Tạp Chí Làng Nghề Việt Nam - Kết quả tìm kiếm cho từ khóa "Yến Minh", chúc bạn tìm được nội dung mong muốn trên Tạp Chí Làng Nghề Việt Nam

Bắc Ninh: Làng nghề chuyển mình hội nhập
LNV - Bắc Ninh có 30 làng nghề truyền thống (thành phố Bắc Ninh 3, thị xã Từ Sơn 7, huyện Yên Phong 5, Gia Bình 4, Lương Tài 4, Thuận Thành 4, Quế Võ 1, Tiên Du 2) được phân theo nhóm ngành nghề như: Chế biến, bảo quản nông lâm sản; sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ; xử lý, chế biến nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn; sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, thêu ren, cơ khí nhỏ; sản xuất kinh doanh sinh vật cảnh; nhóm làng nghề dịch vụ phục vụ sản xuất đời sống…

Xã Dân Hóa, huyện Minh Hóa (Quảng Bình): Nỗ lực vươn lên thoát nghèo…
TBV - Về thăm xã Dân Hóa, nơi có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống ở vùng núi cao phía Bắc Quảng Bình mới thấy rõ sự quật cường, ý chí phấn đấu vươn lên của người dân nghèo, với mong muốn có điện, có nước và có một con đường thẳng tắp liên xã. Vẫn mong mỏi về một tương lai đầy đủ tiện nghi, đầy đủ vật chất… Chính vì vậy, trăn trở thoát nghèo vươn lên làm ăn kinh tế giỏi là điều mà người dân nơi đây luôn đặt mục tiêu lớn - mục tiêu “làm giàu”.

Thị trấn Quy Đạt huyện Minh Hóa (Quảng Bình): Sự đổi thay giữa núi rừng
TBV - Nói về mảnh đất Minh Hóa, không biết bao lần vượt “Đường lên Quy Đạt - Minh Hóa” giữa tiết trời mù sương, buốt giá - đặc sản khí hậu đã ban tặng cho vùng núi cao nơi đây. Trong những năm qua, Thị trấn Quy Đạt đã chuyển dịch cơ cấu kinh tế có năng suất và chất lượng cao. Nhờ vậy, đã tạo việc làm cho nhiều lao động, giúp xóa đói giảm nghèo bền vững, bộ mặt Thị trấn ngày càng đổi mới.

Xã Dân Hóa huyện Minh Hóa (Quảng Bình): Phát huy truyền thống “Đền ơn đáp nghĩa” đẩy mạnh công tác chăm sóc người có công
TBV - Với sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp và của toàn xã hội, công tác chăm sóc người có công trên địa bàn xã Dân Hóa trong những năm qua đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, thể hiện truyền thống tốt đẹp “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Qua đó góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống cho những người có công. Lịch sử dân tộc Việt Nam đã trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Biết bao thế hệ người dân Việt Nam với tinh thần yêu nước, ý chí anh dũng kiên cường bất khuất đã hy sinh xương máu, cống hiến công sức, trí tuệ cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chính quyền xã Dân Hóa đã và đang quan tâm giúp đỡ tới những gia đình chính sách người có công với cách mạng, hộ nghèo khó khăn để từng bước thay đổi một cuộc sống trên mảnh đất giàu truyền thống với di tích lịch sử Cha Lo – Cổng Trời.
Huyện Yên Minh (Hà Giang): Những thành quả đáng ghi nhận trong xây dựng Nông thôn mới
TBV - Yên Minh là một trong 4 huyện thuộc vùng Cao nguyên đá và cũng là một trong 6 huyện nghèo của tỉnh Hà Giang được thụ hưởng các chính sách theo Nghị quyết 30a của Chính phủ. Năm 2011, huyện Yên Minh bắt tay vào xây dựng NTM các tiêu chí đạt được là rất thấp (thậm chí có những xã chỉ đạt được 1 – 2 tiêu chí). Song, với sự cố gắng, nỗ lực của cả hệ thống chính trị và nhân dân, cho đến nay huyện Yên Minh đã có 2 xã về đích nông thôn mới; không có xã nào dưới 5 tiêu chí…

Thị trấn Quy Đạt huyện Minh Hóa (Quảng Bình): Tập trung đầu tư phát triển mô hình vườn rau sạch
TBV - Bước vào xây dựng kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững, Thị trấn Quy Đạt đã nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của huyện ủy, HĐND – UBND huyện. Sự vào cuộc tích cực của toàn thể Đảng bộ, chính quyền các đoàn thể và nhân dân Thị trấn. Nên tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục phát triển mạnh mẽ, tăng trưởng toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, xóa đói giảm nghèo bền vững.
Làng nghề dệt chiếu Hới (Thái Bình): Chuyển mình trong thời kỳ hội nhập
TBV - Nói đến chiếu làng Hới là nói tới sự hội tụ những tuyệt kỹ tinh xảo nhất của một chiếc chiếu, từ sự cầu kỳ về nguyên liệu đến việc lựa cói rồi lên khung dệt. Chiếu Hới chính là sản phẩm truyền thống của làng này và là sản phẩm thủ công mỹ nghệ nổi tiếng nhất vùng, không chỉ của Hưng Hà mà vươn ra cả nước. Lách cách thoi đưa, sớm tối những người thợ thủ công làng Hới đang dệt những chiếc chiếu đẹp về hình thức, tốt về chất lượng, mang những tâm tình của người dân vùng đồng bằng Sông Hồng.

Huyện Kỳ Sơn (Hòa Bình): Bước chuyển mình hiệu quả trong công tác đầu tư
TBV - Nhắc đến huyện Kỳ Sơn là những lần oằn mình “vượt bão, chống lũ” phi thường, những lần cán bộ huyện ủy thức thâu đêm suốt sáng cùng bà con, tháo gỡ khó khăn mọi mặt trong cuộc sống. Thiên nhiên khắc nghiệt ấy đã tôi luyện cho mảnh đất này tinh thần vượt qua khó khăn một cách diệu kỳ để đến nay Kỳ Sơn đã có những “đột phá” phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội để thu hút đầu tư.
Làng nghề mộc truyền thống Nhật Tân (Hà Nam): Chuyển mình mạnh mẽ trong thời hội nhập
TBV - Làng nghề mộc Nhật Tân thuộc xã Nhật Tân huyện Kim Bảng (Hà Nam) là địa danh nổi tiếng trong vùng từ xa xưa bởi truyền thống đóng đồ gỗ, làm nhà. Hiện nay cùng với sự đi lên của xã hội, làng nghề Nhật Tân ngày càng đổi mới, có những bước chuyển mình mạnh mẽ nhất là trong nghề mộc, sản xuất đồ gỗ nội thất, làm cửa… để đáp ứng được những nhu cầu ngày càng cao của xã hội.
Làng điêu khắc Bảo Hà (Hải Phòng): Chuyển mình trong thời hội nhập
TBV - Làng Bảo Hà có khoảng 1.000 hộ, trong đó có tới gần 200 hộ đang làm nghề điêu khắc. Tổng giá trị kinh tế của làng nghề đạt trên 10 tỷ đồng/năm, tạo việc làm cho hơn 500 lao động. Làng nghề hiện có gần 30 xưởng quy mô khá lớn, với thu nhập khoảng từ 40 - 50 triệu đồng/tháng.
Ngành trồng trọt: Bước chuyển mình mạnh mẽ
TBV - Lĩnh vực trồng trọt năm 2017 đã có những bước chuyển mạnh mẽ, với xu hướng trọng tâm là dịch chuyển từ đối tượng giá trị thấp sang giá trị cao.
Tiến tới Đại hội lần thứ IV Hiệp hội Làng nghề Việt Nam: Làng nghề dệt thổ cẩm huyện Lạc Sơn, Hòa Bình- Chuyển mình trong thời kỳ hội nhập
TBV - Dệt thổ cẩm truyền thống đã trở thành niềm đam mê của những người phụ nữ trên địa bàn huyện Lạc Sơn, (Hòa Bình). Với đôi bàn tay tài hoa, những họa tiết hoa văn truyền thống của người Mường được thể hiện hài hòa, bắt mắt trên từng tấm vải thổ cẩm. Những người phụ nữ nơi đây, từ xưa đến nay luôn gắn bó, lưu giữ nghề dệt mà ông bà để lại với mong muốn gìn giữ nguyên vẹn nghề truyền thống của gia đình cũng là góp phần giữ gìn một nét văn hóa truyền thống của dân tộc Mường.