Hà Nội: 30°C Hà Nội
Đà Nẵng: 30°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 32°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 30°C Thừa Thiên Huế

Tháng tư ở đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải

TBV -
Ðất lửa năng động

Những ngày tháng tư, trời Quảng Trị xanh thẳm. Chúng tôi trở lại di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Ðôi bờ Hiền Lương - Bến Hải, nơi dòng sông Bến Hải từng trôi trong khói lửa của chiến tranh và cây cầu Hiền Lương đã trở thành biểu tượng của nỗi đau cắt chia đất nước... Cùng Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Linh Thái Văn Thành, chúng tôi ghé thăm bà Nguyễn Thị Ngoan, 75 tuổi, ở làng Tân Trại 2, xã Vĩnh Giang. Làng nằm phía bờ bắc, về hạ lưu sông Bến Hải. Bà Ngoan kể, ngày ấy, bà là thanh niên điển hình của lũy thép Vĩnh Linh, tay cày, tay súng, không chịu khuất phục quân thù. Có năng khiếu ca hát, cho nên ban đêm bà tham gia biểu diễn văn nghệ phục vụ hỏa tuyến. Bộ đội từ miền bắc, trước khi vượt sông Bến Hải vào chiến trường miền nam, đều nghỉ lại một đêm ở Vĩnh Linh và được bà Ngoan cùng đội văn nghệ Vĩnh Giang hát tặng những bài ca về Tổ quốc.

Ðầu năm 1970, Trung ương tổ chức đội văn nghệ đi biểu diễn tại các nước xã hội chủ nghĩa như Triều Tiên, Trung Quốc... kêu gọi thế giới ủng hộ lập lại hòa bình, thống nhất cho Việt Nam. Bà Ngoan vinh dự được Ðặc khu Vĩnh Linh (đơn vị hành chính như một tỉnh hiện nay) chọn cử tham gia đội. Khi chúng tôi muốn được nghe lại lời bài hát từng được biểu diễn, bà Ngoan hào hứng đứng dậy cất cao giọng hát Bài ca Vĩnh Linh của nhạc sĩ Hoàng Vân: "Ngó bên tê Trường Sơn một dải. Nghe bên ni sóng vỗ Cửa Tùng"... Bà cho biết, vẫn thường hát những bài ca thống nhất cho các cháu, chắt của mình nghe, rồi tập cho chúng hát theo...


Di tích quốc gia đặc biệt Ðôi bờ Hiền Lương - Bến Hải.


Ðồng chí Thái Văn Thành cho biết, đi qua khói lửa của chiến tranh, Ðảng bộ và nhân dân Vĩnh Linh luôn có tư duy đổi mới trong xây dựng Ðảng và phát triển kinh tế - xã hội. Dọc bờ bắc sông Bến Hải, các xã Vĩnh Thành, Vĩnh Giang, Vĩnh Sơn và thị trấn Cửa Tùng đang xây dựng nông thôn mới với nhiều mô hình phát triển kinh tế hiệu quả như nuôi tôm công nghệ cao, trồng lúa theo hướng nông nghiệp sạch, chất lượng. Thị trấn biển Cửa Tùng lung linh, đầy sức sống, luôn là một điểm thu hút khách du lịch trong nước và nước ngoài. Ðảng bộ Vĩnh Linh xác định phát triển kinh tế vững chắc với bốn thế mạnh. Vùng núi phía tây và vùng gò đồi đất đỏ ven biển phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày như hồ tiêu, cao-su, bơ, dược liệu, trồng rừng gỗ lớn; các đặc sản truyền thống như khoai, môn, măng cày, ném (một loại cây gia vị, thuộc họ hành, tỏi), ớt, nghệ, lạc, dưa, ngô, sắn, đậu; vùng đồng bằng xây dựng mô hình thâm canh cây lúa và cơ giới hóa nông nghiệp, trồng rau màu, thực phẩm; các xã ven biển và vùng cát tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng chân đồng, chân biển. Nhờ có bước đi đúng hướng và khai thác hợp lý lợi thế, tiềm năng đất đai để phát triển kinh tế, xã hội, tổng thu nhập đầu người của huyện Vĩnh Linh hiện đạt 47 triệu đồng/năm, cao nhất trong các huyện, thị xã của tỉnh Quảng Trị.

Ở ngay bờ nam của sông Bến Hải là các xã trù mật của huyện Gio Linh: Trung Hải, Trung Giang, Trung Sơn, Gio An và Vĩnh Trường. Người dân trong vùng thường nhắc đến "vua rừng" Lê Văn Hòa, 62 tuổi, ở thôn Kinh Môn, xã Trung Sơn. Ông Hòa là cựu chiến binh, làm kinh tế giỏi. Cách đây mười năm, ông được Quỹ Quốc tế Bảo vệ thiên nhiên (WWF) công nhận là hộ nông dân đầu tiên của Việt Nam trồng rừng có chứng chỉ quản lý bền vững FSC. Mỗi héc-ta rừng của ông Hòa bán được hơn hai trăm triệu đồng, gấp nhiều lần trồng rừng truyền thống. Bây giờ, ông Hòa cũng là người tiên phong của tỉnh Quảng Trị trồng rừng gỗ lớn, cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến gỗ; làm mô hình mẫu về trồng rừng kinh tế cho nhiều nơi đến học tập, nghiên cứu. Ông Hòa còn sắp xếp thời gian đi hướng dẫn trồng rừng có chứng chỉ quản lý bền vững FSC cho người dân Quảng Trị và các tỉnh khác.

Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Gio Linh Trần Văn Quảng cho biết, Ðảng bộ huyện luôn có chủ trương, chính sách khai thác hợp lý các thế mạnh kinh tế vùng gò đồi, đồng bằng, phát triển công nghiệp, du lịch ven biển, nhất là kinh tế biển. Gio Linh trở thành huyện đi đầu của tỉnh Quảng Trị trong phát triển kinh tế biển, hằng năm tổng sản lượng thủy sản khai thác chiếm gần 60% toàn tỉnh. Tiềm năng du lịch biển với gần 16 km bờ biển được khai thác tốt phục vụ phát triển kinh tế, tâm điểm là vùng biển Cửa Việt, đã trở thành khu nghỉ dưỡng nổi tiếng. Các công trình điện mặt trời vừa hoàn thành tại các xã Gio Thành, Gio Hải, cảng sân bay tại Gio Linh đang được khởi động... Tất cả sự mới mẻ, tích cực này là động lực lớn góp phần giúp chất lượng sống của người dân Gio Linh cải thiện từng ngày.

Biểu tượng của hòa bình, thống nhất

Những ngày này, du khách tấp nập đến với di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Ðôi bờ Hiền Lương - Bến Hải, chứng kiến sự thay đổi của vùng đất này. Mỗi du khách đến với di tích Ðôi bờ Hiền Lương - Bến Hải đều tỏ lòng khâm phục khát vọng hòa bình, thống nhất đất nước của dân tộc Việt Nam qua từng câu chuyện kể của hướng dẫn viên Ban quản lý di tích; qua sự trân trọng quá khứ mà tỉnh Quảng Trị đã thể hiện trong việc dày công tôn tạo di tích. Em Lê Kiều Giang, học sinh THPT ở thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa cho biết, em được gia đình thưởng cho một chuyến du lịch nước ngoài vì thành tích đạt học sinh giỏi cấp tỉnh. Thay vì đi nước ngoài, nhân dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm nay cũng vào những ngày tháng tư lịch sử, em đã xin bố mẹ, cho em đến với Ðôi bờ Hiền Lương - Bến Hải, nơi gần nửa thế kỷ trước, bố em cùng đồng đội đã chiến đấu, quyết tâm giành và giữ từng tấc đất cho Tổ quốc. Khi trở về trường, em sẽ kể cho các bạn nghe câu chuyện về khát vọng hòa bình của dân tộc Việt Nam được tái hiện sinh động trên vùng đất Quảng Trị.

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị Nguyễn Văn Hùng cho biết, Chính phủ đã đồng ý với chủ trương trên cơ sở của di tích, tỉnh Quảng Trị xây dựng công viên mang tên Thống Nhất, biến nơi ghi dấu nỗi đau chia cắt thành khát vọng hòa bình. Ðây là niềm khích lệ lớn với Quảng Trị.

Theo đó, công viên mang biểu tượng của khát vọng hòa bình, đấu tranh thống nhất đất nước, đồng thời là điểm tham quan du lịch, góp phần giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ. Công viên có các hạng mục Bến thuyền, Nhà văn bia, Tháp hòa bình, không gian tái hiện khu phi quân sự (DMZ), khu cắm trại dã ngoại, đồi vọng cảnh... Phía bờ nam có các công trình như cột cờ, sân lễ hội, lâm viên, hệ thống chòi nghỉ dừng chân... được xây dựng bằng nguồn vốn xã hội hóa. Hiện những công trình đầu tiên của công viên Thống Nhất đã được hoàn thành, đó là trồng lại hai hàng dừa phía bắc di tích, nâng cấp bến đua thuyền, đường đi dạo; xây dựng tượng đài chiến sĩ Công an vũ trang. Ở bờ nam, thành phố Hải Phòng đã hỗ trợ kinh phí xây dựng hệ thống kè chống xói lở, xây dựng lâm viên cũng như phục dựng một số hạng mục. Tỉnh Quảng Trị đang kêu gọi chung sức xây dựng công viên với biểu tượng đầy ý nghĩa này.

Ngoài cụm di tích quốc gia đặc biệt Ðôi bờ Hiền Lương - Bến Hải, chiến tranh đi qua đã để lại trên mảnh đất Quảng Trị hơn 400 di tích chiến tranh, trong đó bốn di tích đã được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt và nhiều di tích được xếp hạng quốc gia.

Một tháng tư lịch sử nữa lại về. Người dân ở Ðôi bờ Hiền Lương - Bến Hải vẫn bồi hồi cảm xúc như khi mới được sống trong hòa bình. Từ khói lửa chiến tranh, chia cắt, Quảng Trị đã trở thành mảnh đất của biểu tượng khát vọng hòa bình, thống nhất, phát triển và hội nhập từng ngày.

Lâm Quang Huy
Theo Báo Nhân dân

Tin liên quan

Tin mới hơn

Khai mạc Lễ hội sen Đồng Tháp lần thứ 2 năm 2024

Khai mạc Lễ hội sen Đồng Tháp lần thứ 2 năm 2024

LNV - Tối 16-5, UBND tỉnh Đồng Tháp khai mạc Lễ hội sen lần thứ 2-2024 với chương trình văn nghệ đặc sắc, đông đảo du khách đến tham quan chụp ảnh và mua sắm hàng trăm sản phẩm OCOP.
Nút rối tháng tư

Nút rối tháng tư

Tạp chí Làng nghề Việt Nam trân trọng giới thiệu một tới độc giả bài thơ "Nút rối tháng tư" của nhà thơ Thu Sang
Độc đáo nghề làm thúng chai Phú Mỹ

Độc đáo nghề làm thúng chai Phú Mỹ

LNV - Gần 20 năm qua, vợ chồng ông Trương Văn Trung, ở huyện Tuy An vẫn tận tâm với nghề làm thúng chai truyền thống. Mỗi năm gia đình ông làm nhiều thúng chai để bán cho ngư dân, các cơ sở du lịch và các công ty xuất khẩu ra nước ngoài.
Miền đất tổ

Miền đất tổ

LNV - Tạp chí Làng nghề Việt Nam trân trọng giới thiệu một tới độc giả bài thơ "Miền đất tổ"
Thăm nghĩa trang liệt sĩ

Thăm nghĩa trang liệt sĩ

Tạp chí Làng nghề Việt Nam trân trọng giới thiệu một tới độc giả bài thơ "Thăm nghĩa trang liệt sĩ"
Phác hoạ về người lính

Phác hoạ về người lính

Tạp chí Làng nghề Việt Nam trân trọng giới thiệu một tới độc giả bài thơ "Phác hoạ về người lính"

Tin khác

Một gia đình có 3 đời gắn bó với nghề bốc thuốc đông y

Một gia đình có 3 đời gắn bó với nghề bốc thuốc đông y

LNV - Đến xã Phú Sơn huyện Ba Vì (Hà Nội) nhắc tới ông Lang Mật (tên thường gọi của Lương y Chu Văn Mật (85 tuổi) ở thôn Cao Lĩnh xã Phú Sơn thì ai cũng biết, gia đình ông đã có 03 đời làm nghề bốc thuốc nam trị bệnh cứu người.
Thành phố hoa phượng đỏ

Thành phố hoa phượng đỏ

LNV - Nằm ở vị trí trung tâm Duyên hải Bắc Bộ, Hải Phòng là thành phố cảng lâu đời và là trung tâm du lịch biển hàng đầu cả nước.
Bình Định: Khai quật đợt 2 phế tích Đại Hữu

Bình Định: Khai quật đợt 2 phế tích Đại Hữu

LNV - Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 1223 cho phép Bảo tàng tỉnh Bình Định phối hợp với Viện Khảo cổ học khai quật khảo cổ đợt 2 phế tích Đại Hữu, thôn Chánh Mẫn, xã Cát Nhơn, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.
Bảo vệ và phát huy giá trị Quần đảo Cát Bà gắn với di sản thế giới Vịnh Hạ Long

Bảo vệ và phát huy giá trị Quần đảo Cát Bà gắn với di sản thế giới Vịnh Hạ Long

LNV - Ngày 16/9/2023, tại Kỳ họp lần thứ 45 của Ủy ban Di sản Thế giới diễn ra ở Thủ đô Riyadh, Vương quốc Ả rập Xê út đã công nhận Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà (tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hải Phòng) là Di sản thiên nhiên thế giới. Đây là di sản thế giới liên tỉnh, thành phố đầu tiên ở Việt Nam và là niềm vinh dự, tự hào của nhân dân tỉnh Quảng Ninh, thành phố Hải Phòng và nhân dân cả nước. Tuy nhiên, cũng đặt ra trách nhiệm lớn lao đối với các quốc gia thành viên trong việc quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị của Di sản thế giới này trong thời gian tới.
Khai mạc Lễ hội Tình yêu năm 2024

Khai mạc Lễ hội Tình yêu năm 2024

LNV - Tối nay (8/5) tại xã Hồng Vân, huyện Thường Tín, Hà Nội, Lễ hội Tình yêu lần thứ 3 - năm 2024 nhằm tôn vinh giá trị cao đẹp của thiên tình duyên bất tử giữa chàng trai nghèo Chử Đồng Tử và Tiên Dung công chúa.
Người đàn ông đa tài chế tác khèn bè và đàn ta lư

Người đàn ông đa tài chế tác khèn bè và đàn ta lư

LNV - Ông Hồ Văn Vạt (tên thường gọi là Pả Hơi) là người Vân Kiều nổi tiếng ở trong vùng bởi khả năng vừa biết chế tạo nhạc cụ và đàn hát khèn bè và đàn ta lư.
Khánh Hoà: Triển lãm 100 hình ảnh và 600 cuốn sách nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ

Khánh Hoà: Triển lãm 100 hình ảnh và 600 cuốn sách nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ

LNV - Chiều 4-5, tại khu vực Tháp Trầm hương (TP. Nha Trang), Sở Văn hóa và Thể thao Khánh Hòa khai mạc Triển lãm ảnh và trưng bày, giới thiệu sách, tài liệu kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ
Hà Nội: Thêm 2 di tích lịch sử được xếp hạng cấp thành phố tại huyện Đan Phượng

Hà Nội: Thêm 2 di tích lịch sử được xếp hạng cấp thành phố tại huyện Đan Phượng

LNV - Vừa qua, UBND thành phố Hà Nội đã có Quyết định số 2138/QĐ-UBND về việc xếp hạng Di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố Hà Nội.
(Hà Nội) Ấn tượng cầu đi bộ trở thành không gian nghệ thuật công cộng

(Hà Nội) Ấn tượng cầu đi bộ trở thành không gian nghệ thuật công cộng

Ngày 03/5, tại Trung tâm Văn hóa nghệ thuật 22 Hàng Buồm, UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) tổ chức “Lễ khai mạc Dự án nghệ thuật Công cộng trên cầu đi bộ Trần Nhật Duật kết nối Dự án nghệ thuật Công cộng Phúc Tân”.
Kon Tum: Bảo tồn, khôi phục nhà Rông truyền thống

Kon Tum: Bảo tồn, khôi phục nhà Rông truyền thống

LNV - Nhà Rông truyền thống là một trong những di sản văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum. Việc bảo tồn, phục dựng nhà Rông truyền thống sẽ tạo điều kiện cho các di sản, giá trị văn hóa gắn liền với nhà Rông được gìn giữ, phát huy, đặc biệt là những giá trị văn hóa phi vật thể như lễ hội, nghề truyền thống, tín ngưỡng dân gian, cồng chiêng, múa xoang...
Vẽ tranh tường tại thành phố mang tên Bác

Vẽ tranh tường tại thành phố mang tên Bác

LNV - Giữa phố xá tấp nập của TP. Hồ Chí Minh, chúng ta vẫn nhìn thấy những bức tranh tường trên quán xá, nhà hàng, khách sạn, nhà ở, khu du lịch. Đa phần các bức tranh không lưu lại dấu vết của người vẽ. Không chữ ký, không số điện thoại để lại. Để trả lời những thắc mắc của mọi người, tôi đã có dịp gặp họa sĩ Nguyễn Tâm, chàng trai đất Bắc vẽ tranh tường tại TP. Hồ Chí Minh, khu vực Đông Nam Bộ và miền Tây.
Du lịch biển Hải Tiến: Điểm đến hấp dẫn của du lịch xứ Thanh

Du lịch biển Hải Tiến: Điểm đến hấp dẫn của du lịch xứ Thanh

LNV - Khu du lịch biển Hải Tiến với bờ biển dài 12,5km thuộc địa phận 05 xã: Hoằng Hải, Hoằng Tiến, Hoằng Thanh, Hoằng Trường và Hoằng Phụ. Cách Hà Nội 150km; cách trung tâm Thành phố Thanh Hoá 17km, rất thuận lợi cho phát triển các loại hình du lịch tắm biển, nghỉ dưỡng, du lịch thể thao mạo hiểm, du lịch văn hoá tâm linh, du lịch trải nghiệm, du lịch làng nghề.
Điện Biên - Điểm hẹn lịch sử

Điện Biên - Điểm hẹn lịch sử

LNV - Những ngày này, du khách thập phương nườm nượp về thăm, làm việc tại Điện Biên. Người dân sống trên mảnh đất lịch sử được dịp trải lòng với bạn bè trong nước, quốc tế qua hoạt động liên hoan, giao lưu, hội thảo… thuộc nhiều lĩnh vực của đời sống văn hóa – xã hội. Cả nước đang hướng về Điện Biên, vì một Điện Biên đổi mới, phát triển xứng với tầm vóc của chiến thắng Điện Biên Phủ 70 năm trước.
Chương trình nghệ thuật  "Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử"

Chương trình nghệ thuật "Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử"

LNV - Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử" kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL) chủ trì, Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện, thu hút gần 1.000 người bao gồm 180 nghệ sĩ chuyên nghiệp và 780 người khác tham gia.
Khởi động cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024

Khởi động cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024

LNV - Ngày 27/4, tại Hà Nội, Ban Tổ chức Cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024 tổ chức họp báo công bố cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024 diễn ra từ ngày 27/4 đến ngày 20/7.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Hội chợ triển lãm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc- Hà Nội năm 2024

Hội chợ triển lãm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc- Hà Nội năm 2024

LNV - Tối 16/5, Sở Công thương Hà Nội phối hợp Cục Công thương địa phương (Bộ Công thương) đã khai mạc Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía bắc - Hà Nội tại Cung Triển lãm Kiến trúc, Quy hoạch Xây dựng Quốc gia (số 1 Đỗ Đức
Khai mạc Lễ hội sen Đồng Tháp lần thứ 2 năm 2024

Khai mạc Lễ hội sen Đồng Tháp lần thứ 2 năm 2024

LNV - Tối 16-5, UBND tỉnh Đồng Tháp khai mạc Lễ hội sen lần thứ 2-2024 với chương trình văn nghệ đặc sắc, đông đảo du khách đến tham quan chụp ảnh và mua sắm hàng trăm sản phẩm OCOP.
Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội sẽ xem xét 39 nội dung

Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội sẽ xem xét 39 nội dung

LNV - Dự kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét 39 nội dung, trong đó, có 24 nội dung thuộc công tác lập pháp; 15 nội dung về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, giám sát và các vấn đề quan trọng khác.
Thanh Hóa: Sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khẳng định chất lượng, giá trị thương hiệu

Thanh Hóa: Sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khẳng định chất lượng, giá trị thương hiệu

LNV - Mới đây, tỉnh Thanh Hóa đã có quyết định công nhận 10 sản phẩm CNNT tiêu biểu năm 2023. Các sản phẩm CNNT tiêu biểu này đều là các sản phẩm có thế mạnh, mang nét đặc trưng của địa phương, đạt chất lượng tốt; Có giá trị sử dụng cao, có tiềm năng để phát triển sản xuất, mở rộng thị trường, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Vĩnh Long: Kinh phí khuyến công địa phương năm 2024 gần 5 tỷ đồng

Vĩnh Long: Kinh phí khuyến công địa phương năm 2024 gần 5 tỷ đồng

LNV - UBND tỉnh Vĩnh Long vừa phê duyệt gần 5 tỷ đồng kinh phí khuyến công địa phương năm 2024,giao cho Sở Công Thương phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai, thực hiện.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
vf
ban-qlda-dau-tu-xay-dung-huyen-quan-son
the-92-coffee
cong-ty-tnhh-xay-dung-va-thuong-mai-duy-thang
cong-ty-tnhh-xay-dung-manh-truong-son
cong-ty-co-phan-tan-phong
dang-uy-ubnd-mttq-huyen-yen-thanh-nghe-an
cong-ty-tnhh-mtv-tan-anh
chao-mung-70-nam-chien-thang-dbp-49-nam-ngay-giai-phong-mien-nam-138-nam-ngay-qtld
Giao diện di động