chung là công việc trong gần 20 năm qua của họa sĩ Vũ Đức Hiếu ở Hòa Bình, hoạt động của anh đã mang đến cho du khách nhiều trải nghiệm thú vị và ý nghĩa.
Đón Bằng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Nghề chằm nón ngựa Phú Gia”

Đón Bằng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Nghề chằm nón ngựa Phú Gia”

LNV - Sở Văn hóa và Thể thao Bình Định phối hợp với UBND huyện Phù Cát vừa tổ chức Lễ đón Bằng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Nghề chằm nón ngựa Phú Gia” tại Trường Tiểu học số 1 Cát Tường.
Khai mạc Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam lần thứ IV - năm 2024.

Khai mạc Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam lần thứ IV - năm 2024.

LNV - Ngày 24/9, tại TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam đã khai mạc Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Quảng Nam lần thứ IV - năm 2024.
Tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo

Tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo

LNV - Ngày 22/9 (nhằm ngày 20/8 ÂL), tại di tích lịch sử - văn hóa Đền thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo (di tích cấp tỉnh Bình Định) đã diễn Lễ tưởng niệm 724 năm (1300 – 2024) nhân ngày huý kỵ anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo.
Ấn tượng Triển lãm 3D trực tuyến “Hỡi đồng bào Thủ đô”

Ấn tượng Triển lãm 3D trực tuyến “Hỡi đồng bào Thủ đô”

LNV - Chiều 20-9, tại Hà Nội, UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp với Trung tâm Lưu trữ quốc gia I tổ chức Triển lãm 3D trực tuyến với chủ đề “Hỡi đồng bào Thủ đô”. Đây là hoạt động thiết thực hướng đến kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 -10/10/2024).
Khôi phục và phát triển lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn: Ông Trâu số 04 - Phường Hải Sơn vô địch mùa thứ 35

Khôi phục và phát triển lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn: Ông Trâu số 04 - Phường Hải Sơn vô địch mùa thứ 35

LNV - Sáng ngày 21/9 (19/8 âm lịch), vòng chung kết Lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn năm 2024 đã diễn ra thành công, an toàn. Sau nhiều năm mong chờ, phường Hải Sơn đã chính thức lên ngôi vô địch với chiến thắng thuộc về ông trâu số 04 - chủ trâu Ông Lưu Đình Khang.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Tân Chủ tịch nước Lương Cường: Nỗ lực hết sức mình, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ Đảng, Nhà nước, Nhân dân tin tưởng giao phó

Tân Chủ tịch nước Lương Cường: Nỗ lực hết sức mình, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ Đảng, Nhà nước, Nhân dân tin tưởng giao phó

LNV - Phát biểu trước Quốc hội, tân Chủ tịch nước Lương Cường cho biết sẽ nỗ lực hết sức mình, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ Chủ tịch nước theo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước, Nhân dân tin tưởng giao phó.
TRỰC TIẾP: Quốc hội khóa XV khai mạc kỳ họp thứ 8, tiến hành bầu Chủ tịch nước

TRỰC TIẾP: Quốc hội khóa XV khai mạc kỳ họp thứ 8, tiến hành bầu Chủ tịch nước

LNV - Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV sẽ họp phiên trù bị và khai mạc trọng thể vào sáng mai (21/10) theo hình thức tập trung tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Đặc biệt, Quốc hội sẽ tiến hành quy trình nhân sự đối với chức danh Chủ tịch nước ngay trong ngày làm việc đầu tiên. Quy trình này được thực hiện theo đúng quy định của Hiến pháp và pháp luật.
Đắk Lắk: Gốm đen cổ Yang Tao khắc khoải hồi sinh

Đắk Lắk: Gốm đen cổ Yang Tao khắc khoải hồi sinh

LNV - Bao đời người đã qua, bao mùa ăn lúa mới đã qua nhưng cách làm gốm vẫn thế, người đời trước truyền lại cho đời sau, đời sau nữa. Những bàn chân của các amí lấy đất về buôn, những bàn chân mở ra vòng tròn khép kín vô tận quanh chiếc bàn xoay thủ công. Những đôi tay nhuộm nâu vàng tỉ mẩn với nước và đất để tạo tác. Những khoảnh sân nhỏ luôn sực mùi rơm khói và đất chín trong cuộc chơi của lửa. Lửa bùng lên lúc mạnh lúc yếu, khói trùm lên lúc đậm lúc nhạt. Đất chìm trong lửa, lửa nhiệt nồng với đất để cuối cùng các sản phẩm gốm Yang Tao được hình thành. Lửa hòa vào trong đất, phục sinh trong đất thành những sản phẩm hữu dụng để khi bàn tay người chạm vào chỉ còn mênh mang hơi thở của đất và lửa.
Làng nghề Mây tre đan trăm tuổi ở Hoằng Thịnh

Làng nghề Mây tre đan trăm tuổi ở Hoằng Thịnh

LNV - Làng nghề mây tre đan xã Hoằng Thịnh, Hoằng Hóa (Thanh Hoá) với hàng trăm năm lịch sử và phát triển không chỉ là điểm sáng của vùng quê mà còn là biểu tượng văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Gia Lai: Sức trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới

Gia Lai: Sức trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới

LNV - Hưởng ứng phong trào “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới”, đoàn viên, thanh niên huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã huy động các nguồn lực, triển khai nhiều công trình, phần việc, chung tay xây dựng nông thôn mới và thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội địa phương.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
ct-tnhh-pt-xuan-thanh
ctcp-xd-tan-loc
nong-nghiep-xanh
minh-hieu
nhu-thanh
an-phat
thanh-chau
thuan-duc
ha-tinh
binh-dinh
Giao diện di động