Thèn Pả: Ngôi làng Mông yên bình
Nhìn từ trên cao làng Thèn Pả đẹp tựa tranh vẽ |
Nếp nhà trình tường đẹp như cổ tích dưới bóng cờ Lũng Cú
Nằm cách thị trấn Đồng Văn khoảng 26 km, Thèn Pả vẫn giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống lâu đời của người đồng bào dân tộc Mông. Ngôi làng hàng trăm năm nay nằm lặng lẽ bên cạnh hồ mắt Rồng, trở thành điểm đến lý tưởng cho những du khách yêu thích sự bình yên, gạt bỏ mọi xô bồ, lo toan của cuộc sống.
Dưới chân núi Rồng có hai hồ nước ngọt được người dân địa phương gọi là “Mắt Rồng” quanh năm không bao giờ cạn. Hồ bên trái nằm gần thôn Lô Lô Chải, hồ bên phải nằm gần thôn Thèn Pả.
Từ Cột cờ Quốc gia Lũng Cú nhìn xuống, ngôi làng Thèn Pả hiện ra thơ mộng, bình yên, lọt thỏm giữa những triền đá tai mèo sắc nhọn. Làng Thèn Pả là 1 nhóm nhỏ, với 11 hộ dân họ Vàng, đều là anh em trong một đại gia đình đã sinh sống cùng nhau từ lâu đời, thuộc thôn Thèn Pả, xã Lũng Cú.
Thèn Pả theo tiếng địa phương có nghĩa là “cánh đồng lớn”. Bởi vậy, Thèn Pả là cánh đồng trải rộng mênh mông, bằng phẳng hiếm có trên cao nguyên đá.
Nếu du khách đã rất quen thuộc với làng Lô Lô Chải mang những nét đặc trưng của đồng bào dân tộc Lô Lô thì làng Thèn Pả mang dấu ấn đặc trưng của đồng bào Mông. 2 ngôi làng, 2 nền văn hóa của 2 dân tộc nằm cạnh 2 hồ mắt Rồng tạo nên dấu ấn vô cùng đặc biệt. Điều đặc biệt nhất ở đây chính là sự bình yên hiếm có.
Anh Trịnh Đình Cường – Du khách từ miền Nam cho biết: “Ở Thèn Pả, người dân được đánh thức bởi ánh nắng mặt trời, tiếng gà gáy báo hiệu ngày mới chứ không phải tiếng còi xe đông đúc như ở nơi đô thị. Nơi đây thật bình yên, người dân rất thân thiện và mến khách”.
Một bộ trang phục váy của phụ nữ Mông trắng trên vùng Cao nguyên đá Đồng Văn Hà Giang. |
Theo ông Ma Doãn Khánh – Chủ tịch UBND xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn cho biết, toàn bộ thôn Thèn Pả nằm trong khu vực vành đai Cột cờ Quốc gia Lũng Cú, bởi vậy, các ngôi nhà đều được tu sửa đảm bảo giữ nguyên giá trị văn hóa truyền thống. Từ năm 2021, nhiều gia đình đã sửa sang lại nhà kết hợp làm homestay phục vụ khách du lịch.
Những nét đẹp trong ngôi nhà trình tường truyền thống được giữ lại và dần dần phục nghề lanh truyền thống của người Mông nơi đây. Không những chỉ sản xuất vải cho nhu cầu tại chỗ, hiện nay bà con dần đưa lanh thành sản phẩm trải nghiệm tại ngôi làng Thèn Pả. Tại đây, du khách được ngắm nhìn những công đoạn để làm ra sợi vải lanh và tự tay tham gia vào việc vẽ sáp ong lên những tấm vải lanh. Sau đó, những nghệ nhân của làng Thèn Pả sẽ nhuộm với những nguyên liệu truyền thống để tạo ra món quà vô cùng ý nghĩa được góp phần làm lên bởi chính du khách.
Không chỉ bảo tồn văn hóa vật chất, hiện nay làng Thèn Pả còn dần khôi phục và phát triển những văn hóa phi vật thể, nhưng câu ca, điệu hát và những phong tục hay trong đời sống của người Mông. Những dịp lễ hội của người Mông, làng Thèn Pả mang những câu ca, điệu nhảy truyền thống để biểu diễn cho du khách thập phương. Truyền tải những thông điệp, ý nghĩa tốt đẹp đến thế hệ sau này.
Thèn Pả sở hữu vẻ đẹp riêng vào các mùa trong năm. Mùa xuân, sắc hồng của hoa đào, sắc trắng của hoa lê phủ lên triền núi, đường làng, trong vườn của người dân những mảng màu tươi sáng. Mùa hè là mùa của những nương ngô xanh mướt, ngắm hồ Mắt Rồng nước trong vắt.
Đến mùa thu, những thửa ruộng bậc thang lúa chín tạo nên khung cảnh mùa vàng đầy chất thơ. Bước vào mùa đông, bản làng chìm trong sương mù vào sáng sớm.
Bảo tồn văn hóa kết hợp phát triển du lịch
Tại thôn Thèn Pả, nhiều gia đình đã sửa sang lại nhà kết hợp làm homestay phục vụ khách du lịch. 11 hộ trong làng, hiện có 5 hộ đã tham gia làm du lịch cộng đồng. Trong đó, có 3 hộ trực tiếp nấu rượu, làm vải lanh, nấu mèn mén. Du khách đến đây sẽ được tận mắt trải nghiệm hoạt động nấu rượu ngô, rượu Dong giềng và làm mèn mén. Đặc biệt, làng đã thành lập Ban quản lý để thu mua và kiểm soát chất lượng các sản phẩm mà bà con làm ra, đồng thời giúp phân phối, tiêu thụ sản phẩm.
Gia đình anh Vàng Sính Lùng là một trong những hộ đi đầu trong việc dựng các căn bungalow làm du lịch cộng đồng tại thôn Thèn Pả. Hiện, gia đình anh đã có 1 nhà cộng đồng với sức chứa 10 người. Khu nghỉ của gia đình anh Lùng mới đi vào hoạt động được khoảng 3 tháng.
Theo Anh Vàng Sính Lùng: Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất “thiêng”, nơi đây lại được thiên nhiên ưu ái cho khí hậu, cảnh đẹp vô cùng thích hợp để phát triển du lịch. Đặc biệt, nhận thấy việc phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hóa truyền thống là nhiệm vụ và trách nhiệm của thế hệ đi sau, bởi thế, sau khi tỉnh, huyện có những chủ trương, chính sách hỗ trợ phát triển du lịch, gia đình tôi và các họ trong làng đã mạnh dạn cải tạo lại nhà cũ. Bởi nằm trong khu vực được bảo tồn nên các hộ cải tạo nhưng vẫn giữ đúng bản sắc văn hóa truyền thống, sử dụng vật liệu thân thiện.
Khách du lịch tại Thèn Pả |
Được biết, sau khi đi vào hoạt động, hiện gia đình anh Lùng có thu nhập khoảng từ 10 - 15 triệu đồng/tháng. Chủ yếu là khách nước ngoài yêu thích trải nghiệm các hoạt động văn hóa của bà con dân tộc nơi đây.
Bên cạnh đó để phục vụ cho việc phát triển du lịch nhiều trang mạng xã hội được lập ra nhằm phục vụ việc quảng bá giới thiệu cho du khách.
Làng Thèn Pả được xây dựng trong một ngôi làng có 11 hộ dân người Mông là anh em trong đại gia đình họ Vàng. Hiện nay, những hộ dân này vẫn gìn giữ những ngôi nhà trình tường truyền thống và những nét văn hoá trong sinh hoạt hàng ngày. Những phong tục, tập quán, thói quen sinh hoạt vẫn được giữ nguyên, song hành với những dịch vụ cao cấp. Mang đến một trải nghiệm riêng biệt, duy nhất tại Làng Thèn Pả và được tận hưởng sự thư giãn trong những điều bình dị nhất của bản làng vùng cao, cùng những âm thanh của vùng quê, tiếng côn trùng, tiếng gà, tiếng lục lạc của bò...
Làng Thèn Pả chào đón bằng sự nồng nhiệt nhất dành cho những vị khách yêu thích sự riêng tư và gần gũi bản làng này.
Làng Thèn Pả được xây dựng trong một ngôi làng có 11 hộ dân người Mông là anh em trong đại gia đình họ Vàng |
Lũng Cú có 9 thôn gồm: Thèn Pả, Séo Lủng, Tả Giao Khâu, Xáy Sà Phìn, Lô Lô Chải, Cẳng Tằng, Thèn Ván, Sán Trồ, Xín Mần Kha. Thôn Thèn Pả, có lẽ là thôn mọi người đều đã đặt chân tới nhưng thường ít chú ý. Thèn Pả là cả cánh đồng bao quanh cột cờ quốc gia Lũng Cú. Từ đây có thể nhìn ra toàn cảnh cánh đồng, ngay dưới chân núi rồng, một bản người Mông còn giữ nguyên vẹn cuộc sống sinh hoạt hàng ngày và 11 căn nhà trình tường đất, mái âm dương cổ kính có từ lâu đời. Lô Lô Chải, thôn du lịch của người Lô Lô đã nổi tiếng từ lâu, nơi tập trung của nhiều hộ kinh doanh lưu trú và dịch vụ du lịch Séo Lủng thôn có điểm cực bắc linh thiêng của tổ quốc. Các thôn Cẳng Tằng, Xáy Sà Phìn, Tả Giao Khâu là nơi sinh sống của các hộ người Mông còn giữ được nhiều nét hoang sơ và những cây đào cổ thụ. Sán Trồ có những vườn hoa tam giác mạch trải dài miên man, những đồi tam giác mạch view hoàng hôn, bình minh siêu đẹp. Các thôn Thèn Ván và Xín Mần Kha có các hộ người dân người Mông sống thưa thớt, kiến trúc không rõ ràng do có nhiều không định hướng phát triển du lịch. |
Tin liên quan
Tin mới hơn
Người cán bộ hội tâm huyết với công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật
18:15 | 28/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Lễ hội Hoa tam giác mạch Hà Giang
18:15 | 28/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Bình Định: Vai trò người có uy tín đóng trong việc bảo tồn di sản văn hóa dân tộc
09:00 | 28/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Sức sống mới trên quê hương Phú Thọ
09:25 | 25/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Nguyễn Đình Thi và khúc tráng ca "Người Hà Nội"
23:47 | 17/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Triển lãm thư pháp “ Nghiên bút còn thơm ”
23:46 | 17/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Tin khác
Hội đồng nữ doanh nhân Việt Nam - ASEAN “Báo công dâng Bác” 2024 với khát vọng vươn xa
16:13 | 16/10/2024 Văn hiến Hà Thành
Bình Định: Chuyện về Đào Duy Từ cùng gia phả họ Đào
15:00 | 14/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Tạp chí Tài nguyên và Môi trường tổ chức về nguồn và Tọa đàm nhân dịp kỷ niệm 21 năm thành lập
15:00 | 14/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Bác Hồ với Hà Nội những ngày mới giải phóng
13:48 | 11/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Nghệ sĩ Lưu Hồng Quang với độc tấu Piano “Hành Trình Hồi Sinh”
11:03 | 10/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Phú Yên: Đưa thổ cẩm Xí Thoại trở thành sản phẩm du lịch
10:01 | 09/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Sống động chương trình “Ký ức Hà Nội - 70 năm”
14:32 | 07/10/2024 Văn hiến Hà Thành
Lễ hội Thành Tuyên 2024
09:16 | 07/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp đại diện trí thức kiều bào thuộc cộng đồng Pháp ngữ
09:14 | 07/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp gỡ cộng đồng người Việt tại Mông Cổ ở Đại sứ quán
15:23 | 02/10/2024 Văn hiến Hà Thành
70 Năm Giải Phóng Ứng Hòa và Chiến Thắng Khu Cháy
13:28 | 02/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Nghề nhuộm vải truyền thống của dân tộc Dong ở Qúy Châu
10:08 | 30/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Nghị lực của một thầy giáo khiếm thị
09:55 | 30/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Hà Tĩnh: Công nhận Miếu Nhàng Nhàng là di tích lịch sử - văn hoá cấp tỉnh
09:53 | 30/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Nỗ lực lưu giữ và lan tỏa giá trị văn hóa của gốm Mường
09:28 | 30/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Huyện Hoài Đức (Hà Nội): Sơn Đồng xây dựng NTM kiểu mẫu kết hợp nâng cao năng lực marketing xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ
10:17 Nông thôn mới
Vĩnh Phúc: Thúc đẩy phát triển hoạt động khuyến công
10:05 Khuyến công
Triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu từ ngày 31-10 đến ngày 4-11
10:04 Tin tức
Xuất khẩu rau, quả lập kỷ lục mới
10:01 Kinh tế
Trà vỏ chuối hỗ trợ giấc ngủ ngon ít người biết
09:49 Sức khỏe - Đời sống