Tết Trung Thu tròn đầy
Mùa Thu ùa về khắp phố phường, các cửa hàng đồ chơi dành cho trẻ nhỏ ngập tràn sắc đỏ của đèn lồng, sắc xanh tím của nhiều loại đồ chơi cũng là lúc ở từng xóm ngõ, con trẻ háo hức đón chờ đêm phá cỗ - trông Trăng. Ánh sáng lung linh, huyền ảo của vô vàn đèn ông sao cùng âm thanh rộn ràng của tiếng trống quân rộn rã đã trở thành giai điệu đầu đời trong sáng.
Nhưng Tết Trung Thu không chỉ là ngày dành cho con trẻ, mà nó còn là ngày của sum vầy, ấm áp của các thành viên trong gia đình. Đây cũng là dịp để mọi người thăm hỏi, bày tỏ sự quan tâm lẫn nhau. Những ngày này mọi người thường chuẩn bị mua bánh Trung Thu biếu ông bà, bố mẹ, bạn bè,… và bánh Trung Thu được coi là biểu tượng của sự phúc lành, đoàn tụ.
Vào tối Trung Thu, các gia đình làm cỗ cúng gia tiên và bày mâm ngũ quả ra sân để con trẻ phá cỗ trông Trăng. Đây cũng là khoảnh khắc sum họp gia đình thật ấm áp. Cả nhà quây quần bên mâm cỗ Trung Thu được bày biện bởi bàn tay khéo léo của người mẹ và thật ấm nồng tình cảm của người cha. Bên cạnh những đồ chơi hiện đại vẫn có đèn lồng, đèn ông sao, đèn kéo quân được thắp nến lung linh huyền ảo. Ông bà ngồi nhâm nhi ly trà, cùng con cháu thưởng thức bánh Trung Thu tạo nên một không gian thật ấm cúng và hạnh phúc. Tình cảm gia đình càng thêm gắn kết.
Niềm vui và hạnh phúc của con trẻ trong những ngày này dường như được nhân lên. Các em được đón nhận từ ba mẹ những tình cảm yêu thương, chăm sóc đặc biệt. Cứ mỗi dịp này ở Hà Nội, trên con phố Hàng Mã thật đông vui nhộn nhịp, các mặt hàng đồ chơi dành cho các em nhỏ được bày bán thật nhiều. Những nụ cười và niềm vui của con trẻ hiển hiện khi được ba mẹ mua quà tặng.
Niềm vui và sự sum vầy trong những ngày Tết Trung thu không chỉ được thấy trong những ngôi nhà đầm ấm, mà Trung Thu đến với nhiều bạn trẻ trong cả nước với nhiều chương trình chia sẻ mang tính cộng đồng cao. Những trẻ em vùng cao, vùng xa, các em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt cũng được đón nhận một Trung Thu “tròn đầy” từ sự quan tâm của cấp chính quyền và cộng đồng.
Cuộc sống hiện đại với nhiều đổi thay, con trẻ ở những thành phố lớn trong những ngày này không chỉ được tham gia rước đèn, phá cỗ trông trăng mà còn được thưởng thức những chương trình ca nhạc nghệ thuật đặc biệt tại các câu lạc bộ, trung tâm văn hóa thanh thiếu niên,… Điều này cũng góp phần cho các em sự mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp khi tham dự những sinh hoạt cộng đồng này.
Trong những ngày diễn ra Tết Trung Thu trẻ nhỏ có niềm vui của trẻ nhỏ, người lớn có niềm vui của người lớn. Các nam thanh nữ tú tại các thành phố lớn trong những ngày này cùng bạn bè cùng háo hức đến với những con phố bán đồ chơi dành cho trẻ nhỏ cùng những điểm tổ chức các chương trình văn nghệ để hưởng không khí rộn ràng của lễ hội và có thể tìm về những ký ức tuổi thơ. Trung thu cũng trở thành dịp tụ họp hẹn hò của các nhóm bạn bè thanh niên. Tối trung thu, đường phố chật ních người!
Qua bao sự biến đổi thăng trầm của lịch sử, điều khiến con người ta dễ cảm nhận được sự biến đổi lớn trong xã hội hiện tại qua những tập tục và văn hóa lễ hội. Trăng Thu nay vẫn tròn vành vạnh nhưng sắc Việt cũng dường như đổi thay cùng cuộc sống. Người thành phố tất bật và đủ đầy hơn xưa. Trung Thu của ngày nay cũng đã có sự khác biệt nhiều so với ngày xưa. Những làng nghề, các thợ thủ công chuyên làm món quà đồ chơi cho trẻ nhỏ như ông tiến sĩ giấy, đèn lồng, đèn kéo quân đang thưa vắng dần. Hình ảnh của ông tiến sĩ giấy cùng với ước mơ, khát vọng thành đạt, vinh hiển của bao bậc cha mẹ đối với con cái giờ đang dần trở lên xa lạ trong mắt con trẻ. Thay vào đó là những món đồ chơi hiện đại nhiều màu sắc, hấp dẫn của nước ngoài được bày bán rất nhiều trên các phố phường của các thành phố lớn.
Đến với các làng nghề cổ ven Hà Nội chuyên làm đồ thủ công vào Tết Trung Thu, chúng ta dễ nhận thấy không khí im ắng của các làng nghề này. Qua những con đường làng vắng bóng, đâu đó chỉ lác đác vài hộ gia đình đang làm đèn, căng trống,… Những nghệ nhân đã được các cơ quan truyền thông nói đến như những người “giữ hồn Việt” qua những sản phẩm của mình như mặt nạ bằng giấy bồi, đèn lồng, đèn kéo quân,... Ở các làng nghề này thưa vắng dần còn thế hệ trẻ không mấy mặn mà với nghề truyền thống vì giá trị kinh tế đem lại không nhiều. Các cửa hàng chuyên bán các mặt hàng truyền thống cho ngày lễ trăng rằm cũng không còn nhiều, thậm chí bị những mặt hàng hiện đại lấn át nên một số đã chuyển sang kinh doanh đồ hiện đại hơn.
Những đồ chơi truyền thống như tò he, chuồn chuồn tre, đèn ông sao, đèn kéo quân, đèn cù, tàu thủy, ông đánh gậy trông trăng, tượng nặn, trống, vương miện công chúa là những thứ đồ chơi xuất hiện rất lâu và quen thuộc với người dân Việt. Không chỉ mang lại niềm vui phá cỗ trông trăng đêm Rằm, ẩn chứa trong mỗi món đồ chơi giản dị, mộc mạc ấy là cả một sự giáo dục về nền văn hóa truyền thống của Việt Nam. Có lẽ chính vì thế Tết Trung Thu năm nay các đồ chơi truyền thống đã có sự trở lại, các cửa hàng bán đồ chơi truyền thống cũng đông khách hơn. Đó là một tín hiệu đáng mừng và đáng được trân trọng, khích lệ.
Những năm gần đây, tại một số cơ sở sản xuất bánh Trung Thu truyền thống trên phố Thụy Khuê, Hà Nội vẫn còn cảnh xếp hàng mua bánh. Người dân chờ đợi, xếp hàng để được đón nhận những chiếc bánh nóng hổi mới ra lò, được tận mắt nhìn thấy cả các công đoạn làm bánh và để cảm nhận không khí của Hà Nội xa xưa. Người già tìm đến bánh truyền thống vì không thể quên được hương vị đặc trưng của chúng. Còn với người trẻ, họ muốn tìm đến hương vị nguyên bản của những chiếc bánh mà ông cha làm ra, lý giải chúng và để thêm hiểu hơn về thế hệ đi trước.
Tết Trung Thu có lẽ sẽ mãi còn, là nét đẹp văn hóa của dân tộc. Nhưng có lẽ lễ hội đêm rằm trăng thu trở nên tròn đầy hơn, sáng trong hơn khi những giá trị, nét đẹp văn hóa truyền thống được trở lại hiện hữu trong đời sống vốn có, cùng hòa nhập với đời sống hiện đại để các tâm hồn trẻ thơ hôm nay và mai sau hiểu thêm và yêu hơn
văn hóa nước nhà.
Bài và ảnh: Doãn Ngọc
Tin liên quan
Tin mới hơn

Định vị thương hiệu du lịch sen Hà Nội
10:44 | 10/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Gia Lai quyết liệt vận hành hiệu quả chính quyền hai cấp "gần dân, sát dân, vì dân"
09:44 | 10/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Kinh tế Việt Nam - Thăng trầm và đột phá: Góc nhìn xuyên suốt một hành trình đổi mới
09:44 | 10/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Ninh Bình: Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lễ hội truyền thống
13:57 | 09/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Giáo dục văn hóa truyền thống cho học sinh người dân tộc thiểu số
13:57 | 09/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Chủ tịch Hà Thị Tính được vinh danh “Doanh nghiệp Văn hóa UNESCO năm 2025”
09:11 | 09/07/2025 Văn hóa - Xã hội
Tin khác

Hướng dẫn thí sinh xác nhận nhập học vào lớp 10 năm học 2025 - 2026
08:44 | 08/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Vào hạ
09:17 | 07/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam
11:14 | 05/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam
11:14 | 05/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị
11:13 | 05/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Khi vũ điệu Chăm làm 'sống' lại không gian tháp cổ
14:07 | 02/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai mới, dấu mốc khởi đầu hành trình mới với một niềm tin lớn
11:01 | 02/07/2025 Văn hóa - Xã hội

“Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” - Lịch sử gần gũi từ những câu chuyện dân gian
09:18 | 01/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Nhà báo, nhạc sĩ, nhà thơ Đinh Văn Bình: “Không có giới hạn nào giữa báo chí, thơ ca và âm nhạc”
09:54 | 28/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Hơn 8.000 tình nguyện viên Thủ đô tiếp sức kỳ thi tốt nghiệp THPT
10:19 | 26/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Nhiệm kỳ 2021–2026, HĐND tỉnh Bình Định hoàn thành xuất sắc sứ mệnh vì dân
09:14 | 26/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Kỳ họp cuối của HĐND tỉnh Bình Định, khép lại một giai đoạn, mở ra thời cơ mới
09:15 | 25/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025: Chủ động thích ứng với những điểm mới
10:03 | 23/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định ngày đầu vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền 2 cấp thuận lợi
16:15 | 21/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Trường THCS Nguyễn Trường Tộ liên tục đạt thành tích xuất sắc
10:07 | 18/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Triển lãm Liên hoan du lịch, ẩm thực, làng nghề Vĩnh Phúc năm 2025
11:57 Tin tức

Tây Ninh thực hiện gần 70 đề án khuyến công
11:57 Khuyến công

Thanh Hoá: Khuyến công thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
11:57 Khuyến công

Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận
11:56 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Đỗ Phi Thường với đôi bàn tay vàng
11:56 Làng nghề, nghệ nhân