Tín ngưỡng và kiến trúc của người Chăm ở An Giang
Có thể nói, người Chăm An Giang rất tôn sùng tín ngưỡng, mỗi một hành động hay suy nghĩ trong đó luôn phảng phất hơi thở của đạo Islam. Mỗi ngày 5 lần, đúng thời gian đồng bào người Chăm sẽ hướng về các thánh đường để cầu nguyện; trong đó, ngày thứ 6 là ngày cầu nguyện quan trọng nhất. Các tín đồ tập trung ở thánh đường lớn, cùng các vị giáo cả đứng lên đọc về giáo lý Islam, nghe khuyên răng về việc chấp hành tốt tôn giáo, pháp luật, xây dựng nếp sống văn minh…Bởi mọi người tin rằng, khi thực hiện theo đúng giáo lý được dạy từ Đấng tối cao thông qua kinh Koran thì mọi điều tốt đẹp sẽ trở thành hiện thực.
Đồng bào người Chăm đang cầu nguyện tại thánh đường
Lễ Ramadan (tháng ăn chay hay tháng nhịn ăn) là một nghi lễ đặt biệt quan trọng của người Chăm theo đạo Islam. Khi lễ được diễn ra, dù ngày thường bận bịu đến đâu thì lúc này mọi người cũng tranh thủ quay về quê nhà để thực hiện các nghi thức tôn giáo. Họ sẽ phải nhịn ăn, nhịn uống và hạn chế lao động nặng nhọc từ khi mặt trời mọc đến khi mặt trời khuất bóng nhằm để chia sẻ và thấu hiểu nỗi khổ của những người nghèo khó.
Sau khi kết thúc lễ Ramadan 70 ngày, người Chăm sẽ đón lễ hội Roja (Haij) - ngày Tết cổ truyền mừng tuổi mới. Đây là thời điểm các hoạt động đời sống văn hoá tinh thần của đồng bào Chăm An Giang sôi nổi nhất. Mọi người sẽ tập trung tại các thánh đường, mổ dê, bò để mở tiệc tùng sau một năm lao động vất vả. Họ tổ chức ca hát, múa, biểu diễn văn hoá văn nghệ với những giai điệu và bài hát riêng của đồng bào mình.
Lễ Ramadan đồng bào Chăm
Về kiến trúc, một mặt do ảnh hưởng tôn giáo, mặt khác cũng cho địa hình đồng bằng nhiều kênh rạch nên nhà của người Chăm An Giang được xây dựng theo kiều kiến trúc nhà sàn. Những ngôi nhà sàn bằng gỗ san sát nhau khắp nơi ở làng Chăm, vừa để tránh thú dữ, vừa tránh được nước dâng khi lũ về, thú vị hơn khi nước lũ đã rút, đồng bào Chăm còn tận dụng khoảng trống của sàn làm nơi cất trữ đồ dùng gia đình. Hiện nay, dù thứ dữ không còn, tình trạng ngập lụt do lũ cũng đã được kiểm soát nhưng bà con người Chăm vẫn duy trì sống trong nhà sàn – một lối kiến trúc độc đáo của người Chăm An Giang.
Kiến trúc của người Chăm An Giang, ngoài sự độc đáo nhà sàn, còn đặc sắc về xây dựng các thánh đường mang kiểu kiến trúc Hồi giáo. Các thánh đường lớn nhỏ của đồng bào Chăm được xây dựng dựa theo biểu tượng mặt trời và vầng trăng khuyết. Cả thánh đường lấy màu trắng làm chủ đạo, xung quanh có cửa và nóc hình vòm, lúc nào cũng tràn ngập ánh sáng và thoáng mát ngay cả khi không mở đèn hay bật quạt. Trong đó, ấn tượng và nổi tiếng nhất là thánh đường Mubarak, xây dựng vào năm 1992 và trở thành - di tích cấp quốc gia về nghệ thuật kiến trúc vào năm 2011.
Đặc biệt hơn, thánh đường của người Chăm An Giang không chỉ là nơi diễn ra các nghi lễ tôn giáo, mà còn là nơi gìn giữ và lưu truyền chữ viết, tiếng nói dân tộc Chăm. Để góp phần vào công việc bảo tồn văn hoá, trong đó có tiếng nói và chữ viết, hiện nay hầu hết thánh đường Hồi giáo ở An Giang đều mở các lớp dạy học. Ngoài việc học kiến thức phổ thông vào buổi sáng, buổi tối những học sinh này sẽ được học tiếng nói, chữ viết của người Chăm. Điển hình là thánh đường Azhar ở ấp Châu Giang, xã Châu Phong vẫn đang hàng ngày dạy kinh Koran, chăm chỉ giữ gìn từng bản sắc văn hóa dân tộc. Tuy nhiên do chưa được chính quyền địa phương quan tâm nhiều, nên trong việc dạy và học ngôn ngữ Chăm còn nhiều bất cập. Nhưng đến nay, với sự nỗ lực hết mình, hoạt động dạy học này vẫn luôn được duy trì cho thấy đây là một thành công to lớn nhằm bảo vệ văn hóa dân tộc của đồng bào người Chăm.
Có thể thấy, dù trải qua bao nhiêu thời gian và xã hội có phát triển thế nào thì cộng đồng người Chăm sống tại An Giang vẫn sẽ lặng lẽ nép mình bên bờ sông Hậu, hàng ngày chăm chỉ đến thánh đường cầu nguyện, học tập và tuân theo những lời kinh Koran chỉ dạy. Từng hành động nhỏ của họ đều có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn những nét văn hóa độc đáo của dân tộc, trong đó có tín ngưỡng tôn giáo và kiến trúc.
Bài, ảnh: Di Khanh
Tin liên quan
Tin mới hơn

Bình Định: Huyện Tuy Phước hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát
09:47 | 29/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Sôi động đêm đại nhạc hội Dạ Khúc Tháng Tư 2025: Viễn Nguyên
15:44 | 26/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Đoàn kiều bào dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào
14:36 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Phát pháo cuối cùng trong ngày lịch sử 30.4
14:34 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bản hùng ca Ngày đại thắng mùa xuân
14:34 | 24/04/2025 Thơ làng nghề, thơ nghệ nhân

Dũng sỹ trên đồi “thịt băm”
14:34 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội
Tin khác

Người giữ hồn Tây Nguyên
14:33 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Cơm nắm lá cọ ở làng cổ Phù Ninh
14:32 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Thơ người Làng nghề
14:32 | 24/04/2025 Thơ làng nghề, thơ nghệ nhân

Bánh bột lọc - Biểu tượng ẩm thực của Cố đô
14:31 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định: Huyện Vân Canh thực hiện đồng bộ, hiệu quả chính sách xóa nhà tạm, nhà dột nát
14:31 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Hương vị đặc biệt - Hủ tiếu Mỹ Tho
14:31 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Phát huy bản chất tốt đẹp Bộ đội Cụ Hồ trong xây dựng cuộc sống
10:17 | 23/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh tại thành phố Hồ Chí Minh
10:03 | 23/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Hồi ức của Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu về ngày giải phóng miền Nam 30/4/1975
10:02 | 23/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Sống lại ký ức nơi “Đất thép thành đồng”
09:58 | 23/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Tình thơ người lính trong tâm hồn dũng sĩ diệt xe cơ giới Lê Sỹ Thái
09:17 | 22/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bảo tồn văn hoá truyền thống qua tác phẩm truyện tranh về làng nghề
08:50 | 22/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn nghề truyền thống ở bản Sưng
08:50 | 22/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Lễ hội Tràng An - Hành trình về miền di sản linh thiêng
09:22 | 21/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định: Huyện Tây Sơn huy động nguồn lực xã hội hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát
10:11 | 18/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Phụ nữ Tây Hồ chung tay bảo tồn nghề truyền thống: Hành trình từ những búp sen
10:39 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Dân làng Canh Tiến phấn khởi đón điện lưới quốc gia
10:19 Nông thôn mới

Làng nghề làm cờ Tổ quốc tất bật trước dịp kỉ niệm ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước
10:18 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Giang: Du lịch cộng đồng gắn với làng nghề truyền thống ở Hà Giang
10:09 Du lịch làng nghề

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp 30/4
10:07 Tin tức