Sáo diều làng Bá Dương Nội - Truyền thuyết và hiện tại
Làng Diều nghìn tuổi
Làng Bá Dương Nội là ngôi làng nhỏ nằm nép mình bên sông Hồng. Theo gia phả của các dòng họ trong làng ghi lại thì nghề làm Diều và thú chơi thả Diều đã có từ hơn nghìn năm nay, gắn liền với truyền thuyết về Tướng quân Nguyễn Cả. Ông vốn là một tướng của Vua Đinh Tiên Hoàng, sau khi giúp Vua Đinh dẹp loạn 12 xứ quân, thu giang sơn về một mối. Nguyễn Cả từ quan, về làng dạy dân trồng trọt, mở mang làng xóm, mở hội võ, hội vật… Về cuối đời, ông sống cảnh điền viên và bày những trò vui thanh cao, trong đó có chơi Diều cùng đám trẻ mục đồng. Sau khi ông thác, dân làng tưởng nhớ ân đức, lập đền thờ tôn ông làm Thành hoàng làng. Hội thi Diều vào ngày Rằm tháng Ba Âm lịch hàng năm cũng từ đó mà hình thành gắn với tiệc ông Cả. Đây là lễ hội thả Diều lớn nhất miền Bắc vẫn được gìn giữ cho đến ngày nay.
Để có con Diều tốt nhất dự thi vào tháng 3, ngay từ tháng 8 năm trước, người dân trong làng đã bắt tay vào chuẩn bị con Diều sao cho ưng ý nhất. Ông Naguyễn Hữu Kiêm cho biết, để làm một con Diều phải qua khá nhiều công đoạn. Đầu tiên là chọn “xương” diều, “xương” Diều chủ yếu được làm bằng tre, nhưng không phải giống tre nào cũng làm được, mà buộc phải chọn được loại tre già, tre gai mọc ở đồng bằng. Thời điểm chặt tre cũng rất quan trọng, tre phải chặt vào mùa đông, giãi khô, tiếp đó chẻ ra và định hình khung diều. Sở dĩ phải kỳ công chọn tre là bởi loại tre nhỏ và đặc này mới cho Diều bộ khung cứng, dẻo, bền và không nặng.
Hội Diều làng Bá Dương Nội (Ảnh: TL)
Giấy làm Diều xưa thường là giấy dó. Chất kết dính là nhựa quả cây cậy. Loại quả này đem giã nhỏ, hòa với nước, chắt bỏ bã, mang loại nước sền sệt như nước vo gạo đem phết lên giấy bản khi khô, giấy chuyển sang màu nâu, cứng chắc và không thấm nước. Đấy là công đoạn làm khung Diều và giấy. Còn làm dây Diều cũng là cả một nghệ thuật. Dây Diều xưa được tuốt từ tre. Cứ vào khoảng tháng 3 Âm lịch hàng năm người làng Diều tìm những cây tre non thân vẫn còn lớp phấn trắng bám, tre đó đem trẻ thành sợi mỏng rồi cho vào luộc với muối có bỏ lẫn cả hạt quả thầu dầu. Cứ thế mà đun chừng 6-8 tiếng thì vớt ra, nối lại với nhau. Loại dây Diều này dẻo và dai. Khi gặp gió dây căng và nhẹ. Để làm được một bộ dây Diều đúng chuẩn như xưa là cả một sự kỳ công ghê gớm. Giờ thì cả vùng Hà Tây xưa không tìm đâu ra quả cậy, giấy gió thì phải qua mạn Thạch Thất, Mỹ Đức mới có. Cũng hiếm có người nào còn đủ thời gian tước tre, luộc tre rồi nối dây mà thay vào đó là những chất liệu mới dần được thay thế. Khung Diều có khi được làm bằng thép nhẹ, áo Diều có khi làm bằng giấy xi măng, có khi bằng vải. Sang hơn thì người ta tìm mua loại giấy đặc biệt nhập ngoại. Nhưng rồi, tất cả những vật liệu hiện đại đó vẫn không thể bằng những vật liệu truyền thống. Con Diều giấy phết khi bay lên, gặp nắng thường căng ra, còn con Diều bằng vải khi gặp nắng thì chảy ra và bị trùng xuống.
Tiếng sáo huyền thoại
Sự tích làng Bá Dương Nội gắn với hội thi Diều sử sách ghi rành mạch, nhưng còn việc vì sao Diều ra đời và ai là người phát minh ra bộ sáo với tiếng kêu u u trầm mặc đó thì lại là câu hỏi không dễ trả lời. Lần lại những câu chuyện dân gian người già trong làng còn kể cho con cháu. Đó là thuở xa xưa, khi trời đất giao hòa với nhau, mỗi khi trần gian mở hội, các vị chư tiên trên thiên giới vẫn xuống vui cùng người trần thế. Thế rồi một hôm, trời nổi cơn giông gió, tan cơn giông cũng là lúc bầu trời cao vời vợi. Cũng từ đó do xa xôi cách trở, tiên trên trời chẳng còn cách nào xuống vui hội trần gian. Mối thâm tình giữa tiên giới- trần thế cũng không dễ gì mà vợi nhớ. Thế là người ta sinh ra con Diều và cả bộ sáo như một lời mời gọi nhớ nhung… Truyền thuyết là thế, nhưng sự thật là, trên thế giới, loại hình Diều Sáo của Việt Nam được xếp hạng đặc biệt, không có nước nào có. Liên tiếp trong các năm 2011 (tại Hạ Môn, Trung Quốc) và 2013 (tại Pháp) Đội Sáo Diều Việt Nam đều tham dự. Khi con Diều Việt Nam bay cao trên bầu trời quốc tế, khi tiếng sáo âm vang hòa vào cùng mỗi cánh gió, đã khiến cho bạn bè quốc tế từ ngạc nhiên đến khâm phục. Bởi lẽ trên thế giới, không đâu có được tiếng sáo kỳ lạ, du dương, trầm bổng và uyển chuyển đến nhường vậy.
Sự tích làng Bá Dương Nội gắn với hội thi Diều sử sách còn ghi lại (Ảnh: internet)
Ông Nguyễn Hữu Kiêm cho biết, để làm một con Diều đạt chuẩn đã khó, nhưng để làm được bộ sáo đạt chuẩn còn khó gấp trăm, gấp nghìn lần. Dân chơi Diều Sáo lâu nay vẫn có câu rằng: “Người chơi Diều cả đời không có bộ sáo hay” là vì thế. Công đoạn đầu tiên để làm một bộ sáo phải kể đến nguyên liệu. Đó phải là loại tre già, tre chết sóc thì càng tốt. Chỉ có tre già mới chắc mới bền và cho tiếng sáo hay. Hai mặt sáo thường được bít bằng gỗ Vàng Tâm (nếu không có thể thay thế bằng gỗ Dổi hoặc gỗ Mít) như thế mới cho tiếng sáo cao. Ngay cả những nghệ nhân nức tiếng làng Diều cũng không nhiều người có được bộ sáo “để đời”. Người làm sáo, ngoài các kỹ thuật chế tác còn phụ thuộc vào kỹ thuật âm thanh, thẩm âm. Vì thế, những người tinh tường về nghề chơi đều có thể nhận ra tay người làm sáo mỗi khi Diều được thả lên. Ở Bá Dương Nội, người ta không ví Diều như hình ảnh mặt trăng mà thường ví như những chiếc lá. Ví như Diều cánh muỗm (lá muỗm) Diều cánh chanh (lá chanh) và Diều cánh mộc (lá cây mộc).
Đến hẹn lại lên, cứ ngày Rằm tháng Ba Âm lịch hàng năm hội Diều lại mở tại sân đền thờ thần Châu Thổ. Ngôi Đền xưa nằm ngoài bãi sông Hồng do sạt lở, nay được di dời vào bên trong đê. Điểm thú vị và độc đáo của ngôi Đền này là sự hiện diện của một cánh Diều thần. Trên thân cánh Diều ghi một bài thơ thể hiện sự biết ơn đối với các bậc tiền nhân :
Bồng bềnh lướt sóng trời mây
Dây trường công đức sáo say thiên thần,
Ơn sâu nghĩa nặng tình dân
Bốn phương hội tụ sắc xuân hội diều.
Thường thì, mở đầu Hội Diều làng Bá Dương Nội, mọi người dự thi đều mang Diều đến trình trước cửa Đền. Mỗi năm có tới cả trăm con Diều dự thi, ngoài người Bá Giang, còn có người Hạ Mỗ, Tân Hội, Liên Trung...Gần đây nhiều địa phương khác nghe tiếng lành mà cũng tìm về dự thi. Diều dự thi có thể dài đến 3m, nhỏ thì cũng dài tới 1m. Trong gió nồm Nam của buổi chiều quê, mấy chục cánh Diều cùng bay lên bầu trời bao la. Dưới đồng, lúa đang thì con gái rì rào. Trên trời, tiếng sáo vi vút bay xa. Người ở trên bờ đê, ở trước sân đình, ở trong làng đều có thể ngắm Diều bay và nghe tiếng sáo hòa âm nhiều giọng rất đa cảm. Thỉnh thoảng, có con Diều đứt dây, bay về phía sông Hồng. Người xem hội hò reo huyên náo và cười vang rất sảng khoái. Diều nào bay cao, xa, có tiếng sáo hay nhất thì được trao giải. Xưa kia giải thưởng chỉ đơn giản là đĩa xôi, con gà. Nay hiện đại hơn, phần thưởng cũng lớn hơn, giá trị vật chất cũng cao hơn. Người trúng giải thường đem phần thưởng và Diều vào Đền lễ tạ. Con Diều đoạt giải nhất sẽ được để trong Đền 1 năm, sau đó thì chủ nhân có thể mang Diều về nhà.
Đối với người dân ở làng Bá Dương Nội, chơi diều, thả Diều đã đi vào trong tâm thức của họ một cách rất tự nhiên. (Ảnh: internet)
Đối với người dân ở làng Bá Dương Nội, chơi diều, thả Diều đã đi vào trong tâm thức của họ một cách rất tự nhiên. Cứ thế, cứ thế đời cha cho đến đời con, cháu cùng nhau gìn giữ, bảo lưu những giá trị văn hoá truyền thống của quê hương. Và giờ đây, làng Bá Dương Nội đã vinh dự là một trong những địa chỉ văn hoá dân gian của Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam. Điều này càng thu hút và nhân lên sự quan tâm của những người yêu quý môn nghệ thuật dân gian truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Đỗ Thị Minh Ngọc
Tin liên quan
Tin mới hơn
Làng quất cảnh lớn nhất miền Trung vào vụ Tết
10:58 | 03/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng đá mỹ nghệ Ninh Vân - Ninh Bình
14:17 | 02/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Bài viết đầy cảm xúc của Bộ trưởng Lê Minh Hoan về Làng nghề gốm Phù Lãng
17:58 | 28/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phú Yên: Phục hồi và phát triển Làng nghề bánh tráng Long Bình
20:33 | 26/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề đèn lồng Hội An tất bật vào vụ Tết
10:04 | 23/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Thách thức bảo tồn nghề nón Huế
09:12 | 23/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Kết nối nghề xưa với văn hóa truyền thống
09:11 | 23/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 13 năm Ngày xuất bản số đầu tiên
15:10 | 20/12/2024 Tin tức
Làng nghề làm than đước Năm Căn Trăm năm giữa rừng đước bạt ngàn
09:53 | 19/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề đan lưới Vân Trình Di sản văn hoá bền vững
09:53 | 19/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phường Quảng An, quận Tây Hồ đón nhận 2 danh hiệu nghề truyền thống Hà Nội
10:26 | 18/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề trồng nấm ở An Giang
10:25 | 18/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng Ngãi: Nghề làm muối Sa Huỳnh được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
09:20 | 17/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hằng Khoa - nơi dòng tranh độc đáo hội ngộ nghệ thuật thêu tay và hội họa
19:35 | 16/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Cu Đơ Ông Bà Thư Viện - Mật ngọt gừng cay thấm đượm tấm lòng người dân xứ Nghệ
09:00 | 13/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Đan quyện tinh hoa và sáng tạo
09:41 | 12/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định: Làng nghề trồng mai tất bật chuẩn bị vụ Tết
14:47 | 11/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng Cụm kinh tế của các tổ chức thành viên năm 2024
14:14 | 09/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề hối hả vào vụ sản xuất phục vụ Tết
13:55 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề làm người tuyết bằng xốp trên phố cổ Hà Nội
13:53 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hà Nội: Làng nghề sinh vật cảnh Hồng Vân
13:52 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng quất cảnh lớn nhất miền Trung vào vụ Tết
10:58 Làng nghề, nghệ nhân
Ngoại thành Hà Nội ngập tràn sức sống mới
10:37 Tin tức
Bình Định: Giữ gìn di sản văn hóa phi vật thể của người Hrê
10:11 Văn hóa - Xã hội
Năm Ất Tỵ 2025 kể chuyện bài võ Xà quyền
10:10 Văn hóa - Xã hội
Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Hậu Lộc đạt chuẩn nông thôn mới
10:09 Tin tức