Tiến tới Đại hội lần thứ IV Hiệp hội Làng nghề Việt Nam- Kỳ 2: Thời kỳ mới, vận hội mới của làng nghề
Trải qua hơn 30 năm Đổi mới, đến nay, đất nước ta đã có những chuyển biến to lớn, đạt được những thành tựu quan trọng có ý nghĩa lịch sử; đời sống của nhân dân ta có bước cải thiện rõ rệt, đó là những điều cần được khẳng định.
Tuy nhiên, đến nay, tình hình kinh tế - xã hội nước ta đang có những biểu hiện rất đáng quan tâm, ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các làng nghề. Có thể khái quát lại thành hai nhóm vấn đề được đặt ra như sau:
Một là, những vấn đề liên quan đến chủ trương, chính sách phát triển kinh tế, xã hội. Đến nay, nền kinh tế nước ta chưa thực sự độc lập, tự chủ, chưa phát huy được mọi nguồn lực của đất nước. Nền kinh tế đang không bền vững, các nguồn lực đất đai, tài nguyên bị xâm hại, nguồn lực con người không được phát huy, năng suất lao động quá thấp so với nhiều nước trong khu vực. Kinh tế tư nhân bị lép vế, không được kinh doanh bình đẳng với các loại hình doanh nghiệp khác. Chênh lệch giàu nghèo đang doãng rộng thêm. Chất lượng của nhiều văn bản quy phạm pháp luật còn thấp; có những hiện tượng “tham nhũng chính sách”.
Làng nghề chiếu huyện Nga Sơn, Thanh Hóa
Hai là, về những vấn đề liên quan đến tổ chức quản lý. Nhiều vấn đề kinh tế vĩ mô đang nổi lên rất nghiêm trọng, như: nợ công, nợ xấu đang ở ngưỡng nguy hiểm, ngân sách nhà nước bội chi liên tục, v.v… Đáng quan tâm là bộ máy hành chính đang có xu hướng phình ra, tổ chức cồng kềnh, trùng lắp, hoạt động kém, hiệu quả. Vẫn còn một số công chức yếu kém về trình độ, năng lực, sa sút về phẩm chất, tham nhũng. Quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp bị xâm phạm. Đang còn nhiều thủ tục phiền hà, đòi hỏi xin – cho, yêu cầu “bôi trơn”, v.v…làm tăng thêm chi phí, giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất làng nghề.
Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta đã và đang triển khai nhiều giải pháp tích cực, quyết liệt nhằm cải cách thể chế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, tập trung vào nâng cao chất lượng, hiệu quả, bảo đảm phát triển bền vững. Những vấn đề được đặt ra là: Quy hoạch lại các ngành, nghề, chú trọng hơn nữa nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới; tận dụng có hội của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nhằm nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; đổi mới đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước; cơ cấu lại ngân hàng, giảm nợ xấu; đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước; tiếp nhận có chọn lọc đầu tư nước ngoài; phát triển kinh tế tư nhân, coi kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế; khuyến khích doanh nghiệp nhỏ và vừa, v.v…
Làng nghề Việt Nam trước bước phát triển mới
Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển của đất nước, làng nghề nước ta cũng đã có những bước tiến quan trọng, đạt những thành tựu to lớn. Từ những sản phẩm thủ công đơn giản, phục vụ đời sống của nhân dân trong nước, chỉ xuất khẩu tới các nước xã hội chủ nghĩa, có gì bán nấy, đến nay, nhiều sản phẩm thủ công làng nghề đã đổi mới về hình dáng, mẫu mã, nâng cao chất lượng, trở thành hàng thủ công mỹ nghệ, sản phẩm trang trí có tính mỹ thuật cao, được xuất khẩu tới trên 100 nước trong khu vực và thế giới.
Ngày nay, bước vào thời kỳ mới của công cuộc phát triển đất nước, làng nghề nước ta đang đứng trước những cơ hội mới.
Trước hết, về cơ chế, chính sách, việc cải cách thể chế đang được đẩy mạnh; đã có nhiều văn bản với những chủ trương, chính sách thuận lợi cho các làng nghề tiếp tục phát triển. Trong đó, có những chủ trương, chính sách mới liên quan đến làng nghề, trực tiếp và quan trọng nhất là bốn văn bản sau: Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 3-6-2017 của Trung ương Đảng về phát triển kinh tế tư nhân, trong đó đã khẳng định “kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế”; Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (số 04/2017/QH 14) được Kỳ họp thứ 3 Quốc hội Khóa XIV thông qua và có hiệu lực từ ngày 1/1/2018, trong đó đã quy định khá chi tiết các chính sách hỗ trợ và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp; Luật Du lịch (số 09/2017/QH 14) được kỳ họp thứ 3 Quốc hội Khóa XIV thông qua và có hiệu lực từ ngày 1/1/2018; Luật Bảo vệ môi trường (số 55/2014/QH 13) được Kỳ họp thứ 7 Quốc hội Khóa XIII thông qua và có hiệu lực từ ngày 1/1/2015, trong đó, có riêng Điều 30 về bảo vệ môi trường làng nghề.
Hai là, về tổ chức thực hiện, công cuộc cải cách hành chính đang được triển khai quyết liệt, nhằm xóa bỏ mọi thủ tục hành chính của các cơ quan chức năng đang gây phiền hà, khó khăn cho doanh nghiệp, trong đó, chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa; thực hiện đúng vai trò của “Chính phủ kiến tạo, liêm chính, hành động, phục vụ dân và doanh nghiệp”.
Ba là, tiến trình hội nhập sâu rộng về kinh tế thể hiện qua các hiệp định với WTO, với ASEAN và các hiệp định thương mại tự do FTA mà nước ta đã ký kết với các nước trên thế giới đã tạo ra cơ hội cho làng nghề nước ta mở rộng thị trường, bán thêm nhiều hàng hóa, đồng thời tiếp thu được những tinh hoa văn hóa trong sản phẩm thủ công mỹ nghệ các nước, bổ sung cho nguồn tri thức của làng nghề nước ta. Gần đây, nhiều cuộc họp, nghị quyết của Tuần lễ cấp cao APEC tổ chức tại Đà Nẵng (tháng 11-2017) cũng đã nhấn mạnh việc hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa và khu vực kinh tế tư nhân.
Những cơ hội mới, cũng là những thuận lợi mới nói trên đang đặt ra thách thức mới cho các làng nghề để khai thác có hiệu quả thuận lợi mới, tiếp tục phát triển bền vững. Thách thức lớn nhất chính là làm thế nào để các sản phẩm làng nghề nâng cao được chất lượng (bao gồm cả hình dáng, mẫu mã, xanh, sạch, bảo đảm các quy định chặt chẽ của thế giới về bảo vệ môi trường, sử dụng lao động trẻ em …) để có thể nâng cao sức cạnh tranh với các sản phẩm, kể cả dùng trong nước và xuất khẩu. Chính vì vậy, nhận thức cho rõ những khó khăn, yếu kém cần khắc phục là rất cần thiết. Có thể nêu lên một số điểm chủ yếu như sau.
Trước hết, đó là những yếu kém vốn có từ lâu mà vẫn chưa có giải pháp khắc phục cơ bản, như: ô nhiễm môi trường nặng nề tại một số cơ sở sản xuất làng nghề; quy mô sản xuất manh mún, thiếu đất để mở rộng sản xuất; vốn liếng quá nhỏ, không đáp ứng được nhu cầu ứng dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm; mở rộng thị trường, sử dụng thương mại điện tử, v.v… Đội ngũ nhân lực quản lý còn hạn chế, phần lớn là chủ hộ gia đình, trình độ có hạn, chưa đáp ứng kịp những yêu cầu mới trong phát triển của cơ sở, đang hạn chế việc tiếp thu kịp thời và vận dụng những chính sách mới do Nhà nước ban hành có lợi cho cơ sở sản xuất, kinh doanh làng nghề. Cũng chưa có một hệ thống cơ sở dữ liệu về làng nghề nước ta để nhận diện, phân tích tình hình và đề ra biện pháp xử lý các vấn đề của làng nghề kịp thời và có hiệu quả.
Hai là, cơ sở sản xuất trong các làng nghề có khá nhiều thuộc quy mô siêu nhỏ (có số lao dộng từ 10 người trở xuống), gặp nhiều khó khăn song lại thiếu liên kết, nhất là với các cơ quan, tổ chức khoa học, công nghệ, để nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành. Đáng quan tâm nhất là sản xuất và tiêu thụ chưa hình thành chuỗi giá trị, dẫn đến chất lượng sản phẩm chậm được nâng cao, thu nhập của người sản xuất thường bị chi phối bởi doanh nghiệp đầu mối thu gom hàng hóa, chịu thua thiệt trong bán hàng, lợi nhuận thu về thấp kém.
Ba là, có những cơ sở làng nghề chưa tổ chức tốt các mối quan hệ với tổ chức Đảng và chính quyền, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội địa phương, qua đó phối hợp thực hiện các hoạt động chung trên địa bàn có lợi cho việc phát triển làng nghề và xây dựng nông thôn mới (ví dụ như khắc phục ô nhiễm môi trường, mở rộng mặt bằng …), v.v…
Tóm lại, trong thời kỳ mới, đối với các làng nghề, cơ hội là cơ bản và rất to lớn. Vấn đề đặt ra cho các làng nghề hiện nay là nhận rõ các yếu kém, thực hiện các giải pháp thiết thực nhằm khai thác các thời cơ, thuận lợi, để tiếp tục phát triển bền vững. Điều này đòi hỏi sự cố gắng vươn lên của mỗi làng nghề, mỗi cơ sở sản xuất, kinh doanh làng nghề, đồng thời cần sự trợ giúp của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam.
CGCC Vũ Quốc Tuấn
Chủ tịch Hội đồng Tư vấn Hiệp hội Làng nghề Việt Nam
Tin liên quan
Tin mới hơn

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 | 18/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt
15:42 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội
15:41 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc
13:19 | 12/06/2025 Tin tức

Cao Bằng gìn giữ và phát triển làng nghề truyền thống: Nét đẹp văn hóa gắn liền phát triển kinh tế
09:17 | 12/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 Làng nghề, nghệ nhân

Đời sống mới ở xã Lê Lợi
09:30 Nông thôn mới

Dự báo, giá xăng, dầu giảm mạnh 6,8 - 7,5% trong ngày 3-7
09:29 Kinh tế

Trí thức trẻ Lê Bảo Hưng đam mê với khát vọng làm giàu trên mảnh đất quê hương
09:26 Kinh tế