Hà Nội: 19°C Hà Nội
Đà Nẵng: 23°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 32°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 18°C Thừa Thiên Huế

Huyện Yên Minh (Hà Giang): Tiềm năng phát triển cây dược liệu

LNV - Vừa qua, Ban chấp hành Đảng bộ huyện Yên Minh đã đưa cây dược liệu là một trong những cây trồng chính để tập trung tổ chức thực hiện trong Nghị quyết chuyên đề số 07-NQ/HU ngày 12/4/2021 về “phát triển chăn nuôi và các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với du lịch trên địa bàn huyện, giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”. Phát triển cây dược liệu nhằm khai thác lợi thế ưu đãi của tự nhiên đem lại, đa dạng hóa nền sản xuất nông nghiệp và nâng cao hệ số sử dụng đất, giá trị trên diện tích đất canh tác, tăng thu nhập cho người nông dân, tăng tính bền vững hệ sinh thái rừng.
Giai đoạn 2021-2025, huyện xác định mục tiêu trồng mới trên 500 ha cây dược liệu, đảm bảo duy trì diện tích dược liệu đạt trên 650 ha. Bên cạnh đó, đưa một số cây dược liệu mới có giá trị kinh tế cao vào sản xuất thực nghiệm để đánh giá, lựa chọn và nhân rộng. Đồng thời, UBND huyện đã xây dựng kế hoạch số 109/KH-UBND ngày 27/4/2021 về phát triển chăn nuôi và sản phẩm đặc trưng theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với du lịch năm 2021. Trong đó, đề ra mục tiêu trồng mới trên 120 ha cây dược liệu các loại, đồng thời giao nhiệm vụ cho các ngành, UBND các xã, thị trấn để tổ chức thực hiện.


Lãnh đạo huyện đi kiểm tra và đánh giá vùng trồng cây Sa Nhân Tím ở xã Ngọc Long


Theo số liệu, qua 6 tháng đầu năm 2021 huyện Yên Minh đã thực hiện trồng mới được 141,0 ha cây dược liệu các loại, đạt 117.5% kế hoạch giao. Nâng tổng số diện tích dược liệu hiện có trên địa bàn huyện là 635,7 ha. Diện tích một số cây trồng chính như: Cây Thảo quả là 354,6 ha, tập trung tại các xã Du Già, Du Tiến, Đường Thượng, Ngam La và Lao Và Chải. Cây Sa nhân tím là 120,9 ha, trồng tại các xã Ngọc Long và Mậu Long. Cây Hồi là 80,5 ha, là cây bản địa phân bổ chủ yếu tại xã Ngọc Long. Cây gừng hiện có 51,3 ha, phân bổ tại các xã, thị trấn. Diện tích đã cho thu hoạch là 25,3 ha; năng suất ước đạt 19,8 tạ/ha; Sản lượng ước đạt trên 50 tấn. Cây nghệ hiện có 15,2 ha, phân bổ tại các xã, thị trấn.


Cây Hồi có diện tích 80,5 ha, là cây bản địa phân bổ chủ yếu tại xã Ngọc Long


Theo ông Nguyễn Văn Quốc, Phó phòng NN&PTNT huyện Yên Minh, để phát triển các cây dược liệu hiện đang trồng tại các làng văn hóa du lịch tiêu biểu, huyện Yên Minh đã ban hành kế hoạch số 43/KH-UBND ngày 25/2/2021 về thực hiện Đề án xây dựng Làng văn hóa Du lịch tiêu biểu gắn với phát triển dược liệu thôn Cốc Pảng, xã Du Già. Trong đó, xác định quan điểm về phát triển cây dược liệu ổn định, bền vững theo chuỗi giá trị từ trồng, chăm sóc đến thu hoạch và chế biến. Tiến độ đến nay: Tổng diện tích dược liệu hiện có trên địa bàn thôn là 3,5 ha gồm: Cây Sả Java là 3,0 ha; cây gừng, nghệ là 0,5 ha. Hiện nay, trên địa bàn huyện có trên 92,6 ha cây dược liệu tự nhiên, được chăm sóc, bảo vệ và thu hái gồm các loại cây như: Giảo cổ Lam, Chè dây, Hồi, Ấu tẩu... mọc tự nhiên trên rừng, chủ yếu ở các xã Đường Thượng, Lũng Hồ, Ngam La, Ngọc Long, Lao Và Chải, Thắng Mố.

Ông Nguyễn Đình Duẩn, Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Minh cho biết: Hiện nay thị trường tiêu thụ dược liệu của huyện không ổn định, chưa có được thị trường riêng trong nước, chủ yếu phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc (thông qua các tiểu thương); Chưa tạo được mối liên kết giữa doanh nghiệp, HTX với người từ khâu sản xuất, chế biến đến khâu tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra, sự vận dụng và tác động về mặt khoa học công nghệ còn ít, nhất là khâu chế biến, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch. Chủ yếu dưới dạng sơ chế và thô sơ (thảo quả sấy bằng củi đốt, các sản phẩm khác chủ yếu bán thô tươi), giá cả thị trường tiêu thụ không ổn định.


Ông Duẩn cho biết thêm, thời gian tới huyện sẽ nâng cao hơn nữa vai trò lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của cấp ủy, chính quyền cơ sở, chú trọng phát triển cây dược liệu trở thành hàng hóa.Tăng cường công tác chỉ đạo trong triển khai, tổ chức thực hiện. Chỉ đạo các ngành chuyên môn tiếp tục khảo sát, thống kê khai thác tiềm năng, lợi thế về đất đai, chủng loại, diện tích, điều kiện khí hậu phù hợp với từng loại cây trồng để quy hoạch vùng sản xuất. Phát triển dược liệu theo quy mô Tổ hợp tác, Hợp tác xã. Thêm nữa, khuyến khích, hỗ trợ nhân dân mở rộng diện tích cây dược liệu trên đất nông nghiệp, nơi có thổ nhưỡng khí hậu phù hợp cho cây dược liệu phát triển, phát huy tối đa hiệu quả về năng suất, chất lượng sản phẩm của dược liệu. Ưu tiên phát triển các cây dược liệu có thế mạnh trong nhiều năm qua ở tại địa phương, đồng thời đưa vào thực hiện trồng một số cây dược liệu có thế mạnh về kinh tế cao có đặc tính phù hợp khí hậu, địa hình trên địa bàn từng xã. Bên cạnh đó, kiện toàn thành viên Ban Chỉ đạo phát triển cây dược liệu và bộ phận tham mưu giúp việc về lĩnh vực dược liệu. Phát huy tinh thần trách nhiệm của các thành viên, đánh giá rà soát khả năng đất đai, chủ động mời gọi, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực dược liệu, xây dựng mô hình các loại cây dược liệu và kết hợp tổ chức tập huấn cho nhân dân trồng, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế và bảo quản dược liệu sau thu hoạch. Ngoài ra, huy động mọi nguồn vốn từ ngân sách địa phương hàng năm, kinh phí từ các chương trình, các dự án, các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân… để đầu tư thông qua hình thức liên kết; Đơn giản hóa các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã tiếp cận với các nguồn vốn ưu đãi để đầu tư phát triển dược liệu, nhất là đầu tư áp dụng công nghệ cao trong chế biến, chiết xuất, tinh chế dược liệu…. tạo ra các sản phẩm có giá trị kinh tế cao. Tăng cường xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ, liên kết với các doanh nghiệp. Hỗ trợ kinh phí cho các tổ chức, cá nhân thực hiện liên kết sản xuất tại địa phương theo Nghị quyết 09 của HĐND tỉnh; Tạo điều kiện thuận lợi nhất khuyến khích, thu hút các tổ chức, doanh nghiệp đến với địa phương đầu tư phát triển, bao tiêu sản phẩm; đầu tư xây dựng, lắp đặt cơ sở chế biến sản phẩm tại địa bàn, giúp cho việc thu mua sản phẩm của người dân được thuận lợi, kích thích nông dân mở rộng quy mô sản xuất.

Bài, ảnh: Thanh Tuấn

Tin liên quan

Tin mới hơn

Phát triển du lịch từ lễ hội truyền thống

Phát triển du lịch từ lễ hội truyền thống

LNV - Thanh Hóa là vùng đất có bề dày lịch sử và văn hóa phong phú, nơi cộng cư của nhiều dân tộc anh em, tạo nên sự đa dạng trong phong tục, tập quán và lễ hội truyền thống. Những lễ hội như Lễ hội Lam Kinh, Lễ hội Đền Sòng, Lễ hội Pôồn Pôông của người Mường, Lễ hội Căm Mương của người Thái, v.v., không chỉ thể hiện nét đẹp văn hóa riêng biệt mà còn là nguồn tài nguyên quý báu để phát triển du lịch.
Lễ hội truyền thống thôn Đinh Xuyên (Hà Nội): Hành trình trở về cội nguồn văn hóa

Lễ hội truyền thống thôn Đinh Xuyên (Hà Nội): Hành trình trở về cội nguồn văn hóa

LNV - Sáng ngày 13/3, tại đình làng Đinh Xuyên tổ chức khai mạc lễ hội truyền thống với ý nghĩa gìn giữ và phát huy đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”. Buổi lễ diễn ra trong không khí trang trọng cùng với nhiều hoạt động nghi lễ đặc sắc.
Thanh niên Bình Định chung sức xóa nhà tạm, nhà dột nát

Thanh niên Bình Định chung sức xóa nhà tạm, nhà dột nát

LNV - Với tinh thần “Đâu cần thanh niên có, việc khó có thanh niên”, thời gian qua những thiên sứ áo xanh tình nguyện hăng hái lên đường đến các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn giúp bà con đồng bào dân tộc thiểu số sửa chữa, xây dựng nhà mới để góp sức cùng tỉnh Bình Định xóa nhà tạm, nhà dột nát.
Bình Định sẽ bắn pháo hoa chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng

Bình Định sẽ bắn pháo hoa chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng

LNV - Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định (31/3/1975 - 31/3/2025), tỉnh Bình Định sẽ bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp tại thành phố Quy Nhơn và thị xã Hoài Nhơn.
Chuỗi hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội Hoa Ban 2025

Chuỗi hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội Hoa Ban 2025

LNV - Lễ hội Hoa Ban là sự kiện văn hóa tiêu biểu của tỉnh Điện Biên, với chuỗi các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch phong phú, đặc sắc
Lễ hội đền Hai Bà Trưng: Bảo tồn, gìn giữ nét đẹp văn hóa dân tộc

Lễ hội đền Hai Bà Trưng: Bảo tồn, gìn giữ nét đẹp văn hóa dân tộc

LNV - Sáng ngày 4/3, tại Miếu thờ Hai Bà Trưng, Bến rước nước phường Bạch Đằng long trọng tổ chức Lễ hội truyền thống kỷ niệm 1985 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng nhằm bày tỏ lòng biết ơn tới hai vị anh hùng.

Tin khác

Hoa tháng 3

Hoa tháng 3

LNV - Mùa xuân bên bờ cánh đồng, tháng ba tỏa hương. Những bông hoa tinh khôi, màu sắc hòa quyện, là điểm nhấn của sự sống mới. Cỏ mơn mởn, lối đi nhỏ xinh bước chân ai kia, là những góc kỷ niệm dịu dàng. Hoa bưởi, như những viên ngọc tinh khôi, tỏa sáng giữa làn gió nhẹ. Hương thơm của hoa làm bừng tỉnh tâm hồn, như một câu chuyện êm đềm của quê hương.
Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 với 15 hoạt động chính thức

Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 với 15 hoạt động chính thức

LNV - Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 đang nóng lên từng ngày, hứa hẹn mang đến một sự kiện văn hóa - kinh tế hoành tráng, khẳng định vị thế “Thủ phủ cà phê” của Việt Nam trên bản đồ thế giới. Với chủ đề “Buôn Ma Thuột - Điểm đến của cà phê thế giới”, lễ hội diễn ra từ ngày 9 - 13/3 tại TP. Buôn Ma Thuột và các địa phương lân cận, quy tụ 15 hoạt động chính thức đặc sắc.
Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 42 tổ chức tại Bình Định

Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 42 tổ chức tại Bình Định

LNV - Chiều 13/3, tại Hà Nội, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức họp báo thông tin về Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 42 tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
Lễ hội làng Bát Tràng được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ hội làng Bát Tràng được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

LNV - Tối 12-3, tại đình làng Bát Tràng, UBND huyện Gia Lâm long trọng tổ chức Lễ công bố Lễ hội làng Bát Tràng là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và khai mạc lễ hội truyền thống làng Bát Tràng năm 2025.
Bình Định: Lễ hội Cầu ngư vạn chài ở Nhơn Hải mang đậm bản sắc văn hóa đặc trưng của ngư dân miền biển

Bình Định: Lễ hội Cầu ngư vạn chài ở Nhơn Hải mang đậm bản sắc văn hóa đặc trưng của ngư dân miền biển

LNV - Lễ hội Cầu ngư vạn chài ở Nhơn Hải không chỉ đem lại giá trị văn hóa, mà còn là chiếc cầu nối giữa nhiều nét văn hóa biển đảo từ các thế hệ ngư dân vạn chài cổ truyền Nhơn Hải trong qúa trình xây dựng và phát triển kinh tế xã hội. Xã Nhơn Hải đang triển khai các bước lập hồ sơ khoa học đề nghị công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Quảng Ngãi: Khởi nghĩa Ba Tơ - Giá trị lịch sử và bài học kinh nghiệm

Quảng Ngãi: Khởi nghĩa Ba Tơ - Giá trị lịch sử và bài học kinh nghiệm

LNV - Thắng lợi của cuộc Khởi nghĩa Ba Tơ không phải là ngẫu nhiên, mà là kết quả của quá trình chuẩn bị lâu dài, đầy khó khăn, gian khổ, hy sinh của Đảng bộ và Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi. 80 năm trôi qua nhưng giá trị của cuộc Khởi nghĩa Ba Tơ vẫn mang tính thời sự nóng hổi.
Quận Tây Hồ (Hà Nội): Phát động sáng tác ca khúc chào mừng 30 năm thành lập quận Tây Hồ

Quận Tây Hồ (Hà Nội): Phát động sáng tác ca khúc chào mừng 30 năm thành lập quận Tây Hồ

LNV - Sáng ngày 11/03/2025, UBND quận Tây Hồ tổ chức gặp mặt các nhạc sĩ tham gia cuộc thi sáng tác ca khúc về quận Tây Hồ nhân kỷ niệm 30 năm thành lập Quận (28/10/1995 - 28/10/2025). Đến dự có 35 nhạc sĩ, nghệ sĩ là Hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam và Hội viên Hội Âm nhạc Hà Nội. Chủ trì Hội nghị là đồng chí Bùi Thị Lan Phương, Phó Chủ tịch UBND quận Tây Hồ và nhạc sĩ Nguyễn Tiến Mạnh, Phó Chủ tịch Hội Âm nhạc Hà Nội.
Lễ hội Áo dài TP. HCM 2025 – Tôn vinh vẻ đẹp truyền thống và hiện đại

Lễ hội Áo dài TP. HCM 2025 – Tôn vinh vẻ đẹp truyền thống và hiện đại

LNV - Lễ hội Áo dài TP. HCM 2025 diễn ra từ ngày 1/3 - 31/3/2025 là sự kiện văn hóa đặc sắc nhằm tôn vinh vẻ đẹp của áo dài Việt Nam cũng như lan tỏa tình yêu dành cho trang phục truyền thống. Với chủ đề Áo dài – Tinh hoa hội tụ, lễ hội không chỉ mang đến những chương trình nghệ thuật đặc sắc mà còn giúp kết nối cộng đồng, quảng bá hình ảnh áo dài đến với bạn bè quốc tế.
Đắk Lắk - “Thủ phủ cà phê”

Đắk Lắk - “Thủ phủ cà phê”

LNV - Cuối thế kỷ 19, cây cà phê du nhập vào Việt Nam, sau đó phát triển mạnh nhất tại Tây Nguyên, đặc biệt là ở Đắk Lắk - “Thủ phủ cà phê” với thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột. Tồn tại, phát triển hơn 100 năm nay, cà phê Buôn Ma Thuột mạnh mẽ vươn mình đến hơn 100 quốc gia và các vùng lãnh thổ, khẳng định hương vị cà phê Robusta của Việt Nam là số 01 thế giới.
Cá cơm và mắm nêm: Từ món ăn quen thuộc đến những kỷ niệm ngọt ngào

Cá cơm và mắm nêm: Từ món ăn quen thuộc đến những kỷ niệm ngọt ngào

LNV - Bởi “hiền” nhất trong các loài cá, nhiều canxi, đạm cao, lành cho người bệnh, phụ nữ mới sinh; cá cơm có thể chế biến thành nhiều món ăn quanh năm không ngán, đặc biệt là các loại mắm.
Thư pháp “Chân quê” của một Chi hội trưởng Cựu chiến binh

Thư pháp “Chân quê” của một Chi hội trưởng Cựu chiến binh

LNV - Dưới ngòi bút của thời gian, cụ Vũ Văn Doãn – người lính dũng cảm năm xưa, từng “tay súng, tay đạn” chiến đấu bảo vệ quê hương, đồng thời cứu thương cho đồng đội và người dân trong chiến tranh bảo vệ bầu trời Tổ quốc thân yêu. Nay lại miệt mài vun đắp những tác phẩm thư pháp Hán Nôm đầy tâm huyết. Với đôi bàn tay tài hoa và ý chí bền bỉ, cụ đã trở thành một “nghệ nhân chân quê,” được bao người trân quý và ngưỡng mộ.
Hòa Bình: Ngoại giao văn hóa - cầu nối tạo động lực phát triển du lịch

Hòa Bình: Ngoại giao văn hóa - cầu nối tạo động lực phát triển du lịch

LNV - Những năm qua, tỉnh Hòa Bình chú trọng hoạt động ngoại giao văn hóa, qua đó góp phần quảng bá hình ảnh, con người Hoà Bình, ghi dấu ấn trong bức tranh đa sắc của văn hóa dân tộc và thế giới. Các hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá (DSVH) và giao lưu văn hóa tạo động lực phát triển du lịch bền vững.
Áo tơi: Sự khéo léo trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên

Áo tơi: Sự khéo léo trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên

LNV - Áo tơi, một sản phẩm đặc biệt của người dân Việt Nam, gắn liền với đời sống lao động và sinh hoạt thường nhật của cộng đồng nông thôn. Là một món đồ vật dụng giản dị nhưng vô cùng quan trọng, áo tơi không chỉ thể hiện sự sáng tạo khéo léo trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên mà còn phản ánh những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của người Việt.
Lễ hội đền Hai Bà Trưng: Khi lòng biết ơn đi vào văn hóa truyền thống

Lễ hội đền Hai Bà Trưng: Khi lòng biết ơn đi vào văn hóa truyền thống

LNV - Sáng ngày 4/3, tại Miếu thờ Hai Bà Trưng, Bến rước nước phường Bạch Đằng long trọng tổ chức Lễ hội truyền thống kỷ niệm 1985 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng nhằm bày tỏ lòng biết ơn tới hai vị anh hùng. Buổi lễ diễn ra trong không khí trang trọng và đầy tự hào.
Lễ hội truyền thống Bích Câu Đạo Quán – Dấu ấn văn hóa giữa lòng Thủ đô

Lễ hội truyền thống Bích Câu Đạo Quán – Dấu ấn văn hóa giữa lòng Thủ đô

LNV - Lễ hội truyền thống Di tích Bích Câu Đạo Quán (Đống Đa, Hà Nội) được tổ chức hàng năm vào ngày mùng 4 tháng 2 âm lịch, nhằm kỷ niệm ngày thành đạo của Đức Tiên ông Trần Tú Uyên. Bên cạnh các hoạt động đặc sắc như lễ dâng hương của các dòng họ, tế lễ, viết tặng thư pháp, chương trình biểu diễn nghệ thuật truyền thống, còn có đại lễ cung rước Tiên ông Chân Nhân trang trọng và linh thiêng.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng

Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng

LNV - Tạp chí Làng nghề Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết "Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng" của Tổng Bí thư Tô Lâm
Lễ công bố Nghề gốm Kim Lan là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Lễ công bố Nghề gốm Kim Lan là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

LNV - Sáng 15-3, tại Trung tâm thiết kế sáng tạo giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng gốm cổ Kim Lan (xã Kim Đức), UBND huyện Gia Lâm tổ chức Lễ công bố Nghề gốm Kim Lan là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Phát triển du lịch từ lễ hội truyền thống

Phát triển du lịch từ lễ hội truyền thống

LNV - Thanh Hóa là vùng đất có bề dày lịch sử và văn hóa phong phú, nơi cộng cư của nhiều dân tộc anh em, tạo nên sự đa dạng trong phong tục, tập quán và lễ hội truyền thống. Những lễ hội như Lễ hội Lam Kinh, Lễ hội Đền Sòng, Lễ hội Pôồn Pôông của người Mường, Lễ hội Căm Mương của người Thái, v.v., không chỉ thể hiện nét đẹp văn hóa riêng biệt mà còn là nguồn tài nguyên quý báu để phát triển du lịch.
Bình Định phát động phong trào thi đua yêu nước năm 2025

Bình Định phát động phong trào thi đua yêu nước năm 2025

LNV - Tỉnh Bình Định phát động phong trào thi đua năm 2025 với chủ đề “Thi đua đổi mới sáng tạo, tăng tốc, bứt phá, cùng đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc”.
Gốm Kim Lan - Di sản trường tồn cùng thời gian

Gốm Kim Lan - Di sản trường tồn cùng thời gian

LNV - Làng nghề gốm Kim Lan nằm ở xã Kim Lan, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, là một trong những làng nghề truyền thống lâu đời nổi tiếng của Việt Nam. Gốm Kim Lan có lịch sử phát triển hàng trăm năm, gắn liền với văn hóa, nghệ thuật và đời sống người dân nơi đây. Sản phẩm gốm Kim Lan không chỉ nổi bật bởi sự tinh xảo trong từng chi tiết mà còn chứa đựng những giá trị văn hóa đặc sắc của người dân vùng đồng bằng Bắc Bộ.
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-61
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-66
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-67
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-91
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-32
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-50
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-33
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-51
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-54
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-75
Giao diện di động